Viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng). Đa số bệnh viêm kết mạc là do vi khuẩn gây ra.
Trong khi đó, viêm kết mạc mùa xuân lại là một dạng viêm do dị ứng, thường xảy ra vào mùa xuân, thời điểm này hoa nở rộ và phấn hoa là nguyên nhân chính gây ra dị ứng. Bệnh thường xảy ra ở nam giơi tre, đặc biệt là từ 5-20 t.uổi (rất hiếm khi bệnh gặp ở người lớn t.uổi).
Nguyên nhân và cơ chế bệnh
Bệnh viêm kết mạc dị ứng xảy ra do phản ứng của cơ thể với dị nguyên, như phấn hoa, lông thú nuôi… Dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi xâm nhập cơ thể có các yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh ra các kháng thể và các phản ứng quá mẫn cảm, biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan.
Khi có dấu hiệu bất thường ở mắt, cân đi khám để điều trị kịp thời.
Bệnh xảy ra ở trên người có cơ địa dị ứng, nên bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân thường có thêm các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa… Khi bị dị ứng, mắt của người bệnh trở nên nhạy cảm quá mức với lông thú nuôi, bụi… được xem là chất vô hại đối với mắt người bình thường, nhưng đối với mắt bệnh, mắt sẽ tiết ra rất nhiều nước và dịch nhầy. Khi một vật lạ (hạt phấn hoa, bụi…) rơi vào mắt, kết hợp với một kháng thể làm vỡ một loại tế bào ở mắt được gọi là dưỡng bào, dưỡng bào này vỡ sẽ làm thoát ra các hoạt chất gây ngứa, đỏ, phù…
Bệnh nhân cảm thấy đau, ngứa mắt; đỏ mắt; cảm giác nóng rát trong mắt; chảy nước mắt thường xuyên; sưng mắt, mi mắt phù nề, chảy dịch nhầy trắng; nhạy cảm với ánh sáng; nhìn mờ.
iều trị viêm kết mạc mùa xuân
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân cần điều trị kiên trì. Có rất nhiều thuốc uống và thuốc nhỏ mắt đáp ứng rất tốt với bệnh viêm kết mạc mùa xuân, nhưng người bệnh không nên tự ý mua thuốc dùng mà cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Khi đi khám, người bệnh cần nêu rõ t.iền sử dị ứng của mình để bác sĩ có thể chẩn đoán về dị nguyên và kê thuốc phù hợp.
Bệnh hay tái phát, nhưng người bệnh không nên chủ quan tự sử dụng theo đơn thuốc cũ. Vì cùng một bệnh nhưng ở mỗi thời điểm có thể sẽ phải dùng những loại thuốc khác nhau tùy mức độ viêm. Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với dị nguyên để không tái phát bệnh.
Chú ý, việc dùng kéo dài một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh (ví dụ như thuốc có thành phần corticoid…) sẽ gây những tác dụng phụ ở mắt. Trường hợp bệnh nặng đã có biến chứng vào giác mạc, cần phải điều trị lâu dài và đúng cách dưới sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
Khi bị viêm kết mạc dị ứng, tránh day dụi mắt vì có thể khiến mắt bị viêm nặng hơn, thậm chí có thể gây xước giác mạc ảnh hưởng đến thị lực.
Khi có biểu hiện bệnh, cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh thê nao?
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân không thể tránh hoàn toàn được nhưng có thể phòng ngừa và hạn chế việc làm bùng phát bệnh bằng các lưu ý sau: Nếu có cơ địa dị ứng cần hạn chế tối đa tiếp xúc với dị nguyên có thể gây dị ứng . Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không đưa tay bẩn dụi lên mắt. Vệ sinh nhà cửa, vị trí làm việc sạch sẽ để hạn chế bụi. Không cắm, trồng quá nhiều hoa trong nhà, nhất là trong thời gian đang xảy ra dị ứng thì nên cách ly với phấn hoa. Nên đeo kính khi đi đường để hạn chế bụi bay vào mắt. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Viêm kết mạc mùa xuân gây ra nhiều khó khăn cho người bênh, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Do vậy việc điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ là cần thiết để làm giảm những khó chịu tại mắt, nhanh khỏi và tránh gây ra các biến chứng không đáng có.
Cách ứng phó với bệnh viêm da cơ địa trong mùa hanh khô
Với những người mắc bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc thì mùa đông với thời tiết hanh khô trở thành nỗi ám ảnh bởi đây là điều kiện lý tưởng cho bệnh tiến triển.
Để “chung sống hòa bình” với bệnh, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì điều quan trọng là chăm sóc đúng cách.
ThS-BS Hoàng Văn Tâm, BV Da liễu Trung ương cho biết, viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính ở các vị trí đặc biệt, có tính chất tái phát và có yếu tố gia đình. Đây là một bệnh lý thường gặp nhất ở t.rẻ e.m.
Về nguyên nhân gây bệnh, theo BS Tâm, đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng qua nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến 4 yếu tố: Gia đình – người thân trong gia đình có bệnh lý về cơ địa (viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm kết mạc mùa Xuân) hoặc bản thân trẻ có những bệnh lý về cơ địa; Có thể liên quan đến môi trường, xuất hiện nhiều hơn về mùa đông khi thời tiết hanh khô hoặc nặng hơn về mùa hè khi chúng ta ra quá nhiều mồ hôi hay ô nhiễm môi trường có chất thải có nguồn gốc từ dầu mỏ, bệnh lý về vi khuẩn đặc biệt tụ cầu vàng;
Do hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, ví dụ nền nhà có những viên gạch được ghép bởi xi măng, có thể lớp xi măng gắn kết giữa các tế bào bị phá hủy; Do quá trình viêm ở da quá mức, bình thường các tế bào viêm có tác dụng chống yếu tố ngoại lai nhưng phản ứng miễn dịch quá mức gây ra phản ứng viêm tại chỗ gây ra bệnh.
Viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây các n.hiễm t.rùng thứ phát do vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Viêm da cơ địa là bệnh không lây. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây các n.hiễm t.rùng thứ phát do vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Bệnh có biểu hiện điển hình là xuất hiện các mụn đỏ li ti thành từng đám ở má, cằm (với trẻ đang bú mẹ). Ở trẻ lớn hơn thì xuất hiện ở vùng nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, cổ tay, biểu hiện không phải mụn nước từng đám mà rác đỏ, dày sừng gây ngứa nhiều khiến trẻ thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, làm hàng rào da thêm tổn thương, n.hiễm t.rùng. Vì vậy, trẻ có thể ăn kém, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, vùng da có thể trở nên lichen hóa, có nghĩa dày và cứng và sẫm màu hơn.
Theo BS Tâm, có rất nhiều yếu tố có thể khởi phát đợt bệnh và làm trầm trọng bệnh. Khí hậu hanh khô làm cho da khô hơn nên các trẻ viêm da cơ địa thường nặng hơn về mùa đông và đỡ hơn về mùa hè. Sử dụng xà phòng, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa cũng làm bệnh nặng lên. Điều kiện vệ sinh kém, nhiễm khuẩn, thức ăn cũng là những yếu tố hay gặp khởi phát đợt cấp của viêm da cơ địa.
Để hạn chế những triệu chứng của bệnh, BS Tâm đưa ra lời khuyên, mọi người cần chăm sóc viêm da đều đặn, thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm, t.rẻ e.m dùng 100-200g/tuần; người lớn 3-500g/tuần. Việc dùng phải đủ, đúng, ít nhất 2 lần/ngày và dùng theo nhu cầu của bệnh nhân, da khô có thể dùng 3-5 lần/ngày. Đặc biệt, tốt nhất là dùng khi da còn ướt, sau tắm 5-10 phút sẽ đạt hiệu quả tối đa.
Trẻ bị bệnh viêm da cơ địa tắm bằng nước ấm vừa trong tối đa 10 phút. Nước quá nóng sẽ làm tổn thương thượng bì và tăng mất nước qua da. Không nên dùng sữa tắm có xà phòng và hạn chế các sữa tắm có hương thơm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ. Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng thấm khăn khô lên da cho khô, không lau mạnh hoặc chà xát. Sau đó, bôi ngay các sản phẩm dưỡng ẩm lên da.
Đồng thời, hạn chế tối đa yếu tố môi trường vào cơ thể. Lựa chọn quần áo cho đúng vì trẻ dễ bị dị ứng với các sản phẩm tiếp xúc như len lông cừu gây dị ứng, quần áo có nguồn gốc nilon khi mặc bí, khó thoát mồ hôi khiến tóat ra nhiều hơn, gây ngứa khiến trẻ gãi nhiều hơn.
Bên cạnh đó, trong chăm sóc tắm rửa cũng không nên sử dụng các loại lá vì có thể chứa thành phần làm da khô ráp gây gứa, bệnh nhân cào gãi nhiều làm bệnh nặng hơn. Hạn chế sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa làm cho da bị kích thích, bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, chú ý chế độ ăn, 2 loại thức ăn có bằng chứng rõ ràng nhất làm bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện triệu chứng là trứng gà, sữa bò, 1 số trẻ dị ứng tôm, cua, hải sản…, BS Tâm lưu ý.
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên tắc chính điều trị viêm da cơ địa là phục hồi hàng rào da, kiểm soát nhanh đợt cấp bằng thuốc chống viêm, duy trì tình trạng ổn định của bệnh bằng dưỡng ẩm.
Trong các đợt cấp, phụ huynh nên đưa con đến khám tại chuyên khoa da liễu, nhận định, chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh và có được phương án điều trị phù hợp.