Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe khi bước vào t.uổi 50?

Để có một sức khỏe tốt khi bước vào t.uổi 50, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học cùng việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe khi bước vào t.uổi 50?

Người trên 50 t.uổi cần tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đồ họa: Hồng Nhật

Theo tổ chức FSA (Food Standards Agency) của Anh, người trung niên và cao t.uổi nên nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng calo thấp như khoai tây, khoai lang để làm giảm cholesterol, bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.

Mỗi ngày bổ sung khoảng 400g (chiếm 1/3 khẩu phần ăn) các loại rau, củ quả; thịt, cá, trứng, các thực phẩm giàu protein khác chiếm 20% khẩu phần; 250ml các sản phẩm từ sữa; ngoài ra là một số đồ ăn nhẹ như mật ong, các loại hạt…

Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12, là một chất rất cần thiết để duy trì tế bào hồng cầu và chức năng não được tốt. Theo khuyến nghị, những người trên 50 t.uổi mỗi ngày nên bổ sung khoảng 2,4 microgram vitamin B12 cho cơ. Nên bổ sung chất dinh dưỡng này qua các loại thực phẩm tự nhiên như trứng, sữa, thịt nạc, cá, ngũ cốc…

Nếu bổ sung chất dinh dưỡng này thông qua các sản phẩm chức năng, thì cần thăm khám sức khỏe và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tăng gấp đôi lượng canxi

Ở t.uổi càng cao, việc hấp thụ canxi bị suy giảm, sự bài tiết canxi tăng lên làm cho tổng lượng canxi của cơ thể giảm. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, sẽ có sự suy giảm nội tiết tố s.inh d.ục nữ estrogen và dẫn đến mất xương, khiến dễ bị các bệnh xương giòn, loãng xương.

Các chuyên gia khuyến nghị những người trên 50 t.uổi nên được bổ sung 1.20mg canxi mỗi ngày để hạn chế các bệnh về xương khớp.

Uống đủ nước

Người trung niên và cao t.uổi nên bổ sung 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Nước giúp tốt cho hệ bài tiết, loại bỏ độc tố, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại trà tốt cho sức khỏe. Bởi, trà có tác dụng chống viêm, giải độc, giúp ngừa viêm phổi, phế quản…

Bảo vệ hệ bài tiết

Ở người cao t.uổi, nhu động ruột kém, men vi sinh trong cơ thể giảm nên thường hay gặp phải các vấn đề về đường ruột như táo bón. Do đó, cần hết sức quan tâm tới sức khỏe hệ bài tiết.

Nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của gan, thận, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong. Nên nếu có dấu hiệu lạ có thể sức khỏe của bạn đang gặp phải một số vấn đề.

Tập thể dục

Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe khi bước vào t.uổi 50?

Tập luyện thể dục đem đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người cao t.uổi. Đồ họa: Hồng Nhật

Người ở độ t.uổi này nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của bản thân như đi bộ, dưỡng sinh… Việc vận động thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông m.áu, hạn chế bệnh xương khớp, béo phì…

Hướng dẫn cách phân loại cận thị chi tiết nhất

Cận thị được đ.ánh giá là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Nó là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm thị lực và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về mắt khác.

Việc phân loại cận thị có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, xác định hướng điều trị và phòng tránh.

Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe khi bước vào t.uổi 50?

1. Phân loại cận thị dựa vào cấu trúc mắt

Cận thị là tình trạng các tia sáng đi vào mắt hội tụ trước võng mạc, thay vì hội tụ trên võng mạc, làm các hình ảnh gửi đến não bị nhòe mờ. Điều này xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc do giác mạc quá cong, hoặc do cả 2 yếu tố trên. Dựa vào khái niệm này, các bác sĩ sẽ phân loại cận thị dựa vào khiếm khuyết cấu trúc của mắt.

1.1 Cận thị trục – phân loại cận thị phổ biến

Là trường hợp cận thị xảy ra do trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến cho tia sáng hội tụ ở trước võng mạc, thay vì ở trên nó.

