“Bóng đè” là một rối loạn giấc ngủ, tên khoa học là chứng tê liệt khi ngủ. Khi gặp hiện tượng này thường xuyên người bệnh nên được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
“Bóng đè” – Một rối loạn ngủ
Một số người khi ngủ có cảm giác có vật nặng đè lên người, không thể cử động, khó thở, nhiều lúc nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ. Dân gian vẫn hay gọi đó là hiện tượng “bóng đè”.
Chứng tê liệt khi ngủ xảy ra khi trong giai đoạn ngủ REM (rapid eye movement), trương lực cơ giảm trong giai đoạn này, và kéo dài đến lúc thức. Sự kết hợp giữa chứng mất trương lực cơ (không cử động được) cùng với những cơn ác mộng, ảo giác khiến “bóng đè” trở thành một trải nghiệm rất khó chịu với hầu hết mọi người. Ở một số nơi, “bóng đè” được cho là có vai trò siêu nhiên, ma quỷ hay trải nghiệm về thế giới khác. Rối loạn này ngày càng được biết đến nhiều hơn bởi sách, báo, phim ảnh…
“Bóng đè” tương đối phổ biến. Các nhà nghiên cứu cho thấy: 7,6% dân số đã từng trải qua ít nhất một lần bị “bóng đè”, tỷ lệ này cao hơn ở sinh viên (28,3%) và bệnh nhân tâm thần (31,9%). Nữ giới trải nghiệm “bóng đè” thường xuyên hơn nam giới.
Do nguyên nhân của “bóng đè” là giấc ngủ bị chập chờn hoặc dễ thức giấc, nên những thay đổi đơn giản với hành vi khi ngủ có thể có hiệu quả. Các kỹ thuật vệ sinh giấc ngủ khác nhau như đi ngủ và thức dậy ở những thời điểm cố định, không sử dụng rượu hoặc caffein/trà trước khi đi ngủ… có thể được coi là các biện pháp phòng tránh.
Các hướng dẫn riêng cho “bóng đè” như tránh ngủ ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nếu “bóng đè” kèm theo những rối loạn giấc ngủ khác, hoặc bệnh lý tâm thần khác, thì một phương pháp điều trị chuyên dụng cho các bệnh lý kèm theo cần phải được hỗ trợ.
Nằm nghiêng khi ngủ để phòng tránh bị “bóng đè”.
Thuốc dùng khi bị “bóng đè”
Nhóm thuốc hay được dùng nhất là thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Cơ chế hoạt động của các thuốc này là ức chế giấc ngủ REM. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như clomipramine, imipramine, protriptyline và desmethylimipramine đều được báo cáo là thuyên giảm “bóng đè”. Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluoxetine và femoxetine đã được chứng minh có hiệu quả. Một số thuốc ức chế tái hấp thunorephinephrine chọn lọc như viloxazine không cho thấy hiệu quả điều trị đáng kể so với giả dược.
Một số thuốc bình thần, giải lo âu cũng có thể được các bác sĩ kê đơn như nhóm thuốc giải lo âu benzodiazepins: diazepam, bromazepam, lorazepam, zolpidem, flurazepam… Các thuốc khác như etifoxin, grandaxin đôi khi được chỉ định trong các rối loạn giấc ngủ nói chung. Đông y và kinh nghiệm dân gian có nhắc đến một số vị thuốc có tác dụng làm người bệnh dễ vào giấc ngủ như củ bình vôi (rotunda), tâm sen, hạt sen, lá vông, hoa thiên lý, lạc tiên, long nhãn, đan sâm, nữ lang.
Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng các thuốc trên, hoặc không tự ý tiếp tục mua thuốc mà không khám lại (tái sử dụng đơn thuốc cũ), vì hầu hết các thuốc đều có tác dụng không mong muốn có hại và nguy hiểm. Tất cả các thuốc điều trị “bóng đè” cần phải được theo dõi đặc biệt khi kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ hoặc bác sĩ tâm thần.
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác động trên cả hệ muscarin, cholinergic, ardrenergic và histaminergic nên có thể gây nhìn mờ, khô miệng, táo bón, bí tiểu, mê sảng, tăng cân và giảm khoái cảm, khó cương cứng. Tác dụng chẹn kênh natri nhanh làm chậm dẫn truyền của thần kinh tim và loạn nhịp tim tiềm tàng. Quá liều thuốc chống trầm cảm 3 vòng rất nguy hiểm, thường là gây loạn nhịp tim và có thể t.ử v.ong.
Nếu tự dừng thuốc đột ngột sau khi điều trị vài tháng, các hội chứng cai các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRI có thể xuất hiện, với các biểu hiện: đau bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài lỏng, mất ngủ, chảy nước mũi, đau đầu nhẹ và hội chứng giả cúm. Chính vì vậy, không tự ý dừng thuốc.
Các biện pháp hỗ trợ khác
Điều trị tâm lý: Liệu pháp cơ bản nhất là trấn an và giáo dục sức khỏe về bản chất của “bóng đè”. Thực tế, người bệnh thường thông báo cảm giác căng thẳng một cách quá mức hoặc phân tích sai nguyên nhân của các đợt “bóng đè” như (do ma quỷ ám, do có người hãm hại, do mình bị điên). Do đó, việc bình thường hóa và giúp người bệnh hiểu rõ về “bóng đè” hay chứng tê liệu khi ngủ có thể mang lại tác động tích cực về mặt lâm sàng (kể cả khi không được điều trị bằng thuốc).
Liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng tê liệt khi ngủ bao gồm vệ sinh giấc ngủ dành riêng cho rối loạn này, kỹ thuật thư giãn để sử dụng trong các đợt rối loạn, kỹ thuật ngắt đoạn thử nghiệm, cách đối phó với các ảo giác đáng sợ, đối phó lại với những suy nghĩ tiêu cực và diễn tập tưởng tượng về các giải pháp cho các đợt rối loạn.
Một phương pháp trị liệu tâm lý tương tự sử dụng thiền và thư giãn đã được công bố là có hiệu quả điều trị. Phương pháp điều trị này có thể được áp dụng cho cả trường hợp trực tiếp hay điều trị từ xa.
Việc có hay không cần phải điều trị “bóng đè” hay chứng tê liệt khi ngủ, nên được xem xét. Vì phần lớn những người gặp rối loạn này không gặp tình trạng quá căng thẳng hay suy giảm nghiêm trọng về các mặt lâm sàng. Kể cả một số trường hợp gặp căng thẳng nghiêm trọng, họ cũng ít tìm cách điều trị này do một vài lý do (không tự nhiên, sợ kỳ thị, sợ tốn kém…).
Sức khỏe doanh nhân
Doanh nhân là người tạo ra và cũng có thể thay đổi bất cứ cuộc chơi nào với những cá tính và năng lực phi thường của họ.
Tuy nhiên, đôi khi vì quá đam mê, tập trung vào những mục tiêu cần đạt được, họ làm việc ngày đêm mà quên đi sức khỏe của mình. Năm mới, gieo một quẻ sức khỏe cho doanh nhân, tạo t.iền đề gặt hái nhiều thành công cho doanh nghiệp.
Dấu hiệu nhận biết doanh nhân
Đầu tiên hãy xem bạn có những dấu hiệu nhận biết của doanh nhân hay không. Điều này rất quan trọng, vì nó cho biết khả năng bạn sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe được đề cập trong phần tiếp theo của bài viết này.
Luôn nhìn thấy các cơ hội
Những ý tưởng có thể đến bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào. Dường như cơ hội luôn “tự nhảy vào đầu” họ không có giới hạn.
Đam mê khám phá, tìm kiếm câu trả lời
Doanh nhân luôn không ngừng học hỏi và phát triển. Họ không ngại đặt ra các câu hỏi, và khao khát đi tìm câu trả lời, khám phá những điều mới.
24 giờ một ngày không bao là giờ đủ
Cho dù làm việc gì, ở đâu thì thái độ làm việc không ngừng cho đến khi công việc được hoàn thành là điểm chung của các doanh nhân.
Những người đa nhiệm
Không bao giờ bằng lòng với một công việc. Luôn tìm thấy nhiều hơn một cơ hội kinh doanh. Hoạt động tích cực trong công việc nhưng vẫn có thời gian cho gia đình.
