Vậy loại thực phẩm nào cần phải chần qua trước khi nấu? Đó là câu hỏi không phải gia đình nào cũng trả lời đúng.
Chần là cách sơ chế phổ biến nhất trong quá trình nấu ăn. Thông qua việc chần, thực phẩm có thể phần nào loại bỏ được axit oxalic, dư lượng thuốc trừ sâu, nitrit và các chất độc hại khác. Đồng thời cũng có thể tối đa hóa việc giữ lại dinh dưỡng của thực phẩm, duy trì màu sắc của thực phẩm và cải thiện mùi vị món ăn.
Vậy loại thực phẩm nào cần phải chần qua trước khi nấu? Đó là câu hỏi không phải gia đình nào cũng trả lời đúng.
Các chuyên gia sức khỏe trên tờ QQ và Newtoday mới đây đã liệt kê 5 loại thực phẩm cần chần qua nước sôi, chắt bỏ nước trước khi thực hiện các phương pháp nấu chín khác như xào, nướng, luộc. Đây đều là những món mà người Việt làm chưa đúng.
1. Các loại rau có nhiều oxalic: Rau muống, rau dền, mồng tơi…
Cải bó xôi, rau muống, rau dền, mồng tơi, cần tây, mầm tỏi, cải cúc, cải thảo… là những loại rau được chứng minh là chứa nhiều axit oxalic nhất. Sau khi đi vào cơ thể, chất này phản ứng với canxi và tạo nên canxi oxalat không hòa tan. Từ đó làm giảm khả năng hấp thụ canxi, đồng thời tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Điều đáng mừng là axit oxalic trong rau dễ hòa tan trong nước, vì vậy việc chần rau trong nước nóng có thể làm giảm lượng oxalic đáng kể.
Cách thực hiện: Đun sôi nước rồi chần qua rau cho đến khi rau chuyển màu, quá trình này mất khoảng 1 phút. Không nên đun quá lâu vì sẽ phá hủy hết vitamin, đặc biệt là vitamin B.
2. Các loại rau giàu nitrat: Rau bina, cải xoắn, củ dền, khoai tây
Các loại rau giàu nitrat là rau bina, cải xoắn, củ dền, khoai tây, cải cúc…
Các loại rau tươi thông thường không có hàm lượng nitrit cao, nhưng trong quá trình bảo quản, nitrat trong rau có thể chuyển hóa thành nitrit. Khi đi vào cơ thể, nitrit có thể phản ứng với protein và tạo thành chất gây ung thư là nitrosamine.
May mắn thay, giống như axit oxalic, nitrat và nitrit cũng hòa tan trong nước và việc chần nước sôi trước khi nấu chín cũng có thể thúc đẩy quá trình hòa tan của chúng.
3. Loại rau khó rửa sạch: Súp lơ
Súp lơ rất ngon và giàu dinh dưỡng nhưng điều khiến các gia đình còn phân vân khi lựa chọn đó là quá trình rửa súp lơ không hề dễ dàng. Bề mặt súp lơ có nhiều lỗ li ti, có thể chứa nhiều bụi bẩn, các loại thuốc bảo vệ thực vật, hay thậm chí chứa những con bọ nhỏ.
Việc chần súp lơ qua nước sôi vừa giúp loại bỏ chất bẩn, vừa giúp chúng chín nhanh hơn, giòn hơn, và giữ được màu xanh tự nhiên sau khi xào.
Mẹo rửa sạch súp lơ : Cắt súp lơ thành những miếng nhỏ và cắt theo các nhánh ở phần dưới thân cây. Ngâm trong nước muối loãng để khử trùng, rồi thêm một thìa nhỏ baking soda vào, khuấy đều và ngâm súp lơ khoảng 5 phút. Sau khi ngâm khoảng 5 phút, lấy súp lơ ra và rửa lại với nước sạch khoảng 2-3 lần.
4. Các loại thịt, xương
Các miếng thịt lớn, chẳng hạn như miếng ức gà, chân gà, cánh gà, xương lợn… nên được chần qua một lượt nước trong vòng 2-5 phút rồi vớt ra, rửa sạch bằng nước lạnh, rồi mới đem nấu canh hay chiên, nướng.
Khi được chần qua nước nóng, protein trong thịt và xương sẽ đông lại, các vết m.áu và các chất có mùi dễ thoát ra ngoài, giúp món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
5. Các loại măng
Trong măng có độc tố cyanide, độc tố này khi đi qua đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng cyanide chỉ còn khoảng 9mg trong mỗi kg. Để tránh bị ngộ độc, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần. Nếu như bạn không luộc qua nước sôi thì dễ bị ngộ độc, thậm chí có thể gây t.ử v.ong.
Lưu ý:
Nếu chần rau thì nên bỏ thêm chút muối, cho vài giọt dầu ăn để rau trở nên xanh, bóng hơn. Nước chần rau đun với lửa lớn. Trong quá trình chần không được đậy nắp kín, nên đổ nước ngập rau.
Vớt ra ngay khi rau vừa chín rồi xả sơ qua nước lạnh để giảm nhiệt độ, tránh trường hợp ngâm rau trong nồi lâu sẽ khiến rau bị chín quá.
