Bé 12 tháng t.uổi được người nhà dùng xi lanh hút dung dịch nước muối sinh lý rồi bơm trực tiếp vào mũi để rửa, sau đó phát hiện đã bơm nhầm cồn 90 độ.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, ngày 25/2 cho biết 3 giờ trước khi được đưa vào viện bé bị chảy nước mũi nhiều. Người nhà dùng xi lanh hút khoảng 20 ml nước muối sinh lý bơm trực tiếp vào mũi bé. Sau khi bơm rửa mũi, bé quấy khóc nhiều bất thường. Người nhà kiểm tra lại mới phát hiện bơm nhầm dung dịch cồn 90 độ.
Khi vào viện, bé chảy nước mũi và ho nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, mũi hai bên đỏ, thở khò khè… Kết quả xét nghiệm m.áu, chụp X-quang tim phổi cho thấy bé bị viêm phổi, men gan tăng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy kịch.
Được điều trị theo đúng phác đồ, may mắn bé thoát nguy kịch, hiện sức khỏe ổn định.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Nguyễn Tuyết
Bác sĩ Đặng Vũ Minh Huyền, Khoa Nhi, cho biết rửa mũi bằng cồn rất nguy hại, ngoài làm bỏng niêm mạc mũi tại chỗ, cồn có thể gây viêm phổi, ngộ độc cồn nếu hít phải nhiều. Nhiều bé còn bị sang chấn tâm lý, về sau rất sợ hãi mỗi lần được rửa mũi hoặc nhỏ mũi.
Bác sĩ Huyền khuyến cáo các phụ huynh cần hết sức chú ý khi vệ sinh mũi cho con vì chai cồn và chai nước muối rất giống nhau về hình thức và kích cỡ. Nếu chẳng may nhầm lẫn, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử trí cấp cứu đúng phương pháp.
Bác sĩ cũng lưu ý bố mẹ không nên tự ý rửa mũi cho con bằng xi lanh y tế, do áp lực từ bơm xịt dung dịch vào mũi trẻ có thể gây tổn thương niêm mạc mũi nhiều hơn, viêm ngược lên tai giữa. Đầu xi lanh sắc cứng cũng dễ gây ra m.áu, trầy xước niêm mạc mũi trẻ.
Chảy nước mũi trong mùa lạnh – khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết ai trong chúng ta đều sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến chảy nước mũi khi trời lạnh ở nhiều mức độ khác nhau. Vậy khi nào chảy nước mũi là một phản ứng phòng vệ bình thường của cơ thể, khi nào là dấu hiệu bất thường?
Theo Science Alert, có khoảng 50-90% người bị sổ mũi khi trời lạnh. Phản ứng tự nhiên này có thể coi là một triệu chứng báo hiệu bạn bị cảm lạnh hoặc cơ thể đang cần sưởi ấm. Những người mắc bệnh hen suyễn, chàm hay cảm cúm, có thể gặp tình trạng chảy nước mũi thường xuyên hơn so với người bình thường.
Một nghiên cứu khác được công bố trên chuyên san Annals of Allergy phát hiện: Có đến 96% người khảo sát từng bị chảy nước mũi khi thời tiết trở lạnh; 48% bị ở mức độ vừa và nặng.
Chảy nước mũi có thể xử trí tại nhà
Chảy nước mũi thường xuyên có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, ảnh hưởng giao tiếp cũng như gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Chảy nước mũi có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau. Có thể tự chăm sóc tại nhà cũng như sử dụng các phương pháp không dùng thuốc.
Đối với trường hợp chảy nước mũi trong mùa lạnh, bệnh nhân cần chú ý thực hiện các biện pháp như: Giữ ấm mũi miệng bằng khăn ấm khi ra ngoài trời.
Thở ra qua chiếc khăn sẽ làm ấm và cung cấp hơi ẩm cho không khí giữa mặt bạn và chiếc khăn giúp hạn chế tác động của khí lạnh khô lên mũi; chạy máy tạo độ ẩm khi ở trong nhà; dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi sẽ giúp giữ ẩm cho đường mũi của bạn và giúp bạn không tiết quá nhiều chất nhầy; sử dụng một số loại trà nóng không chứa caffein, chứa thảo mộc có tác dụng kháng histamin, chống viêm và chống sung huyết nhẹ, như cúc La Mã, gừng, bạc hà và cây tầm ma hoặc sử dụng các loại gia vị có chứa nhiều tinh dầu như tía tô, gừng, bạc hà, bạch chỉ, tân di, quế…
Ngoài ra, các bài tập xoa mũi, bấm huyệt, châm cứu giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, tập cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Luyện tập thể dục, dưỡng sinh nâng cao sức đề kháng góp phần làm giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt xì khi gặp lạnh.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Dịch nhầy được sinh ra trong mũi và các xoang giúp giữ ẩm mũi, sau đó thường được nuốt vào trong cơ thể. Thông thường, dịch nhầy có thể trong hoặc đục, chảy liên tục hoặc ngắt quãng, và ở dạng đặc hoặc loãng.
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến mũi và các xoang sản sinh quá nhiều dịch nhầy, dẫn đến nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Khi có các dấu hiệu như dịch tiết ở mũi có chứa m.áu; dịch tiết ở mũi trong suốt sau khi gặp chấn thương vùng đầu; dịch màu xanh hoặc vàng đi kèm triệu chứng đau xoang; hoặc có các triệu chứng kèm theo sốt trên 10 ngày, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.
BS TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO, CƠ SỞ 3 BV ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM:
Chảy nước mũi khi trời lạnh là một phản ứng sinh lý của cơ thể, đáp ứng sự thay đổi của môi trường.
Hệ thống mũi xoang thực hiện chức năng làm ấm không khí trước khi chúng đến phổi. Giúp cho phổi và cổ họng không bị kích thích bởi không khí lạnh. Khi trời lạnh, không khí khô sẽ kích thích các dây thần kinh bên trong mũi làm tăng lưu lượng m.áu đến mũi, làm giãn nở các mạch m.áu để làm ấm không khí đi qua chúng.
Kích hoạt các tuyến nhầy để sản xuất nhiều chất tiết hơn để cung cấp độ ẩm làm ẩm không khí đi qua. Khi cơ chế bù trừ hoạt động quá mức, lượng nước vượt quá mức cần thiết để làm ẩm không khí lạnh, khô sẽ dẫn đến chảy nước mũi.