Ốc là một loại hải sản có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai ăn ốc cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số người không nên ăn ốc, các bạn nên tham khảo để phòng tránh nhé.
Ốc là một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ đa dạng về chủng loại, ốc còn được chế biến theo nhiều cách như rang muối, xào dừa, xào bơ cay, xào sả ớt… Bên cạnh việc là một món ăn ngon, ốc còn chứa nhiều loại dưỡng chất tốt cho cơ thể như đạm, canxi, vitamin như B2, PP, A… và nhiều khoáng chất.
Tuy bổ dưỡng là vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn ốc. Dưới đây là những người cần tuyệt đối tránh xa món ốc nếu không muốn gặp thêm các vấn đề sức khỏe.
1. Người mắc bệnh tiểu đường, thận, huyết áp cao
Ốc là thực phẩm có chứa nhiều natri và nếu ăn vào sẽ khiến bệnh tiểu đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, những người mắc những căn bệnh này nên hạn chế ăn ốc.
2. Người hay bị dị ứng
Người hay bị dị ứng khi ăn ốc sẽ dễ gặp những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, phù nề mặt, đau quặn bụng, tiêu chảy, khó thở… Chính vì thế, những người như vậy tuyệt đối không nên ăn ốc.
Nếu vẫn muốn ăn, chỉ nên ăn một lượng thật nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu thấy sau khi ăn vài phút hoặc vài giờ xuất hiện những triệu chứng như trên thi nên đi bênh viên gâp và từ đó nên tránh xa món ốc.
3. Những người bị ho hoặc hen suyễn
Nếu ăn ốc, những người bị ho hoặc bệnh hen suyễn bệnh tình sẽ càng nặng thêm. Vì vậy, nên tránh ăn món ăn này để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.
4. Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn ốc bởi đây là thực phẩm có tính hàn, ăn vào có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, với đặc tính là sống trong môi trường ao hồ chứa nhiều vật ký sinh là các loại giun sán nên nếu ốc không được sơ chế cũng như chế biến đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.
5. Người bị bệnh gout, viêm khớp
Ốc cũng là loạt thực phẩm không tốt cho những người bị gout, viêm khớp. Nếu cố tình ăn, người bệnh sẽ đau đớn và bệnh tình thêm nặng hơn.
Bí quyết quản lý cân nặng ngày lễ hội
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhiều người ‘bận rộn’ với kế hoạch nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè, gia đình: Tất niên, tân niên, rồi đến kế hoạch vui chơi mùa lễ hội…
Với những bữa ăn nhậu dày đặc, linh đình, không ít người sau đó lại phải lên kế hoạch giảm cân một cách khổ sở. Nhưng cũng có không ít người vì quá lo sợ tăng cân nên không dám ăn nên lại bị giảm cân, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguy cơ tăng cân
Nguy cơ mắc bệnh mùa lễ hội thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không điều độ, mất cân đối, ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đạm; ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, sử dụng rượu bia triền miên và ăn ít rau củ quả… Hậu quả của chế độ ăn này là làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, gia tăng nguy cơ tái phát các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, gout…
Vì sao vào ngày lễ hội chúng ta khó tránh khỏi chế độ ăn uống sinh hoạt mất cân bằng và dẫn đến nguy cơ bệnh tật? Đó là do đặc điểm của ngày lễ hội chúng ta thường tích trữ nhiều thực phẩm, ăn uống quá nhiều chất, thức ăn lưu cữu lâu không còn tươi ngon… Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng thừa thãi thì việc tập luyện lại giảm.
Thực phẩm trong ngày tết nhiều món cổ truyền: Bánh chưng, giò, nem, chả, thịt hun khói, thịt gà, các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao… Do ăn nhiều loại thực phẩm này kéo dài trong những ngày lễ tết dễ dẫn đến tăng cân.
Bữa cỗ truyền thống ngày lễ tết có nhiều món giàu chất dẫn đến tăng cân.
Trong mỗi gia đình dịp lễ tết đều chuẩn bị nhiều thức ăn mong muốn được mời khách. Tuy nhiên mỗi người cần cân đối lượng thức ăn mình ăn vào và gia chủ cũng không nên “ép” khách ăn để tránh việc ăn quá mức cần thiết.
Và giảm cân
Thực tế ngoài sự tăng cân sau dịp lễ tết, cũng có rất nhiều người bị giảm cân.
Đó là những người già, t.rẻ e.m do chế độ ăn uống sinh hoạt bị đảo lộn, khiến ăn không ngon miệng, ngủ không đủ giấc. Hoặc t.rẻ e.m do trong nhà sẵn bánh kẹo nên ăn nhiều và đến bữa không muốn ăn thực phẩm khác. Việc ăn lại thức ăn lưu cữu cũng khiến người già và t.rẻ e.m dễ bị rối loạn tiêu hóa… dẫn đến giảm cân. Do đó, đối với người cao t.uổi và t.rẻ e.m, thì người chăm sóc cần lưu ý đến nếp sống sinh hoạt hàng ngày để làm sao trong những ngày lễ tết cũng không bị quá xáo trộn so với ngày thường.