Bà nội trợ 9x mách nước cách trữ đông thực phẩm, để cả tuần vẫn tươi nhờ 1 nguyên tắc bất di bất dịch
Rau củ quả, tôm cua thịt cá… chị Loan Trần đều có thể bảo quản cả tuần vẫn tươi ngon như mới.
Việc mua sẵn thực phẩm số lượng lớn và trữ đông trong tủ lạnh không chỉ giúp chị em tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giảm chi phí đi đáng kể. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh một khoảng thời gian dài vẫn đảm bảo được độ tươi ngon là vấn đề khiến nhiều bà nội trợ đau đầu.
Chị Loan Trần đang kinh doanh tự do tại nhà nhưng cũng rất bận rộn. Ngoài ra, thời gian này đang dịch nên mỗi lần đi chợ bà mẹ 1 con sẽ tiện mua đồ cho cả tuần.
Gia đình nhỏ của chị Loan Trần.
Sau 1 thời gian dài tham khảo trên mạng cũng như tự bảo quản, chị Loan Trần đã dắt túi một số kinh nghiệm trữ đông thực phẩm trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn không hỏng. Và nguyên tắc bất di bất dịch giúp thực phẩm đảm bảo độ tươi ngon đó là phải sơ chế ngay trước khi bỏ vào tủ. Dù công đoạn này cũng khá tốn thời gian nhưng chị Loan Trần không bao giờ làm qua quýt, ngược lại rất tỉ mỉ, cẩn thận.
“Mình khá là bận rộn. Lại đang mùa dịch nên hay có thói quen đi chợ 1 lần ăn cả tuần. Mỗi lần mua đồ về mình sẽ bảo quản được cả tuần. Với rau, mình sơ chế qua, nhặt bỏ lá úa, bỏ rễ. Mọi người lưu ý không rửa nhé! Trữ trong hộp chuyên dụng cho ngăn mát. Thịt cá tôm, làm sạch, rửa sạch, để ráo nước, trữ trong hộp chuyên cho ngăn đông. Khi ăn thì ngày hôm trước cần bỏ từ ngăn đông sang ngăn mát rã đông” – chị Loan Trần cho biết.
Rau chị Loan Trần sẽ sơ chế sạch sẽ, không rửa rồi cho vào túi hoặc hộp kín, bỏ ngăn mát.
Đây là ngăn mát bà mẹ 1 con chuyên dùng trữ hoa quả để ép.
Với thịt cá, bà nội trợ này sẽ chia thành từng bữa. Tới bữa, chỉ cần bỏ ra từng hộp rã đông sẽ thuận tiện, dễ dàng. Đặc biệt, hộp chị Loan Trần sử dụng trữ đồ ăn không bị dính, lấy ra rất dễ.
Tôm cũng được chị Loan Trần sơ chế, rửa sạch. Lưu ý nên để ráo nước mới cho vào hộp trữ đông. Khi bỏ ngăn đá khoảng 1h, có thể lấy hộp ra xóc đều. Như vậy tôm không bị dính, ăn con nào lấy con đó.
Đây là nem trước Tết. Chị Loan Trần làm số lượng lớn, bỏ vào tủ trữ đông cho mấy ngày Tết. Lúc nào ăn bỏ nồi chiên không dầu rã đông 75-80 độ, 15 phút. Sau đó chiên 200 độ 15 phút là giòn tan. Chị Loan Trần cho biết thêm, chị đã cho dầu ăn vào nhân khô từ khi gói. Do đó, khi chiên trong nồi chiên không dầu không cần quét lớp dầu ăn nem vẫn giòn.
Cá hồi cũng tương tự tôm. Bà nội trợ Hòa Bình cũng sơ chế trước, cắt miếng vừa ăn rồi mới bỏ vào tủ.
Riêng các loại hoa quả cho con trai, chị Loan Trần sẽ bỏ vào hộp riêng. Cách sơ chế cũng là làm sạch, để ráo. Lưu ý hầu hết các loại trái cây không nên ngắt bỏ cuống xanh sẽ bảo quản được lâu hơn.
Bún, phở tươi tự làm mà ăn không hết chị Loan Trần cũng cho vào cấp đông. Bữa sau mang ra luộc bún, phở vẫn dai ngon.
Ảnh bên trái chị Loan trữ hộp nhỏ. Một phần ngăn đông (ảnh phải) bà nội trợ 9x đặt hộp lớn.
Chị Loan Trần hiện 31 t.uổi, đang sinh sống tại Hòa Bình. Chị là người yêu thích việc bếp núc, luôn cố gắng tranh thủ vào bếp để chồng con có bữa ăn ngon miệng, đảm bảo.
Chân dung bà nội trợ dày dạn kinh nghiệm nấu nướng, bảo quản đồ ăn.
Sau nhiều lần khoe món ăn tự làm, chị Loan cũng mách nước cách trữ đông thực phẩm trong cả tuần. Chia sẻ này của bà mẹ trẻ nhận được nhiều lượt quan tâm, đ.ánh giá cao. Đông đảo chị em nội trợ khác cho biết sẽ lưu lại những lưu ý này khi cần bảo quản thực phẩm.