Khả năng sáng tạo và thích ứng
Tinh thần học hỏi, làm việc không ngừng nghỉ là yếu tố kích thích khả năng sáng tạo, cũng như thích ứng của doanh nhân trong các môi trường khác nhau.
Độc lập, sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Đây có lẽ là tính cách nổi bật chung của các doanh nhân. Bản lĩnh người đứng đầu luôn được thể hiện trong mọi tình huống, giúp họ kiên định, giữ vững định hướng doanh nghiệp.
Những vấn đề sức khỏe thường gặp của doanh nhân
Trong những dấu hiện nhận biết doanh nhân ở trên, bao nhiêu điều đúng với bạn? Khi gánh trên vai trọng trách điều hành doanh nghiệp, ngoài niềm hạnh phúc chinh phục thành công những thử thách kinh doanh, thì áp lực doanh nhân phải đối mặt không hề nhỏ. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe doanh nhân phải đối mặt:
Căng thẳng, trầm cảm
Huyết áp cao
Bệnh tim mạch
Rối loạn giấc ngủ
Các vấn đề liên quan đến thị lực
Bệnh xương khớp
Đau nửa đầu
Suy giảm chức năng sinh lý
Năm 2015, một nghiên cứu của nhà tâm lý học Michael A. Freeman với sự tham gia của 242 doanh nhân được công bố. Kết quả cho thấy 49% doanh nhân tham gia khảo sát phải đối mặt với ít nhất một vấn đề về sức khỏe tâm thần. Căng thẳng kéo dài là vấn đề thường gặp nhất nhưng chưa được quan tâm nhiều.
Căng thẳng – Yếu tố gia tăng tính nghiêm trọng các vấn đề sức khỏe
Căng thẳng là phản ứng của cơ thể bạn trước một thách thức, yêu cầu hoặc sự kiện trong cuộc sống. Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể mang tính tích cực, giúp cơ thể phản ứng để tránh nguy hiểm. Nhưng khi căng thẳng kéo dài lại gây tổn hại cho sức khỏe. Mỗi người có ngưỡng phản ứng căng thẳng khác nhau phụ thuộc hoàn cảnh xã hội, kinh tế, môi trường sống và cấu tạo gen của mình.
Căng thẳng cấp tính hay căng thẳng ngắn hạn
Là phản ứng thích hợp, hoặc có lợi của cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn. Căng thẳng cấp tính giúp cơ thể quản lý các tình huống nguy hiểm, hoặc khi gặp một điều gì đó mới mẻ bất ngờ. Cơ thể nhanh chóng trở về trạng thái nghỉ ngơi, và không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe sau khi tình huống gây căng thẳng được xử lý.
Căng thẳng mãn tính
Là tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Phản ứng căng thẳng được kích hoạt lặp đi lặp lại, hoặc kéo dài theo thời gian. Thay vì giúp cơ thể vượt qua, căng thẳng kéo dài gây hao mòn cơ thể. Điều nguy hiểm là chúng ta có thể quá quen với tình trạng căng thẳng mãn tính và không nhận ra đó là một vấn đề của sức khỏe.
Cơ thể và các hormone căng thẳng
Khi cơ thể kích hoạt hệ thống báo động tình trạng cặng thẳng, một loạt các phản ứng sinh học diễn ra. Các hormone căng thẳng được giải phóng bao gồm adrenaline, noradrenaline và cortisol.
Adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Các cơ quan đích như tim, não, phổi được kích thích để hoạt động mạnh mẽ hơn.
Noradrenaline là chất dẫn truyền chính của hệ thần kinh giao cảm, có vai trò trong việc xuất hiện cảm giác lo lắng khi căng thẳng. Noradrenaline giúp liên kết tình huống với cảm xúc, tăng sự tập trung và khả năng suy nghĩ.
Cortisol là hormone được tuyến thượng thận tiết ra. Cortisol giúp tăng lượng đường huyết, đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của cơ thể khi căng thẳng. Đồng thời cortisol hạn chế những chức năng không cần thiết hoặc bất lợi trong trường hợp cơ thể phải lựa chọn chiến đấu hoặc bỏ chạy để đối phó với căng thẳng.
