Sau đây là những nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây tổn thương phổi mà bạn cần lưu ý.
Thảm có thể giữ lại nấm mốc, phân gián, mạt bụi và khí độc, và tất cả đều có thể làm tổn thương phổi – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Nấm mốc
Đối với người bị dị ứng nấm mốc hoặc người ó hệ miễn dịch yếu, đôi khi nấm mốc có thể gây n.hiễm t.rùng phổi nghiêm trọng, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, theo WebMD .
Nếu bạn nhạy cảm với nấm mốc, hãy sửa chữa mọi chỗ rò rỉ trong nhà.
2. Thảm
Tấm thảm có thể giữ lại nấm mốc, phân gián, mạt bụi và khí độc, và tất cả đều có thể làm tổn thương phổi, theo WebMD .
Hút bụi thảm 3 lần một tuần và làm sạch bằng hơi nước hằng năm.
3. Bột mì
Những người làm bánh bị ho, thở khò khè và khó thở hơn những người khác. Có thể là do hít phải bột mì. Bệnh này có tên là bệnh suyễn thợ làm bánh. Theo thời gian, có thể làm nặng thêm bệnh về phổi như hen suyễn và làm tổn thương phổi.
4. Bếp gas
Bếp gas có thể ẩn chứa những nguyên nhân gây ra các vấn đề về phổi. Khi khí đốt cháy, nó tạo ra khí NO có thể làm viêm phổi, gây ho và thở khò khè, và gây ra bệnh hen suyễn.
Đảm bảo lắp đặt, vệ sinh và bảo trì các thiết bị đúng cách, đồng thời chú ý thêm đến mức độ thải khí thải ra nhà.
5. Gián
Phân và các mảnh cơ thể của gián, khi người hít vào có thể gây dị ứng và các vấn đề về hô hấp – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Phân và các mảnh cơ thể của chúng biến thành bụi, đọng lại trên sàn nhà, giường và đồ nội thất. Khi hít vào có thể gây dị ứng và các vấn đề về hô hấp. Trẻ mầm non tiếp xúc có thể bị hen suyễn. Hãy giữ nhà ở luôn sạch sẽ và khô ráo nhất có thể, đặc biệt là vải và thảm.
6. Chim
Khi một số người hít phải các hạt trong không khí từ lông chim và phân chim, họ sẽ bị viêm phổi và có thể có mô sẹo. Bệnh này được gọi là bệnh của người nuôi chim bồ câu hoặc bệnh phổi do chim. Đây là viêm màng phổi quá mẫn.
Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau khi ở gần chim, theo WebMD .
7. Máy giữ ẩm
Máy hút ẩm đưa hơi ẩm vào không khí để giúp bạn thở tốt hơn. Nhưng nó cũng có thể làm tổn thương hơi thở của bạn.
Nguyên nhân là do một loại nấm có thể phát triển trong máy làm ẩm và bay vào không khí. Vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra trong máy điều hòa không khí và hệ thống sưởi. Phổi bị dị ứng với nấm và bị viêm. Để tránh rắc rối, hãy vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống sưởi và làm mát trong nhà.
8. Bồn tắm nước nóng
Vi khuẩn phát triển trong bồn tắm nước nóng có thể xâm nhập vào phổi khi hít phải. Phổi có thể bị viêm và gây sốt, ho và khó thở.
Đảm bảo làm sạch và bảo dưỡng bồn tắm nước nóng, vòi sen và hồ bơi, đồng thời đến gặp bác sĩ nếu gặp bất kỳ vấn đề hô hấp nào.
9. Nến
Loại phổ biến nhất, được làm từ parafin gốc dầu mỏ, giải phóng các hóa chất vào không khí có thể làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng, các vấn đề về hô hấp như hen suyễn và thậm chí là ung thư.
Thỉnh thoảng sử dụng thì không sao, nhưng thắp nến mỗi ngày thì không nên.
Hãy thử dùng nến làm từ sáp ong hoặc đậu nành, và đảm bảo thông khí tốt khi đốt bất cứ thứ gì, theo WebMD .
Triệu chứng bệnh bụi phổi
Nhà tôi gần nơi khai thác đá, gần đây, tôi thường bị khó thở, tức ngực. Xin hỏi có phải tôi mắc bệnh bụi phổi không, vì ở khu nhà tôi đã có có người mắc bệnh này?
thanhhoabinh@gmail.com
Ảnh minh họa
Bệnh bụi phổi là một trong nhóm bệnh lý phổi kẽ do hít phải một số loại bụi làm tổn thương phổi. Bệnh thường gặp phải ở nơi làm việc nên còn được gọi là bệnh phổi nghề nghiệp.
Đây là tình trạng tích tụ bụi bẩn trong nhiều năm trong phổi và tiến triển thành bệnh. Khi phổi của người bệnh không thể loại bỏ tất cả các hạt bụi này sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, có thể gây ra các mô sẹo. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất là: ho khan hoặc ho khạc đờm đen; có thể ho ra m.áu vào buổi sáng; cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực; khó thở, hụt hơi.
Bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với bụi đều có nguy cơ hít bụi vào phổi dẫn đến mắc bệnh. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác gồm: người thường xuyên hút t.huốc l.á; người tiếp xúc với bụi ở mức độ cao; người tiếp xúc với bụi trong thời gian dài.
Theo thư bạn kể thì không thể đ.ánh giá được liệu có mắc bệnh hay không. Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.