Cháu bé 6 t.uổi nhiễm vi khuẩn “ăn t.hịt n.gười” sau khi bị gà mổ vào chân

Cháu P. bị gà mổ, gây ra vết thương ở ngón chân sau đó dẫn đến áp xe ở đùi. Những vết mổ của gà đã vô tình khiến vi khuẩn Burkholderia pseudomalei xâm nhập.

Ngày 25/2, tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ( Quảng Bình) cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhi bị sốt cao, viêm tấy bàn chân và đùi trái do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (hay còn gọi là khuẩn “ăn t.hịt n.gười”) gây nên. Bệnh nhi là cháu bé tên P. (SN 2005), trú thành phố Đồng Hới.

Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Hân, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho hay, sau một ngày nhập viện, tình trạng viêm tấy lan ra rất nhiều nơi trong cơ thể cháu P., sau đó tạo thành các ổ áp xe. Xác định đây là một ca bệnh nặng, phức tạp có thể nguy hiểm đến tính mạng nên ngay từ đầu, các bác sĩ đã lựa chọn kháng sinh thích hợp, đồng thời tích cực làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Cháu bé 6 t.uổi nhiễm vi khuẩn “ăn t.hịt n.gười” sau khi bị gà mổ vào chân

Cháu bé xuất hiện nhiều vết sưng tấy do mầm mống của vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.

Sau nhiều lần nuôi cấy các dịch trong cơ thể mới định danh được vi khuẩn gây bệnh chính là Burkholderia Pseudomallei. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị theo đúng phác đồ, qua hết giai đoạn tấn công của bệnh. Bệnh viện cũng đã hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Nhi Trung ương để chẩn đoán và phương pháp điều trị tiếp theo nhằm tránh tái phát và các biến chứng cho bệnh nhân.

Theo gia đình bệnh nhi, cháu P. trước đó bị gà mổ, gây ra vết thương ở ngón chân sau đó thì xuất hiện ổ áp xe ở đùi. Những vết mổ của gà vào cơ thể cháu đã vô tình giúp vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei xâm nhập.

Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cho trẻ và bệnh đã diễn tiến liên tục từ khi có ổ áp xe đầu tiên ở đùi. Với những trường hợp này, nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, coi thường những vết thương nhẹ ngoài da nhưng có dính đất cát, các vết bẩn do gia súc, gia cầm… sẽ trở thành môi trường phát triển lý tưởng của mầm bệnh.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng khôn lường, như: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, tổn thương phổi, phải cắt bỏ tứ chi… thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Đốt lửa sưởi ấm, một người t.ử v.ong vì bỏng nặng

Trong lúc đốt lửa sưởi ấm, một người phụ nữ 67 t.uổi đã bị lửa bén vào quần áo dẫn đến bỏng nặng. Dù được đưa đi cấp cứu tuy nhiên bệnh nhân đã không qua khỏi.

Chiều 10/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, mặc dù được các bác sĩ tích cực cấp cứu, tuy nhiên nữ bệnh nhân bị bỏng trong lúc đốt lửa sưởi ấm đã không qua khỏi vì quá nặng.

Bệnh nhân này là một người phụ nữ 67 t.uổi, trú tại xã An Ninh, huyện Quảng Ninh. Trước đó vào tối 9/1, bệnh nhân được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng bị bỏng nặng trên 90%, tiên lượng xấu.

Cháu bé 6 t.uổi nhiễm vi khuẩn “ăn t.hịt n.gười” sau khi bị gà mổ vào chân

Ảnh minh họa.

Theo người nhà bệnh nhân, do trời lạnh nên cả nhà đã đốt lửa sưởi ấm. Không ngờ lửa bốc cao, bệnh nhân lại ngồi sát nên ngọn lửa nhanh chóng bén vào áo quần. Phát hiện ra sự việc, chồng của bệnh nhân xông vào cứu và cũng bị bỏng nặng.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi đốt lửa sưởi ấm. Việc đốt củi, than để sưởi ấm rất dễ bị bỏng hoặc ngộ độc khí CO2.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *