Sau 10 năm điều trị và nhận thấy các chỉ số đã ổn định, bệnh nhân tự ý dừng thuốc và nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Mới đây, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân N.V.T. (nam, 67 t.uổi, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong tình trạng da, mắt vàng sậm, bụng chướng hơi. Trước đó khoảng một tuần, ông T. có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, da, mắt vàng tăng dần, chướng và đau âm ỉ khắp bụng.
Bệnh nhân được phát hiện viêm gan B cách đây 20 năm và đã điều trị thuốc ức chế virus 10 năm, các chỉ số xét nghiệm thời điểm đó tương đối ổn. Lúc này, bệnh nhân chủ quan, tự ý dừng thuốc và không tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân T. cho thấy chỉ số chất gây vàng da, mắt cao, men gan tăng gần 10 lần, chỉ số PT (yếu tố đông m.áu) chỉ còn 23 (ở người bình thường là khoảng 70-140), tình trạng bệnh nặng.
Hiện bệnh nhân tỉnh táo, bụng vẫn chướng, da mắt vàng sậm, tiểu ít và được điều trị hồi sức tích cực, sử dụng thuốc kháng virus, tăng cường dịch huyết để giảm chất gây vàng da, mắt, khả năng phải thay huyết tương, lọc m.áu trong thời gian tới.
Bệnh nhân T. đang được điều trị hồi sức tích cực trong tình trạng bụng chướng, da, mắt vàng sậm. Ảnh: Quốc Vương.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, người bệnh viêm gan B mạn tính buộc phải điều trị kéo dài, thậm chí thường được yêu cầu dùng thuốc cả đời. Các loại thuốc ức chế virus chỉ có tác dụng làm ổn định số lượng virus ở ngưỡng an toàn, khiến chúng không gây hại cho gan, thay vì diệt virus. Do đó, việc bệnh nhân tự ý dừng thuốc là rất nguy hiểm, khiến virus bùng phát trở lại, phá hủy tế bào gan, dẫn đến suy gan nặng.
“Hiện tại, viêm gan B chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tất cả bệnh nhân viêm gan B mạn tính chỉ đang sử dụng thuốc ức chế virus. Chỉ khoảng 1-2% bệnh nhân có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp. Hiện khoa học chưa có nghiên cứu chứng minh việc điều trị được dứt điểm bệnh viêm gan B mạn tính”, TS Hùng khẳng định.
Ngoài ra, vị chuyên gia này chia sẻ từng gặp nhiều bệnh nhân viêm gan B mạn tính mong muốn điều trị khỏi hoàn toàn, hết bệnh nhanh nên nghe lời người nhà, bạn bè…, tìm mua một số loại thuốc nam không rõ nguồn gốc để sử dụng và phải nhập viện.
TS Hùng giải thích: “Nguyên nhân là hầu hết chất họ uống sẽ được chuyển hóa qua gan. Tuy nhiên bản thân gan của họ đã có vấn đề và rất yếu, lại thêm tác động từ những loại thuốc khác khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Đó là những trường hợp rất đáng tiếc”.
Đối với một số trường hợp khỏi bệnh theo lời quảng cáo, Phó trưởng khoa Cấp cứu nhận định nhiều khả năng họ mắc viêm gan B cấp tính. Trong trường hợp này, 90% người bệnh có thể tự khỏi, 10% còn lại sẽ diễn biến thành mạn tính.
Ăn tiết canh lợn sạch vẫn có nguy cơ mắc bệnh liên cầu lợn
Diễn biến của bệnh liên cầu lợn rất nhanh. Từ lúc ăn tiết canh mắc liên cầu lợn đến lúc sức khỏe nguy kịch chỉ trong 2-3 ngày. Mặc dù được điều trị hồi sức tối đa, bệnh nhân vẫn rơi vào tình cảnh nặng nề.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tình trạng bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn gia tăng vào dịp Tết. Chủ yếu do thói quen g.iết mổ lợn nhiều vào dịp Tết và thói quen ăn tiết canh cuối năm.
Đặc biệt, có nhiều người có tâm lý nuôi lợn sạch nên cho rằng không có nguy cơ lây bệnh. Nhưng thực tế, BS Khiêm cho rằng, đó là suy nghĩ sai lầm vì lợn khỏe cũng không loại trừ mắc vi khuẩn.
“Với lợn sạch, khỏe mạnh vì vi khuẩn vẫn có thể khu trú ở trong hầu họng và không gây bệnh tật gì cho lợn, không phát hiện ra. Trong quá trình làm tiết lợn, vi khuẩn vẫn có nguy cơ lây bệnh cho người nếu chúng ta ăn tiết canh. Nếu sức đề kháng kém, vi khuẩn sẽ lây rất nhanh”, BS Khiêm cho hay.
Dịp gần Tết những năm gần đây ghi nhận nhiều ca mắc liên cầu lợn nhập BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Các ca bệnh vào viện đều trong tình trạng suy đa tạng, viêm màng não mủ, điều trị hồi sức khó khăn.
“Hầu hết các ca liên cầu lợn đều nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc suy đa tạng, gây viêm màng não nặng. Trong đó, có 50-60% trường hợp phát hiện thấy căn nguyên, viêm màng não do liên cầu lợn”, BS Khiêm cho hay.
Bệnh liên cầu lợn thường hay gặp chủ yếu ở người nông dân, hay uống rượu nhiều, sống không đối tốt với gia đình làng xóm, bảo hiểm không có. Có nhiều trường hợp cơ hội chữa lớn nhưng vì bảo hiểm không có, gia đình kinh tế khó khăn nát rượu nên gia đình không quyết tâm điều trị mà nhất quyết xin về. Nhiều trường hợp, các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương phải kêu gọi các nguồn hỗ trợ, ủng hộ để quyết tâm điều trị cho bệnh nhân.
Triệu chứng của liên cầu lợn là bệnh gây hoại tử da đầu, tay, mặt và nhìn rất rõ bằng mắt thường. Có trường hợp bệnh nhân phát hiện sớm, được điều trị khỏi nhưng để lại di chứng điếc tai, hoại tử các đầu ngón tay, buộc phải tháo cụt.
Tuy nhiên, đa phần người ăn tiết canh ở con lợn bệnh bị phơi nhiễm nguồn lây khoảng 20 giờ sau khi ăn gỏi, tiết canh sẽ có biểu hiện sốt, đau bụng, buồn nôn, nổi ban trên người nhanh. Từ lúc ăn đến lúc bệnh nhân có biểu hiện nặng chỉ 2-3 ngày, mặc dù được điều trị hồi sức tối đa vẫn nguy cơ nặng. Nếu bệnh nhân sống được, gia đình phải chi phí tới 200-300 triệu đồng mới thoát khỏi tình trạng ngộ độc.