Hệ thống phản ứng với căng thẳng của cơ thể thường có giới hạn. Khi tình huống căng thẳng đi qua, nồng độ các hormone trở lại trạng thái bình thường. Nhịp tim và huyết áp giảm, các hệ thống hoạt động như ban đầu.
Nhưng khi các tác nhân căng thẳng hiện diện kéo dài, cơ thể liên tục cảm thấy bị tấn công. Hệ thống phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy luôn được bật. Cơ thể không nhận được tín hiệu rõ ràng để trở bình thường. Theo thời gian, các hệ cơ quan hoạt động rối loạn, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn tâm thần, trầm cảm, hoặc làm nặng thêm những vấn đề sức khỏe sẵn có.
Bao nhiêu căng thẳng là quá nhiều?
Căng thẳng kéo dài tác động tiêu cực với sức khỏe. Do đó, quan trọng nhất là chúng ta cần tự biết giới hạn của bản thân mình. Mức độ căng thẳng “quá nhiều” ở mỗi người là khác nhau. Một số người có thể gục ngã khi đối mặt với trở ngại hoặc thất vọng nhỏ. Một số người lại trở nên mạnh mẽ, phấn khích với áp lực căng thẳng cao.
Những dấu hiệu cho thấy cơ thể căng thẳng quá mức
Như ở trên đã nói, khi căng thẳng kéo dài, chúng ta có thể cảm thấy quen thuộc, thậm chí là bình thường mặc dù các phản ứng bất lợi trong cơ thể vẫn tiếp tục diễn ra. Cần tinh ý để nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng phổ biến của căng thẳng quá mức để có biện pháp xử lý phù hợp.
Dấu hiệu nhận thức
Giảm khả năng tập trung
Hay quên
Chỉ nhìn thấy tiêu cực
Dấu hiệu cảm xúc
Lo lắng, sợ hãi thường xuyên
Tâm trạng thất thường, cáu kỉnh hoặc tức giận
Cảm thấy choáng ngợp hoặc thất vọng buồn bã
Thấy mình cô đơn hoặc bị cô lập
Dấu hiệu hành vi
Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Thu mình, thiếu quyết đoán
Trở nên hung hăng hơn bình thường
Tìm đến những chất kích thích (rượu, t.huốc l.á, chất gây nghiện…)
Dấu hiệu thực thể
Mỏi mệt, đau nhức không đặc hiệu
Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón, khó tiêu, đau dạ dày)
Buồn nôn, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi
Tim đ.ập nhanh, đ.ánh trống ngực
Giảm hoặc mất ham muốn t.ình d.ục
Thường xuyên bị cảm lạnh hoặc cảm cúm
Nguyên nhân gây căng thẳng
Không chỉ các tác nhân tiêu cực mới gây ra căng thẳng. Bất cứ điều gì đặt ra yêu cầu cao với cơ thể đều dẫn đến tình trạng này. Ví dụ như kết hôn, mua nhà, thi đại học hoặc thăng chức…
Nguyên nhân căng thẳng còn do yếu tố nội sinh như khi lo lắng thái quá về một điều gì đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Hoặc những suy nghĩ bi quan, phi lý.
Cuối cùng, căng thẳng phụ thuộc vào hệ gen, nhận thức, hoàn cảnh, trải nghiệm cá nhân của mỗi người.
Quản lý căng thẳng lành mạnh
Căng thẳng là một phần của cuộc sống. Chúng ta không thể thay đổi được các phản ứng của cơ thể. Nhưng chúng ta có thể quản lý tác động của các phản ứng với cơ thể một cách hiệu quả.
Hãy xác định những vấn đề gây căng thẳng cho mình. Học cách chăm sóc bản thân về thể chất và cảm xúc khi đối mặt với các vấn đề đó. Chiến lược quản lý căng thẳng bao gồm:
Ưu tiên các kết nối xã hội
Những mối quan hệ bạn bè, gia đình làm tăng cảm giác hạnh phúc. Đừng lấy lý do công việc bận rộn để bỏ qua những cuộc hẹn hò hay những mối quan hệ lãng mạn. Các nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tốt sẽ cung cấp một cơ sở an toàn, từ đó cơ thể được trao thêm quyền để chấp nhận rủi ro, và cảm thấy được hỗ trợ khi đối mặt với thử thách hay thất bại.
