‘Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ’, bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 t.uổi

Cá hồi, mỡ cá hồi rất dồi dào Omega 3, 6, 9, đặc biệt là DHA, EPA – những dưỡng chất vốn được mệnh danh là ‘dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ’.

‘Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ’, bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 t.uổi

Cá hồi, mỡ cá hồi rất dồi dào Omega 3, 6, 9, được mệnh danh là ‘dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ’.

“Gạch” xây não bộ

TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, cho biết 3 năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc về thể chất và não bộ, rất cần ăn uống đủ chất nhưng lúc này số lượng thực phẩm trẻ tiêu thụ lại rất ít.

“Vì thế, cha mẹ cần chú ý gia tăng chất lượng dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn của con.

Một trong những thực phẩm bổ dưỡng được khuyến nghị nên có trong suất ăn của trẻ là cá hồi, với lý do chính là mỡ cá hồi rất dồi dào Omega 3, 6, 9, đặc biệt là DHA, EPA – những dưỡng chất vốn được mệnh danh là “dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ”, TS. BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.

Theo đó, cứ 100 gram cá hồi nấu chín sẽ có chứa 500-1500 mg DHA và 300-1000 mg EPA. Đây là những dưỡng chất thuộc nhóm acid béo Omega 3 đặc biệt cần thiết cho quá trình sinh trưởng của tế bào thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng truyền – nhận tín hiệu của não bộ, giúp tăng khả năng học hỏi và tập trung.

“Là một trong những loại thực phẩm giàu acid béo Omega 3, cá hồi được sử dụng trong chế độ ăn của trẻ mắc chứng rối loạn tăng động, mất tập trung (ADHD), giúp cải thiện tình trạng của trẻ như trở nên bớt cáu kỉnh, nóng giận”, TS. BS Trương Hồng Sơn thông tin.

Ngoài ra, trong 3 năm đầu đời, ngoài chiếm 20% trọng lượng của não bộ thì DHA còn chiếm 93% trong tổng số các acid béo tại tế bào võng mạc. Thành phần DHA và các axit béo trong cá hồi giúp cải thiện sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực trong đó có bệnh thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa.

Một số các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng cá hồi là nguồn cung cấp dồi dào acid béo Omega 3 – chất có thể giúp giảm các tình trạng viêm trong cơ thể, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra trong cá hồi cũng có hàm lượng vitamin B và các vi chất thiết yếu như sắt, canxi, magie, kẽm, kali, photpho và đặc biệt là selen – vi chất này giúp tăng năng lượng, chức năng chuyển hóa của tuyến giáp và hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.

Ăn bao nhiêu cho vừa?

TS. BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo cá hồi là một loại thực phẩm nên có mặt trong khẩu phần ăn của trẻ vì nó có chứa nhiều vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ đăc biệt là trong 3 năm đầu đời.

“Mặc dù cá hồi rất bổ dưỡng, nhưng không thể cho trẻ ăn cá hồi hằng ngày bởi giá thành khá cao cũng như thực đơn lặp lại dễ gây nhàm chán cho trẻ, vì vậy các loại dầu đặc chế cho t.rẻ e.m có thành phần là dầu cá hồi là phương án được nhiều cha mẹ áp dụng.

Nói về liều lượng bổ sung, trước hết, nhu cầu chất béo ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều khác nhau. Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu chất béo càng cao để đáp ứng được quá trình tăng trưởng rất nhanh của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Do đó, việc cung cấp chất béo từ dầu cá hồi cũng cần tuân theo nguyên tắc này.

Cụ thể, trẻ dưới 6 tháng t.uổi đang bú mẹ không cần cung cấp thêm chất béo từ dầu cá hồi hay các nguồn nào khác do sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng chất béo cần thiết. Nhưng nếu vì một lý do đặc biệt phải nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế sữa mẹ, cần đảm bảo năng lượng chất béo tối thiểu đạt 40-60% tổng năng lượng cho lứa t.uổi này.

Với trẻ 6 tháng đến 2 t.uổi, tỷ lệ năng lượng từ chất béo cần đạt là 30-40%. Cha mẹ có thể dựa vào tỷ lệ này để tính ra lượng chất béo từ cá hồi và các thực phẩm khác để cung cấp cho con. Tỷ lệ ưu tiên nên là 70% chất béo từ động vật như cá hồi và 30% chất béo từ thực vật”, TS. BS Trương Hồng Sơn cho hay.

Giai đoạn 3 năm đầu đời, trẻ sẽ trải qua giai đoạn ăn dặm tập làm quen với các loại thực phẩm nên cha mẹ có thể kết hợp cho trẻ ăn thịt cá hồi kết hợp với dầu cá hồi hoặc các loại dầu đặc chế riêng cho trẻ để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng chất béo cần thiết.

Vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng khuyến cáo, khi chọn mua cá hồi, cha mẹ nên mua tại siêu thị hoặc cửa hàng uy tín để đảm bảo cá có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản tốt. Không chọn những miếng cá có màu sắc nhợt nhạt, chảy nước, mất độ đàn hồi. Nếu chọn cá hồi nguyên con, mẹ nên chọn cá có mắt trong, mang không bị thâm, bụng không có vùng thẫm màu.

“Trẻ cũng không nên ăn cá hồi sống, tái. Cá sống, tái không bổ hơn cá đã nấu chín mà còn tiềm ẩn nguy cơ chứa giun, sán và bị nhiễm khuẩn.

Khi chọn mua dầu cá hồi cho con, cha mẹ nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề dầu cá hồi phải là loại được đặc chế dành riêng cho trẻ – thường đã được xử lý mùi tanh và phối trộn thêm các loại dầu thực vật để đảm bảo trẻ được cấp nguồn chất béo đa dạng. Liều lượng bổ sung trong khoảng 5ml (tương đương 1 muỗng café) trộn trực tiếp vào chén cháo, bột của trẻ khi còn nóng, ngày dùng 2 lần (tương đương 10ml/ngày)”, TS. BS Trương Hồng Sơn cho hay.

Một học sinh bỗng nhiên bị mù, bị cho là do ảnh hưởng của bức xạ từ điện thoại di động?

Học sinh này dùng điện thoại di động nhiều trong một thời gian dài để học online, thế rồi một buổi sáng dậy thì bỗng nhiên mắt mờ dần và bị mù. Hiện nguyên nhân được cho là do bức xạ từ điện thoại di động.

Việc dùng điện thoại thông minh hằng ngày đã trở thành việc bình thường đối với rất nhiều người. Kể cả học sinh còn ít t.uổi cũng phải dùng điện thoại để học bài, tìm kiếm thông tin…

Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 tạo nên sự “bình thường mới”, thì rất nhiều học sinh lại học online là chủ yếu, thay vì đến lớp.

Và một sự việc rất tệ đã xảy ra: Indrianti Amran, một học sinh 10 t.uổi ở Gowa (Indonesia), mới đây đã bị mù, mà nguyên nhân được cho là do bức xạ từ điện thoại di động mà em ấy phải dùng để học qua mạng.

‘Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ’, bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 t.uổi

Việc học online đã trở thành bình thường từ đầu năm nay đến giờ. Ảnh: Erasmus.

Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 14/11, khi Indrianti đang chơi với bạn bè ở ngoài trời thì chợt thấy rất đau đầu. Mấy người bạn liền bảo cô bé về nhà nghỉ ngơi, và cô bé làm theo.

Sáng hôm sau, khi ngủ dậy, Indrianti bắt đầu mất dần thị lực ở mắt trái, rồi dần đến mắt phải. Bác sĩ nói rằng tình trạng của mắt trái của Indrianti là “rất nghiêm trọng”.

Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng mà Indrianti gặp phải. Mọi người chỉ cho rằng đó là do cô bé dùng điện thoại nhiều để học mà thôi.

‘Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ’, bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 t.uổi

Cô bé Indrianti bỗng nhiên bị mù. Ảnh: Fajar.

Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng nào, nhưng theo trang Cnet , thì ánh sáng xanh của điện thoại di động và laptop có thể làm giảm thị lực, đẩy nhanh sự thoái hóa điểm vàng, dẫn đến mù hoặc các bệnh khác về mắt.

Việc dùng điện thoại di động và laptop liên tục sẽ khiến mắt bạn mệt mỏi, thị lực giảm. Các cách để tránh những vấn đề nghiêm trọng này là:

– Dùng máy khoảng 20 phút lại nên nghỉ ít nhất 1-2 phút bằng cách nhìn hướng ra xa, hoặc nhắm mắt lại.

– Đặt laptop ở vị trí phù hợp, ngang hoặc dưới tầm mắt nhìn thẳng một chút, xa mắt vừa phải.

– Chớp mắt nhiều hoặc dùng các dung dịch nhỏ mắt phù hợp để giữ độ ẩm cho mắt.

‘Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ’, bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 t.uổi

Bạn nên dùng điện thoại, máy tính ở mức độ phù hợp để bảo vệ đôi mắt nhé.

Chưa có xác nhận chính thức nào về lý do khiến cô bé Indrianti bị mù, nên việc “đổ tội” cho điện thoại có thể là không hợp lý. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ chăm sóc đôi mắt của mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *