Biến chứng do bó thuốc nam, b.é t.rai phải ăn Tết trong viện

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi bị biến chứng do bó thuốc nam.

Biến chứng do bó thuốc nam, b.é t.rai phải ăn Tết trong viện

Theo gia đình chia sẻ, bé bị té chống tay trước Tết mấy ngày, tay sưng, nhưng ba và ông nhất quyết không chịu đi bệnh viện mà đưa đi bó thuốc gần nhà. Đến khi cánh tay sưng quá, bé đau, da nổi mụn nước, gia đình mới cho em đưa đi khám.

Tại bệnh viện, cánh tay bệnh nhi cứng đơ vì đau và ngứa. Các bác sĩ cho bệnh nhi chụp xương và xét nghiệm m.áu vì nghi ngờ có gãy xương và da đã bị n.hiễm t.rùng.

Kết quả hình chụp thấy xương cẳng tay bị gãy và xét nghiệm m.áu có dấu hiệu bị n.hiễm t.rùng.

Theo các bác sĩ, thông thường, với những chấn thương xương tương tự, bệnh nhi sẽ được bó bột, uống thuốc giảm đau, giảm sưng và về nhà theo dõi, tái khám. Nhưng với trường hợp này, bệnh nhi phải nhập viện để chăm sóc phần da n.hiễm t.rùng, sau đó mới có thể điều trị phần xương bị gãy.

Thay vì điều trị tại nhà, bệnh nhi phải nằm viện, phải sử dụng kháng sinh do biến chứng của thuốc nam. Qua trường hợp này, các bác sĩ một lần nữa khuyến cáo người dân không tự ý điều trị khi bị chấn thương.

Đồng thời, khi bị chấn thương, các bác sĩ lưu ý mọi người hãy sơ cứu theo 4 bước sau đây:

Bất động, nằm nghỉ: Không nên di chuyển vì sẽ làm tổn thương nặng hơn.

Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh bỏ vào một cái khăn hoặc túi chườm chuyên dụng nếu có, chườm lên vùng bị chấn thương từ 5 – 10 phút, chia nhiều lần trong ngày, cách này giúp giảm đau và giảm sưng.

Băng ép, đeo nẹp: Sử dụng băng thun hoặc nẹp để băng ép, cố định vùng bị tổn thương, việc này giúp tổn thương không bị nặng hơn và xương gãy (nếu có) không bị di lệch.

Kê cao tay, chân bị chấn thương: giúp m.áu lưu thông tốt, giảm sưng.

Sau khi đã sơ cứu, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra các tổn thương gãy xương nếu có và mức độ chấn thương.

Mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận vài chục trường hợp chấn thương nhiều mức độ. Việc sơ cứu ban đầu đúng, giúp quá trình điều trị sau đó nhanh hơn và hiệu quả hơn.

21 t.uổi hỏng thận chỉ vì thói quen nhiều người mắc phải

Tự ý sử dụng thuốc nam điều trị thay vì uống thuốc và không tuân thủ phác đồ của bác sĩ khiến không ít bệnh nhân mắc bệnh thận phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Tự ý bỏ thuốc, điều trị thuốc nam

Bệnh nhân L.A.T., (21 t.uổi, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội) đến bệnh viện khám bệnh khi xuất hiện triệu chứng mệt mỏi kéo dài, chán ăn, kèm theo nôn khan buổi sáng, tiểu nhiều bọt, không tiểu buốt, tiểu m.áu, không phù, không sốt, huyết áp đo tại nhà cao nhất là 205/115 mmHg.

Trước đó, bệnh nhân có t.iền sử điều trị hội chứng thận hư, suy thận giai đoạn II từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2019 tại một bệnh viện ở Hà Nội. Tuy nhiên, sau thời gian đó, bệnh nhân tự ý bỏ điều trị, dùng thuốc nam, không kiểm tra xét nghiệm chức năng thận từ tháng 3/2020.

Sau khi được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm chuyên sâu, T. không ngờ rằng việc tự ý bỏ thuốc mà phải gánh chịu hậu quả đau lòng với kết quả suy thận giai đoạn IV và có nguy cơ phải ghép thận.

Biến chứng do bó thuốc nam, b.é t.rai phải ăn Tết trong viện

Tự ý bỏ thuốc, điều trị thuốc nam – mối nguy khôn lường của thận

Chia sẻ thông tin về bệnh suy thận mạn tính, ThS.BS Lê Thế Anh, chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết “Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận (bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể, bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra) kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hormone do thận sản xuất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng thận: viêm cầu thận, thận đa nang,…”.

Thực tế trực tiếp thăm khám, bác sĩ Thế Anh đã gặp rất nhiều trường hợp tự ý bỏ thuốc điều trị và gây biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân L.A.T. là một ví dụ cụ thể, bệnh nhân mắc bệnh khi t.uổi đời khá trẻ, trước đó có t.iền sử suy thận giai đoạn II.

Tuy nhiên do tự ý bỏ điều trị và sử dụng thuốc nam mà bệnh đã tiến triển xấu, có chỉ định điều trị theo dõi. Vì vậy, khi có bệnh lý người bệnh cần tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

3 cảnh báo cho bệnh nhân suy thận

Bác sĩ Thế Anh khuyến cáo: Hiện nay phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam chưa có kết luận chính xác về hiệu quả mang lại cho bệnh nhân. Hơn nữa, những loại dược liệu này không ai kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bên cạnh đó còn vấn đề bảo quản không an toàn cũng đáng lưu tâm. Bởi vậy nên sử dụng theo hướng để bổ trợ thay vì điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Song, hiện nay nhiều gia đình tự điều trị hoặc chữa bệnh theo kiểu truyền miệng kinh nghiệm hay lên mạng đọc thông tin chữa bằng thuốc nam, thuốc bắc.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt phải đối mặt với nguy cơ ghép thận, ThS.BS Thế Anh có lời khuyên đối với bệnh nhân suy thận mạn tính cần phải lưu ý những điều sau đây:

Tuyệt đối không được tự ý bỏ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bên cạnh đó cần phải kết hợp với bệnh viện để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ngoài đơn điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu chỉ định về nước tiểu, albumin m.áu,… theo dõi định kỳ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường rau củ quả xanh, giảm hàm lượng chất béo và cholesterol, hạn chế ăn ít muối để kiểm soát sưng (phù).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *