Những năm gần đây hạt chia được chị em dùng nhiều vì có tác dụng giảm cân, đẹp da. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác dụng phụ.
Giá trị dinh dưỡng của hạt chia
Hạt chia thuộc loại cây họ bạc hà, tên khoa học là Salvia Hispanica. Hạt chia thông thường có màu đen tuyền hoặc trắng, đem ngâm với nước có thể nở hơn 10 lần trọng lượng lúc khô. Thoạt mới nhìn qua, chia nhìn giống hạt é. Hạt chia cung cấp một lượng chất dinh dưỡng dồi dào, phải kể đến lượng protein ‘khủng’ nhưng lại rất ít calories.
Cứ một khẩu phần hạt chia (khoảng 28g) chứa: 11g chất xơ, 4g protein, 9g chất béo (trong đó 5g là omega-3)
Canxi: 18% RDA (Recommended Dietary Allowance). Đây là lượng chất dinh dưỡng nhất định mà mỗi người bình thường cần phải dung nạp đủ để tránh những nguy cơ về thiếu hụt chất cho cơ thể.
Mangan: 30% RDA, Magie: 30% RDA, Phốt pho: 27% RDA
Hơn nữa, trong hạt chia còn chứa các loại vitamin B1, B2, B3 và Kali.
Đây có thể nói là lợi ích mà những người đang có nhu cầu giảm cân ưu ái chọn chia cho kế hoạch giảm cân hiệu quả của mình.
Hạt chia tốt nhưng không nên uống quá nhiều.
Không chỉ đơn giản là pha cùng nước để uống, hạt chia còn có thể chế biến với rất nhiều món ăn khác. Với mỗi bữa sáng, bạn có thể trộn hạt chia cùng sữa chua. Salad hạt chia, trứng chiên cùng hạt chia là những món không thể bỏ qua cho chế độ giảm cân hiệu quả cùng hạt chia.
Những nguy hiểm khi lạm dụng
Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần – Tổ chức y khoa VietMD tại Mỹ, hạt chia tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ nguy hiểm.
BS Wynn cho biết cách đây không lâu có 1 bệnh nhân đến gặp bác sĩ do tim đ.ập nhanh, hồi hộp hay gọi là rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân có bệnh này 1 thời gian, đã đi khám tim nhiều nơi nhưng không ra bệnh.
Khi bác sĩ tìm hiểu kỹ và khai thác t.iền sử ăn uống sinh hoạt bệnh nhân mới nói mỗi ngày uống hạt chia 3-4 lần. Khi điện tâm đồ không thấy bất thường nhưng xét nghiệm m.áu có một chỉ số m.áu bất thường đó là Kali m.áu tăng rất cao. Vì vậy, bác sĩ nghi ngờ uống hạt chia quá nhiều làm tăng Kali trong m.áu.
Một số trường hợp khi uống hạt chia quá nhiều thì hay xảy ra các tình trạng như đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,…. Các trường hợp này là do hạt chia chưa ngậm đủ nước nên khi vào cơ thể sẽ trương ra và gây khó chịu.
Vì vậy, BS Wynn nhấn mạnh khi uống gì, ăn gì cũng chỉ ăn vừa phải. Hạt chia rất dinh dưỡng, chứa nhiều khoáng chất. Có rất nhiều thứ hấp dẫn từ hạt chia nhưng không thể lạm dụng.
Hạt chia không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống 1 vài lần trong tháng. Dinh dưỡng rất tốt nhưng bất cứ cái gì cũng có thể ngộ độc. Ngay cả thực phẩm như tôm cua, hải sản ăn nhiều cũng bị bệnh gout, axit uric cao…
BS Wynn cho biết nhiều người quan niệm ăn ngon, ăn các siêu thực phẩm thể hiện đẳng cấp. Tuy nhiên, ở góc độ sức khỏe thì bác sĩ khuyến cáo ăn gì cũng chỉ ăn vừa phải, không ăn thể hiện đẳng cấp, điều kiện kinh tế gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cơ thể.
Mỗi khi ăn uống gì cần nhớ ngày nay ăn gì, ngày mai cơ thể bạn nhận được cái đó. Người dân thường nghe nói cái gì tốt bắt đầu mua về uống thật nhiều vì nghĩ nó bổ nhưng nếu ăn không có kiểm soát thì nhận được tác dụng phụ là chính.
Những người bị đột quỵ, huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa. Người bị dị ứng với bạc hà, hạt vừng, mù tạt, bệnh nhân đã và đang sử dụng chất làm loãng m.áu thì không nên sử dụng hạt chia.
Nếu uống hạt chia mà không biết lượng kali m.áu của mình đang cao thì sẽ gây ngộ độc rất nguy hiểm. BS Huynh Wynn cho rằng có thể thay hạt chia bằng quả chuối cũng tốt vì hàm lượng kali trong chuối bằng 1 nửa chia nhưng an toàn hơn sử dụng hạt chia.
Cứu 2 thai phụ mắc bệnh tim
Một phụ nữ mang thai ngoài tử cung và suy tim, người còn lại có nhịp tim lên đến 200 lần mỗi phút đã được các bác sĩ ở Cần Thơ cấp cứu thành công.
Ngày 22/2, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), cho biết đơn vị đã phẫu thuật thành công cho 2 sản phụ có bệnh lý tim mạch nặng.
Đó là chị T.T.C.T. (19 t.uổi, ở huyện Châu Thành, An Giang), được chẩn đoán thai ngoài tử cung bên phải, tăng áp động mạch phổi nặng, suy tim độ II, đau bụng, â.m đ.ạo ra huyết sậm, huyết áp thấp, t.iền sử bệnh tim (thông liên thất – hội chứng Eisenmenger).
Kết quả phẫu thuật cho thấy cạnh phải tử cung có một khối thai đường kính 3×3 cm đã vỡ. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô.
Bác sĩ thăm khám cho chị T. Ảnh: T.P.
Trường hợp còn lại là chị H.N.T.U. (27 t.uổi) mang thai 34 tuần. Người phụ nữ này không có t.iền sử bệnh lý tim mạch nhưng khi thai từ 19 tuần trở lên chị U. thường xuyên mệt nhiều, tim đ.ập nhanh, đ.ánh trống ngực tái phát nhiều lần.
Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân vào cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất với tần số 200 lần mỗi phút (cơn tái phát nhiều lần). May mắn, bác sĩ đã cấp cứu cắt cơn nhịp nhanh thành công.
Ngay sau khi cắt cơn nhịp nhanh, các bác sĩ quyết định mổ bắt thai để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Cuộc phẫu thuật thành công, b.é t.rai chào đời nặng 2,25 kg, khóc tốt, sức khỏe ổn định, được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ theo dõi, chăm sóc.
Đến chiều 22/2, chị U. tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, vết mổ khô. Con của sản phụ sức khỏe ổn định, bú tốt.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, bệnh nhân mắc hội chứng Eisenmenger có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như cơn thiếu oxy cấp tính, áp-xe não, thuyên tắc mạch, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí đe dọa tính mạng. Nguy cơ biến chứng và t.ử v.ong trong phẫu thuật của phụ nữ bị bệnh tăng áp động mạch phổi và hội chứng Eisenmenger là từ 25% trở lên.
Tình trạng nhịp nhanh kịch phát trên thất đã được chứng minh làm tăng nguy cơ t.ử v.ong của thai phụ. Ước tính tỷ lệ t.ử v.ong có thể lên đến 22/100.000 thai phụ theo nhiều công trình nghiên cứu.
Sức khỏe của chị U. đã ổn định. Ảnh: T.P.
Việc nhận diện và điều trị bệnh nền là ưu tiên đầu tiên. Mặc dù phần lớn các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất trong thai kì là lành tính và có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp điều trị thông thường. Vấn đề cần phải được lưu tâm là sức khỏe của thai nhi và ảnh hưởng có thể có đến quá trình chuyển dạ cũng như cho con bú sau này. Các ảnh hưởng lên huyết động học và tác dụng phụ của thuốc cần được đ.ánh giá cho cả mẹ và thai một cách toàn diện và tỉ mỉ.
Theo bác sĩ Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức của BVĐKTWCT, gây mê hồi sức cho các phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo vẫn là một thách thức với các bác sĩ gây mê hồi sức và các phẫu thuật viên, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch.
Khi sản phụ có bệnh tim mạch cần phẫu thuật, vai trò của việc gây mê là đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu hoặc phòng ngừa các biến chứng tim mạch có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị chu phẫu. Vấn đề chủ yếu là phải bảo đảm đủ độ mê nhưng không gây biến đổi huyết động lớn, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian phẫu thuật cũng như thoát mê và chăm sóc sau mổ.
Bên cạnh đó, việc theo dõi và điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật cũng rất quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua cuộc phẫu thuật thông qua đ.ánh giá lâm sàng và lựa chọn phương pháp phù hợp được thực hiện bởi sự phối hợp tốt đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch – gây mê – sản khoa nhiều kinh nghiệm.
“Tùy theo thương tổn tim mạch, mức độ nguy cơ và độ nặng của bệnh lý sẽ quyết định lựa chọn phương thức gây mê, theo dõi thích hợp cho mỗi bệnh nhân”, bác sĩ Đào chia sẻ.