Triệu chứng bệnh bụi phổi

Nhà tôi gần nơi khai thác đá, gần đây, tôi thường bị khó thở, tức ngực. Xin hỏi có phải tôi mắc bệnh bụi phổi không, vì ở khu nhà tôi đã có có người mắc bệnh này?

thanhhoabinh@gmail.com

Triệu chứng bệnh bụi phổi

Ảnh minh họa

Bệnh bụi phổi là một trong nhóm bệnh lý phổi kẽ do hít phải một số loại bụi làm tổn thương phổi. Bệnh thường gặp phải ở nơi làm việc nên còn được gọi là bệnh phổi nghề nghiệp.

Đây là tình trạng tích tụ bụi bẩn trong nhiều năm trong phổi và tiến triển thành bệnh. Khi phổi của người bệnh không thể loại bỏ tất cả các hạt bụi này sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, có thể gây ra các mô sẹo. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất là: ho khan hoặc ho khạc đờm đen; có thể ho ra m.áu vào buổi sáng; cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực; khó thở, hụt hơi.

Bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với bụi đều có nguy cơ hít bụi vào phổi dẫn đến mắc bệnh. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác gồm: người thường xuyên hút t.huốc l.á; người tiếp xúc với bụi ở mức độ cao; người tiếp xúc với bụi trong thời gian dài.

Theo thư bạn kể thì không thể đ.ánh giá được liệu có mắc bệnh hay không. Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.

Xuyên Tết dùng “tim phổi nhân tạo” cứu bé 15 tháng uống nhầm dầu thắp đèn

Theo bác sĩ (BS) Bạch Văn Cam, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức Việt Nam, cố vấn của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) tuyệt đối không được gây nôn, móc họng cho ói khi trẻ uống nhầm xăng, dầu, vì chỉ làm cho tình trạng viêm phổi hít nặng thêm, đe dọa tính mạng.

Bệnh nhi là một b.é g.ái 15 tháng t.uổi, ngụ Đắk Lắk, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 lúc 15 giờ 20 phút ngày 7-2 , tức 26 Tết. Trước đó, bé uống nhầm chai dầu để ở bàn thờ, người mẹ vội móc họng cho ói, sau đó bé đừ, mệt thêm nên được đưa đến bệnh viện.

Triệu chứng bệnh bụi phổi

BS Bạch Văn Cam (trái) và BS Phạm Văn Quang kể lại ca bệnh, với hình ảnh phía sau chính là chai dầu bé uống – Ảnh: ANH THƯ

PGS-TS-BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết dầu này không có mùi, vị lạ nên bé uống tới 100 ml. Bé nhập viện trong tình trạng đừ, môi tái, oxy m.áu thấp, thở co kéo, phổi ran ẩm, được thở oxy, chụp X-quang phổi, ghi nhận tình trạng viêm phổi hít.

Triệu chứng bệnh bụi phổi

Bệnh nhi khi đang được chăm sóc tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Bé đã hồi phục rất tốt.

Sau vài giờ nhập viện, bé suy hô hấp nặng dần, được thở NCPAP nhưng không cải thiện, tổn thương phổi lan tỏa 2 bên, tím tái, phải chuyển sang thở máy, nhưng tiếp tục nặng thêm nên các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định thực hiện ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) ngay tối 9-2, tức 28 Tết. Do bé nhỏ t.uổi (15 tháng) và nhỏ ký (11 kg) nên việc đặt các ống thông mạch m.áu để chạy ECMO rất khó khăn. Tuy nhiên, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Ngoại khoa và Gây mê, kỹ thuật ECMO đã được thực hiện thành công chỉ sau 30 phút.

Như một phép màu, bệnh nhi đang tím tái, đe dọa tính mạng bỗng chợt hồng hào trở lại với các thông số sinh hiệu bắt đầu cải thiện tốt. Sau 9 ngày chạy ECMO, chức năng phổi của bệnh nhi đã được cải thiện tốt, bé được cai ECMO thành công vào ngày 18-2 vừa qua (mùng 7) và tiếp tục hồi phục nhanh chóng. “Đến sáng nay 23-2 bé đã ngồi mút kẹo, mọi người rất vui, dự tính đến thứ sáu (26-2) bé sẽ xuất viện” – BS Phạm Văn Quang nói.

Theo BS Bạch Văn Cam, Phó chủ tịch Hội Hồi sức Việt Nam, cố vấn khối Hồi sức – cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, dầu này chính là parafin, chính là thứ được dùng làm sáp nến. Dầu không màu nhưng có khi được cho thêm màu vàng, đỏ, khiến trẻ có thể lầm là nước ngọt. Dầu khi thắp không có mùi hôi, không khó nên ngày càng được ưa chuộng, song song đó là các ca ngộ độc dầu loại này ngày càng phổ biến trên thế giới.

Theo BS Phạm Văn Quang, viêm phổi hít do uống nhầm dầu là một tai nạn khá thường gặp trong gia đình do dầu thắp đèn đặt trong tầm tay, trong các vật dụng uống nước, dễ mở nắp như chai nước suối, ly, cốc … nên trẻ uống nhầm.

BS Bạch Văn Cam nhấn mạnh vấn đề chính đe dọa tính mạng bệnh nhân chính là tình trạng viêm phổi hít, là do hít phải chất bay hơi từ chất lỏng đó. “Ngộ độc parafin sẽ nặng thêm khi sơ cứu sai. Gây nôn chỉ làm bé hít phải nhiều chất bay hơi hơn, tình trạng viêm phổi càng nặng. Chỉ nên đặt bé nằm ở nơi thoáng, sau đó đưa bé nhập viện, cho dù bé chưa có triệu chứng hô hấp vì có khi triệu chứng chỉ xuất hiện sau 5-6 giờ. Các BV khi sơ cứu cho trẻ ngộ độc chất bay hơi cũng phải lưu ý không được rửa dạ dày vì các thao tác cũng gây nôn cho bệnh nhân, khiến viêm phổi nặng hơn. Chất này hấp thu qua đường tiêu hóa rất ít” – BS Phạm Văn Quang lưu ý.

“Cũng trong ngày đó có 1 em bé khác từ quận 8 cũng uống nhầm dầu này, màu trắng nhưng vì không bị móc họng cho ói nên đã hồi phục sau khi thở NCPAP, đã xuất viện từ lâu” – BS Phạm Văn Quang cho biết thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *