Chuyên gia dinh dưỡng thực vật người Mỹ Stephanie Mantilla cho biết, một trong những thành phần bổ sung không tốt nhất cho sinh tố là nước ép trái cây.
Thông thường, chúng ta hay có xu hướng chế biến một ly sinh tố bằng cách thêm thắt một vài món khác như kem, sữa, đường… không những làm tăng sự đa dạng về mặt hình thức mà còn khiến chúng trở nên “đại bổ” hơn vì những thứ bổ dưỡng nếu đi chung với nhau thì sẽ càng thêm bổ dưỡng. Nhưng liệu làm như vậy có thật sự là tốt như chúng ta vẫn thường hay nghĩ?
Thêm nước ép trái cây
Chuyên gia dinh dưỡng thực vật người Mỹ Stephanie Mantilla cho biết, một trong những thành phần bổ sung không tốt nhất cho sinh tố là nước ép trái cây.
Nguyên do là nước ép trái cây không chứa chất xơ như trái cây nguyên quả trong khi đây lại là thành phần giúp ngăn cơ thể hấp thụ đường. Hơn nữa, một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều nước ép trái cây sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Dùng quá nhiều trái cây
Trái cây đã chứa sẵn đường tự nhiên, cho nên uống một ly sinh tố toàn trái cây dễ khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn đường. Jessica Meyers – một chuyên gia tư vấn sức khỏe chức năng – cho biết tình trạng đường huyết tăng vọt có liên quan đến chứng viêm, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, các vấn đề về nội tiết tố…
Do đó, thay vì chọn các loại trái ngọt để pha chế sinh tố, bạn nên ưu tiên các loại quả mọng (dâu tây, dâu tằm, việt quốc…) chứa hàm lượng đường thấp hơn. Ngoài ra, rau củ tươi cũng là thành phần mà bạn có thể thêm vào món sinh tố. Tiến sĩ Rand McClain, Giám đốc y tế của LCR Health, cho biết khác với trái cây, rau củ chứa lượng đường tự nhiên ít hơn rất nhiều nên là một lựa chọn lành mạnh thay thế cho các loại trái cây.
Làm ly sinh tố quá lớn
Sinh tố được xem là một thức uống lành mạnh, do đó nhiều người nghĩ có thể uống bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, không phải tất cả loại sinh tố đều có chứa lượng calo thấp. Có một số loại nước sinh tố thậm chí còn chứa nhiều calo hơn một bữa ăn toàn đồ ăn nhanh.
Nếu bạn muốn ăn nhẹ trước bữa ăn bằng một ly sinh tố cần cân nhắc số lượng trái cây cho vào để không ảnh hưởng đến bữa chính. Bạn có thể dùng một cốc sinh tố từ quả mọng, 3/4 cốc sữa chua Hy Lạp và một chút nước sẽ tạo ra món sinh tố nhẹ nhàng, ngon miệng.
Thêm quá nhiều hoặc quá ít protein
Chất đạm trong ly sinh tố rất quan trọng cho việc cung cấp năng lượng cũng như dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều protein hoặc quá ít có thể khiến bạn cảm thấy quá no hoặc quá đói. Protein thực vật dùng cho món sinh tố như các loại hạt, hoặc bột protein nếu bạn thích đơn giản.
Tiến sĩ dinh dưỡng Uma Naidoo cho biết món sinh tố lý tưởng cần kết hợp thêm protein (bổ trợ cơ bắp), chất xơ (nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột), chất béo lành mạnh (giàu chất chống ôxy hóa và chất kháng viêm) và folate có trong rau xanh (cung cấp nhiều vitamin và chất chống ôxy hóa để có sức khỏe tối ưu).
Sự kết hợp này còn giúp làm dịu chứng viêm và cung cấp nguồn năng lượng kéo dài, đồng thời duy trì cảm giác no trong nhiều giờ. Các chuyên gia cũng nhắc nhở người dùng nên chọn loại bột đạm chất lượng tốt và chứa nhiều dinh dưỡng để thêm vào món sinh tố của mình.
Thêm nhiều rau họ cải
Nhóm thực vật họ cải, bao gồm cả cải bắp, súp lơ hay cải xoăn… đều chứa nhiều thallium. Đây là một dạng kim loại nặng có nguy cơ gây hại cho cơ thể nếu tích tụ một lượng đủ lớn. Về cơ bản, nhóm rau cải vốn không chứa thallium. Sự hiện diện của kim loại nặng này chủ yếu xuất phát từ đất trồng.
Theo các nhà khoa học, đất trồng rau có tác động đáng kể đến hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong rau xanh. Tương tự nhóm khoáng chất có lợi như kali, natri… thì thallium cũng dễ dàng được thực vật hấp thụ từ đất, đặc biệt là ở nhóm rau cải. Điều này đồng nghĩa với việc những người có thói quen uống sinh tố rau và trái cây sẽ có khả năng hấp thu thallium ở nồng độ cao.
Những loại thực phẩm giúp giảm lượng đường trong m.áu
Bông cải xanh, bánh mì, cà chua, hải sản,… được các chuyên gia chỉ ra rằng là những thực phẩm giúp giảm lượng đường trong m.áu hiệu quả.
Cà chua
Theo các chuyên gia, cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong m.áu.
Đồng thời, môt vài nghiên cứu tìm thây vai trò của các chât chông ôxy hóa trong cà chua bảo vê thành mạch và thân- những cơ quan hay bị tôn thương do bênh tiêu đường.
Ngoài ra, cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiêm soát lượng đường trong m.áu.
Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên uống nước ép cà chua mỗi ngày bởi nước ép cà chua giúp cân bằng lượng đường trong m.áu, có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Chuyên gia cho rằng, cà chua có chứa lycopene, là một chất chống ô xy hóa mạnh mẽ, có khả năng hỗ trợ tuyến tụy sản xuất insulin, khống chế lượng đường trong cơ thể không vượt quá giới hạn cho phép.
Hải sản
Các nhà khoa học chứng minh, hải sản như động vật có vỏ và cá chứa nhiều protein, chất chống ô xy hóa, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất.
Vì trong hải sản có chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, đặc biệt là các loại cá béo như cá mòi và cá hồi, có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Hơn thế nữa, hải sản không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn kiểm soát lượng đường tăng đột biến sau bữa ăn, theo Times of India.
Súp lơ xanh có chứa chất có đặc tính làm giảm lượng đường trong m.áu.
Súp lơ xanh
Theo Healthline, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất bông cải xanh giàu sulforaphane có tác dụng chống đái tháo đường, giúp tăng cường độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong m.áu và các dấu hiệu của stress oxy hóa. Chất sulforaphane được coi là một loại isothiocyanate có đặc tính làm giảm lượng đường trong m.áu.
Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mầm bông cải xanh là nguồn glucosinolate tập trung như glucoraphanin. Chúng đã được chứng minh là giúp thúc đẩy độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong m.áu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi được bổ sung dưới dạng bột hoặc chiết xuất.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, việc tăng cường ăn các loại rau họ cải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bánh mì nguyên cám
Theo các chuyên gia, nhiều loại bánh mì có hàm lượng carbohydrate cao làm tăng nhanh lượng đường trong m.áu.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, riêng bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám hoặc lúa mạch đen Pumpernickel có chỉ số GI thấp, ở mức 55 hoặc ít hơn.
Các chuyên gia lí giải rằng, quá trình chế biến loại bỏ vỏ ngoài giàu chất xơ của hạt và ngũ cốc, trong khí chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp ổn định lượng đường trong m.áu. Còn các loại lúa mì, lúa mạch nguyên cám chỉ được xát dối, nghiền thô có chỉ số GI thấp hơn vì nguyên liệu được chế biến ít hơn.