Sắp xếp các kỳ vọng, mục tiêu ưu tiên
Giữ những kỳ vọng không linh hoạt, thiếu thực tế chỉ khiến con người mệt mỏi hơn với chủ nghĩa hoàn hảo. Sự chênh lệch giữa kỳ vọng và thực tế là căn nguyên của căng thẳng. Kỳ vọng vào bản thân, kỳ vọng vào người khác, kỳ vọng vào kết quả… Hãy tự hỏi điều gì trong tầm kiểm soát của bản thân và tập trung vào đó. Cố gắng kiểm soát những gì nằm ngoài tầm kiểm soát sẽ gây ra lo lắng không cần thiết.
Học cách nói “không” với những nhiệm vụ mới nếu bạn cảm thấy mình đang phải gánh vác quá nhiều việc. Ghi lại những kết quả hoàn thành vào cuối ngày, không nên chỉ tập trung vào những gì bạn không làm được.
Vận động cơ thể, chơi thể thao
Chơi thể thao không những nâng cao sức khỏe, mà còn tăng tính sáng tạo và cải thiện tâm trạng con người. Endorphin được sản xuất trong quá trình vận động khiến cơ thể hưng phấn, giúp kiểm soát sự căng thẳng.
Bạn có thể chơi các môn thể thao như khiêu vũ, đi bộ, tập yoga hay tham gia một khóa thiền cũng rất hữu ích trong việc giảm tác động của căng thắng đối với cơ thể.
Dành thời gian chăm sóc bản thân
Các nghiên cứu cho thấy du lịch giải trí làm tăng tính linh hoạt trong nhận thức, mang đến những hiểu biết sáng tạo, tăng cảm giác hạnh phúc.
Nuôi dưỡng sự sáng tạo và thu hút các giác quan với những hoạt động khác ngoài công việc như hội họa, âm nhạc, nấu ăn… sẽ giúp thư thái suy nghĩ. Cân bằng giữa trách nhiệm với người khác và trách nhiệm với bản thân cũng là điều quan trọng trong việc giảm căng thẳng.
Ăn uống lành mạnh
Các bằng chứng cho thấy thực phẩm ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng con người. Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều carbohydrate và đồ ăn chứa nhiều đường sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng căng thẳng. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, protein chất lượng cao và axit béo omega-3 giúp cảm xúc cơ thể tốt hơn.
Hạn chế rượu bia, hút t.huốc l.á. Những chất kích thích thoạt nhìn có vẻ giúp giảm căng thẳng, nhưng rượu và chất caffeine làm tăng cảm giác lo lắng.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Khi căng thẳng, rối loạn giấc ngủ là vấn đề thường gặp phải. Nếu khó ngủ, hãy giảm lượng caffeine tiêu thụ. Tránh làm việc quá nhiều trước giờ ngủ. Ghi sẵn danh sách những việc cần làm của ngày hôm sau và đặt các kế hoạch sang một bên khi đi ngủ.
Đừng quá khắt khe với bản thân
Tìm kiếm những điều tích cực trong cuộc sống. Mỗi ngày hãy viết ra năm điều bạn hài lòng hoặc thấy biết ơn. Hãy tinh ý để nhận ra những dấu hiệu phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Xem lại các vấn đề và xác định nguyên nhân. Hiểu nguyên nhân và chuẩn bị tâm lý đối mặt sẽ giúp kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
Tìm kiếm trợ giúp của chuyên gia tâm lý
Trong trường hợp bạn cảm thấy bản thân không thể kiểm soát được căng thẳng, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý. Những cuộc trò chuyện cùng các chuyên gia luôn thích hợp để giúp bạn chủ động tối ưu hóa sức khỏe tinh thần và khả năng hồi phục nhanh chóng.
P.hần t.hưởng cho việc học cách quản lý căng thẳng chính là sự tĩnh tâm và một cuộc sống khỏe mạnh bền lâu. Đó cũng là khởi đầu cho mọi thành công trong cuộc sống.