Ngoài ra, một số chị em vì quá lo lắng sợ tăng cân trong những ngày lễ hội nên thực hiện chế độ ăn một cách khắt khe. Điều đó cũng không mang lại lợi ích, vì vừa mất đi niềm vui của ngày hội vừa bị mệt mỏi do thiếu chất. Khi ăn kiêng khem quá mức và hoạt động vui chơi nhiều có thể dẫn đến tình trạng cáu gắt, tinh thần uể oải… Đây là do cơ thể đang thiếu hụt chất béo, carbonhydrat… Việc cố gắng loại bỏ những món ăn hấp dẫn, mỗi ngày phải đo lượng calo nạp vào cơ thể cũng dẫn đến tâm lý stress, không muốn chuẩn bị bữa ăn… Với áp lực việc giữ cân hoặc giảm cân ngày lễ hội như vậy khiến tinh thần dễ bị sa sút.
Việc giảm cân mùa lễ hội quả là một thách thức: Ăn thì sợ tăng cân, không ăn thì bị stress. Nhưng chúng ta cần cân bằng giữa các loại thức ăn, bởi nếu không ăn uống cân bằng, ăn quá ít chất béo, loại bỏ tinh bột và tăng cường protein và rau củ cũng không phải là lựa chọn hợp lý nhất. Chẳng hạn khi loại bỏ tinh bột, cơ thể sẽ thiếu năng lượng, não hoạt động kém… và chỉ sau một thời gian cơ thể sẽ thấy thèm tinh bột và thúc đẩy chúng ta ăn nhiều hơn. Ngoài ra chế độ ăn kiêng khem không lành mạnh còn khiến cơ thể gặp rắc rối ở đường tiêu hóa, giảm sức đề kháng dễ bị dịch bệnh tấn công.
Do đó, với người mong muốn giảm cân, thì đó là một kế hoạch lâu dài và cần duy trì bền vững với chế độ ăn lành mạnh. Không nên quá hà khắc với bản thân chỉ trong những ngày lễ hội, để sau đó việc thèm ăn trỗi dậy và việc giảm cân hoàn toàn thất bại.
Nên chuẩn bị nhiều thực phẩm lành mạnh trong ngày lễ tết.
Những mẹo nhỏ ăn uống đảm bảo sức khỏe ngày tết
Trước khi ăn tiệc, nên ăn một bát rau củ để thấy bụng đã “hơi” no và hạn chế được việc nạp nhiều thực phẩm sau đó. Nên ăn lượng nhỏ và giảm tối đa tốc độ ăn uống, nên nhai kỹ, nhâm nhi chút rượu vang và nói chuyện nhiều hơn để vẫn có thể kéo dài bữa ăn mà lượng thức ăn nạp vào không bị thừa. Luôn uống đủ nước mỗi ngày và cố gắng tập thể dục nhẹ, như đi bộ, chạy bộ hay tập yoga để giúp vận chuyển oxy đến hệ tiêu hóa và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể nhanh hơn.
Trong những bữa tiệc thường chuẩn bị thức ăn ngon và cũng rất giàu calo. Vì vậy, nên để tâm trí tỉnh táo để không bị cám dỗ với bữa ăn hấp dẫn này. Nên chú ý đến thức ăn giàu đạm như thịt nạc, đậu… Đạm giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và ngăn tích tụ chất béo, do đó ngăn ngừa sự tăng cân quá mức. Trong khi đó cũng cần tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như rau xanh để cân bằng dinh dưỡng và giúp giữ cơ thể không bị tăng cân.
Làm bà nội trợ khôn ngoan bằng cách cắt giảm rượu trong bữa tiệc, chuẩn bị thực phẩm lành mạnh, thay các món chiên, xào, nướng, thực phẩm chế biến sẵn bằng các món hấp, luộc, hạn chế các món nhiều đường, muối… Uống nước trái cây thay cho đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai.
Thu xếp thời gian nghỉ ngơi ngoài các sự kiện và các bữa tiệc tham dự. Khi cơ thể không nghỉ ngơi đầy đủ, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại, gây ra tăng cân.
Ngày lễ hội có thể gây căng thẳng cho nhiều người với việc nấu ăn, phải suy nghĩ về quà tặng cho gia đình, phải sắp xếp công việc trước và sau ngày lễ… Stress có thể giải phóng một loại hormon cortisol trong cơ thể gây tăng cân. Vì vậy, cần tránh bị căng thẳng càng nhiều càng tốt.
Thực phẩm trong ngày tết nhiều món cổ truyền: Bánh chưng, giò, nem, chả, thịt hun khói, thịt gà, các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao… Do ăn nhiều loại thực phẩm này kéo dài trong những ngày lễ tết dễ dẫn đến tăng cân.