Bốn bệnh thường gặp ở lưỡi

Viêm lưỡi, viêm lưỡi giữa hình thoi, lưỡi bản đồ, thiếu m.áu thiếu sắt ác tính là bốn bệnh lý thường gặp ở lưỡi.

Bốn bệnh thường gặp ở lưỡi

Ảnh minh họa

Bác sĩ Trần Thị Hoàng Mai, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết lưỡi là một cơ quan phức tạp liên quan đến chức năng phát âm, nhai, nuốt cũng như vị giác. Khoang miệng cùng với lưỡi là vị trí dễ xảy ra các tổn thương do tân sinh (tế bào phát triển bất thường), các tình trạng phản ứng, n.hiễm t.rùng và là dấu hiệu của bệnh toàn thân.

“Các tổn thương màu trắng và đỏ là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý thường gặp ở lưỡi”, bác sĩ Mai nói.

Viêm lưỡi: Là chỉ tình trạng lưỡi đỏ, nhẵn và đau. Tuy nhiên, không phải lúc nào ba dấu hiệu này cũng xuất hiện cùng lúc. Viêm lưỡi có thể do tình trạng tại chỗ của lưỡi như nhiễm nấm (viêm lưỡi giữa hình thoi, nhiễm nấm Candida dạng teo) hoặc một số tình trạng toàn thân, như thiếu m.áu, thiếu vitamin nhóm B (đặc biệt là B12).

Viêm lưỡi do thiếu m.áu thiếu sắt và thiếu m.áu ác tính (pernicious anaemia): Thiếu m.áu, thiếu sắt là nguyên nhân chính của viêm lưỡi. Lưỡi thường teo, nhẵn, đỏ, thường xảy ra ở nữ. Thiếu m.áu, thiếu sắt là phổ biến với biểu hiện sớm là teo gai chỉ và gai nấm.

Teo lưỡi có thể bắt đầu ở đầu lưỡi và bờ lưỡi, sau lan rộng toàn bộ bề mặt lưỡi. Ngoài ra, bệnh nhân có thêm triệu chứng da khô, tóc xơ xác, chẻ ngọn, dễ gãy; móng tay chân lõm, có sọc. Xét nghiệm m.áu cũng cho thấy rõ tình trạng thiếu m.áu, thiếu sắt.

Viêm lưỡi giữa hình thoi: Đây là dạng đặc biệt của nhiễm nấm Candida, đặc trưng bởi mảng teo đỏ ngay đường giữa lưỡi, ở chỗ nối hai phần ba trước và mộ phần ba sau lưỡi. Viêm lưỡi giữa hình thoi gặp ở người lớn và thường không có triệu chứng, số ít cảm thấy đau hoặc loét lưỡi.

Viêm lưỡi giữa hình thoi biểu hiện là vùng có nhú đỏ hoặc hồng, có khi trắng. Các tổn thương thường phẳng và hơi lõm. Trong một số trường hợp có nốt sần và tăng sản biểu mô. Bệnh có thể điều trị với thuốc kháng nấm tại chỗ.

Lưỡi bản đồ (viêm lưỡi di cư lành tính): Đặc trưng bởi sự mất biểu mô là gai chỉ, một số trường hợp bệnh chưa rõ nguyên nhân. Biểu hiện là các vùng m.áu đỏ không đều được bao quanh bởi các dải gai chỉ màu trắng hơi nhô. Màu đỏ thể hiện sự teo các gai chỉ. Đa số bệnh nhân không triệu chứng. Tuy nhiên một số trường hợp có cảm giác đau, nóng rát, nhạy cảm với thức ăn, giảm vị giác tại vùng teo gai chỉ.

Các tổn thương ở lưỡi rất đa dạng, có thể ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng cuộc sống. Do đó, bác sĩ khuyên mọi người vệ sinh răng miệng và bề mặt lưỡi thật kỹ hàng ngày để phát hiện sớm các bất thường của lưỡi. Nếu có bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện khám để được điều trị sớm nhất.

Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe khi bước vào t.uổi 50?

Để có một sức khỏe tốt khi bước vào t.uổi 50, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học cùng việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bốn bệnh thường gặp ở lưỡi

Người trên 50 t.uổi cần tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đồ họa: Hồng Nhật

Theo tổ chức FSA (Food Standards Agency) của Anh, người trung niên và cao t.uổi nên nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng calo thấp như khoai tây, khoai lang để làm giảm cholesterol, bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.

Mỗi ngày bổ sung khoảng 400g (chiếm 1/3 khẩu phần ăn) các loại rau, củ quả; thịt, cá, trứng, các thực phẩm giàu protein khác chiếm 20% khẩu phần; 250ml các sản phẩm từ sữa; ngoài ra là một số đồ ăn nhẹ như mật ong, các loại hạt…

Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12, là một chất rất cần thiết để duy trì tế bào hồng cầu và chức năng não được tốt. Theo khuyến nghị, những người trên 50 t.uổi mỗi ngày nên bổ sung khoảng 2,4 microgram vitamin B12 cho cơ. Nên bổ sung chất dinh dưỡng này qua các loại thực phẩm tự nhiên như trứng, sữa, thịt nạc, cá, ngũ cốc…

Nếu bổ sung chất dinh dưỡng này thông qua các sản phẩm chức năng, thì cần thăm khám sức khỏe và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tăng gấp đôi lượng canxi

Ở t.uổi càng cao, việc hấp thụ canxi bị suy giảm, sự bài tiết canxi tăng lên làm cho tổng lượng canxi của cơ thể giảm. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, sẽ có sự suy giảm nội tiết tố s.inh d.ục nữ estrogen và dẫn đến mất xương, khiến dễ bị các bệnh xương giòn, loãng xương.

Các chuyên gia khuyến nghị những người trên 50 t.uổi nên được bổ sung 1.20mg canxi mỗi ngày để hạn chế các bệnh về xương khớp.

Uống đủ nước

Người trung niên và cao t.uổi nên bổ sung 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Nước giúp tốt cho hệ bài tiết, loại bỏ độc tố, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại trà tốt cho sức khỏe. Bởi, trà có tác dụng chống viêm, giải độc, giúp ngừa viêm phổi, phế quản…

Bảo vệ hệ bài tiết

Ở người cao t.uổi, nhu động ruột kém, men vi sinh trong cơ thể giảm nên thường hay gặp phải các vấn đề về đường ruột như táo bón. Do đó, cần hết sức quan tâm tới sức khỏe hệ bài tiết.

Nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của gan, thận, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong. Nên nếu có dấu hiệu lạ có thể sức khỏe của bạn đang gặp phải một số vấn đề.

Tập thể dục

Bốn bệnh thường gặp ở lưỡi

Tập luyện thể dục đem đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người cao t.uổi. Đồ họa: Hồng Nhật

Người ở độ t.uổi này nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của bản thân như đi bộ, dưỡng sinh… Việc vận động thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông m.áu, hạn chế bệnh xương khớp, béo phì…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *