Ngủ không ngon, luôn kiệt sức, dễ bị chấn thương hay hệ miễn dịch suy giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức.
Hiệu suất giảm: Không ai có thể biết rõ tập thể dục bao nhiêu được coi là quá nhiều. Nhưng một trong những dấu hiệu chính để nhận biết là giảm hiệu suất, sức chịu đựng kém hơn bình thường. Nếu không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi, lượng hormone thay đổi có thể gây vấn đề với cơ bắp. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng cơ, giảm hiệu suất và thậm chí tăng nguy cơ chấn thương. Ảnh: Thehealthy.
Bạn luôn kiệt sức: Theo Huffington Post, tập luyện có thể khiến bạn tạm thời mệt mỏi. Nhưng theo quy luật, việc tập luyện sẽ mang lại cho bạn nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày. Nếu bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải hơn là tràn đầy năng lượng, đó là lúc bạn nên giảm thời gian tập thể dục. Ảnh: Self.
Đau nhức cơ nặng: Đau nhức kéo dài nhiều ngày là dấu hiệu cho thấy bạn nên tập luyện nhẹ nhàng hơn. Đau nhức cơ sau khi tập thể dục có thể là bình thường, nhưng cảm giác đau nghiêm trọng, đến mức bạn không thể duỗi thẳng cánh tay, có thể là dấu hiệu của việc tập luyện quá sức. Ảnh: Clevelandclinic.
Bạn dễ bị thương: Theo Hiệp hội Y học Thể thao Chỉnh hình Mỹ, đầu gối đau nhức, vai gáy và đau thắt lưng có thể xảy ra khi tập luyện quá nhiều. Đó là dấu hiệu cơ thể không đủ thời gian để phục hồi, điều này có thể làm căng cơ và khớp. Bạn nên nhớ phục hồi và nghỉ ngơi hợp lý là chìa khóa để ngăn ngừa chấn thương. Ảnh: Thelist.
Hệ miễn dịch bị suy giảm: Nếu bạn cảm thấy mình bị ốm thường xuyên hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tập luyện quá nhiều. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tập thể dục vừa phải có thể làm thay đổi tích cực trong hệ thống miễn dịch. Ngược lại, cũng có bằng chứng cho thấy tập thể dục cường độ cao quá nhiều có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Ảnh: Womenshealthmag.
Ngủ không ngon: Trong khi tập thể dục thường xuyên có thể giúp thúc đẩy một giấc ngủ ngon, tập quá mức có thể gây tác dụng ngược lại. Nó gây ra phản ứng căng thẳng trong cơ thể, làm tăng mức độ hormone cortisol và adrenaline. Chúng có thể gây rối loạn chu kỳ ngủ – thức, khiến bạn khó ngủ. Ảnh: Besthealthmag.
Nhạy cảm về cảm xúc: Theo tạp chí Health, nếu bạn thấy lo lắng, giảm tập trung, cáu kỉnh nhiều hơn bình thường, đã đến lúc đ.ánh giá lại chế độ tập luyện của mình. Hoạt động thể chất có thể cải thiện tâm trạng nhưng tập quá sức dễ dẫn đến kiệt sức, tâm lý khó chịu, khiến bạn thiếu động lực tập luyện. Trên thực tế, những thay đổi trong tâm trạng có thể là dấu hiệu ban đầu của việc tập luyện quá sức, trước khi xuất hiện triệu chứng về thể chất. Ảnh: Insider.
Tập yoga vào thời điểm nào là đúng nhất?
Yoga không giống như những môn thể thao khác yêu cầu tốc độ và sức mạnh, mà lại nhẹ nhàng, thư thái rất có lợi với sức khỏe người tập. Vậy những thời điểm nào tập yoga là thích hợp nhất?
Thực tế, không có thời điểm nào được coi là đúng hay sai để tập yoga. Rất khó để đ.ánh giá được tập yoga vào thời điểm nào là tốt hơn với bạn bởi mỗi thời điểm tập sẽ mang lại những lợi ích riêng.
Do vậy bạn có thể tập yoga bất cứ khi nào rảnh rỗi. Sáng và tối là những thời điểm tập yoga trong ngày được nhiều người tập lựa chọn nhất.
Tập yoga vào buổi sáng
Giúp khả năng vận động cho ngày đó được tối ưu: Đây là thời điểm tăng cường sự linh hoạt cho các khớp xương và sức mạnh cho cơ bắp. Cơ thể bạn sẽ được tối ưu sự linh hoạt trong suốt cả ngày.
Tăng cường trao đổi chất: Theo nhiều nghiên cứu, tập yoga mang lại hiệu quả cao hơn so với tập thể dục buổi sáng thông thường trong việc kích thích sự trao đổi chất và thúc đẩy tiêu hóa; giảm lượng đường trong m.áu.
Đảm bảo sự thoải mái về tinh thần: Tập yoga buổi sáng giúp giảm sự lo lắng và mức độ căng thẳng trong suốt cả ngày.
Tuy nhiên, tập yoga buổi sáng cũng có một vài nhược điểm. Ở thời điểm này, các khớp và cơ bắp của bạn có thể bị căng cứng, do đó tính linh hoạt có thể bị hạn chế.
Yoga nên được luyện tập khi bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực. Nhưng buổi sáng lại không thích hợp cho “cú đêm” vì họ khó có thể dạy sớm, hoặc nếu dạy sớm thì thường rất mệt mỏi.
Thời điểm tập Yoga thích hợp nhất tùy thuộc thời gian biểu mà bạn có thể sắp xếp hợp lý. Ảnh đồ họa: P.Công
Tập Yoga vào buổi tối
Tập yoga vào buổi tối là thời điểm những người bận rộn, có ít thời gian riêng tư lựa chọn. Do đó, những bài tập yoga buổi tối vô cùng có lợi để giải tỏa tâm lý sau 1 ngày làm việc mệt mỏi.
Cơ bắp được làm ấm: Bạn sẽ được thư giãn, giảm bớt căng thẳng hoặc đau nhức cơ bắp khi tập yoga vào buổi tối.
Tăng cường năng lượng: Các bài tập buổi tối sẽ giúp tăng thêm năng lượng.
Hỗ trợ tiêu hóa: Yoga có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt tốt. Khi tập buổi tối, nó giúp hệ tiêu hóa đồng hóa thực phẩm đã sử dụng trong ngày, khiến việc tiêu hóa thuận lợi và dễ hơn; giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chuột rút dạ dày,…
Thư giãn và cải thiện giấc ngủ: Bạn sẽ thoải mái và tập trung hơn khi tập yoga vào buổi tối, điều này cho phép bạn thực hiện tốt bất kỳ loại tư thế nào. Đồng thời, nó còn giúp hạn chế rối loạn trong giấc ngủ, khiến bạn ngủ ngon hơn và ít bị mất ngủ.
Tuy nhiên, nhược điểm của tập yoga buổi tối với cường độ cao là thói quen ngủ của bạn sẽ dễ bị phá vỡ. Bạn có thể cảm thấy hơi khó khăn để bắt đầu ngủ.
Việc tập yoga vào buổi tối cũng có thể làm cho tâm trí bạn hiếu động và nghĩ nhiều hơn về những thứ khác thay vì tập trung vào hơi thở của mình.