1.2 Cận thị do khúc xạ

Là trường hợp cận thị xảy ra do sự thay đổi cấu trúc hoặc vị trí các thành phần của mắt (như giác mạc hoặc thủy tinh thể). Thường gặp nhất là tình trạng bán kính cong của giác mạc quá lớn. Điều này khiến cho công suất của giác mạc và/hoặc thể thủy tinh cao bất thường, làm cho các tia sáng hội tụ không đúng chỗ.

Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe khi bước vào t.uổi 50?

Cận thị trục là phân loại cận thị phổ biến. (Ảnh Internet)

2. Phân loại dựa vào nguyên nhân

2.1 Cận thị nguyên phát

Hay còn gọi là cận thị đơn thuần. Là trường hợp cận thị xảy ra do nguyên nhân chủ yếu ở chế độ sinh hoạt và một phần do di truyền. Cận thị nguyên phát thường có độ cận nhỏ hơn 6 Điốp. Bệnh phát triển dần qua nhiều năm và ngừng ở một mức nhất định.

2.2 Cận thị thứ phát

Nếu như cận thị nguyên phát có nguyên nhân khá mơ hồ và khó xác định rõ ràng. Thì phân loại cận thị thứ phát có nguyên nhân cơ bản rõ ràng và đáng tin cậy hơn nhiều. Nó thường xảy ra do:

– Chịu tác dụng phụ của một số loại thuốc.

– Do các hội chứng toàn thân.

– Biến chứng từ các bệnh khác như bệnh về giác mạc, bệnh thủy tinh thể, bệnh tiểu đường,…..

Cận thị thứ phát là phân loại cận thị hiếm gặp, có thể xác định được nguyên nhân trực tiếp. Tuy nhiên, các nguyên nhân này không phải là yếu tố nguy cơ gây cận thị phổ biến được cộng đồng công nhận.

2.3 Cận thị đêm

Là tình trạng mắt có thị lực kém vào ban đêm hoặc ở nơi có ánh sáng yếu. Trong khi vào ban ngày, khi có đủ ánh sáng, mắt vẫn có thị lực bình thường. Nguyên nhân thường là do đục thủy tinh thể hoặc mắt thiếu dưỡng chất trầm trọng.

2.4 Cận thị giả

Là tình trạng mắt tạm thời không nhìn rõ, nhưng có thể hồi phục nếu được nghỉ ngơi đủ. Cận thị giả xảy ra khi cơ thể mi bị co cứng, làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt. Nguyên nhân dẫn đến cận thị giả thường là do mắt phải làm việc quá độ trong thời gian dài.

Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe khi bước vào t.uổi 50?

Cận thị giả là phân loại cận thị ngày càng trở nên phổ biến do áp lực học tập và công việc cao, khiến mắt phải làm việc quá độ trong thời gian dài. (Ảnh Internet)

3. Phân loại cận thị theo mức độ

Hay còn gọi là phân loại cận thị theo định lượng. Cách phân loại cận thị này đề cập riêng lẻ từng mắt, và không bao hàm yếu tố kỹ thuật y khoa.

Để đo mức độ cận thị của mắt, các bác sĩ dùng đơn vị Diop. Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính. Số diop càng cao chứng tỏ mắt cận càng nặng. Chúng thường được kí hiệu là -D ám chỉ là thấu kính phân kỳ dành cho người cận thị. Khác với D là kí hiệu cho thấu kính hội tụ, thường dành cho người viễn thị. Tật cận thị được xác định khi mắt có số độ là từ -0,5D.

Phân loại cận thị theo mức độ được tính như sau:

– Cận thị nhẹ là dưới -3,00D.

– Cận thị trung bình là từ -3,00 đến -6,00D.

– Cận thị nặng là trên -6,00D.

– Cận thị bệnh lý: Hay còn được gọi là cận thị thoái hóa. Là tình trạng mắt bị cận rất nặng. Bán phần sau của nhãn cầu bị thoái hóa dẫn đến thay đổi cấu trúc như giãn lồi cực sau. Mắt không ổn định và liên tục tăng độ cận. Trường hợp này rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa võng mạc và hoàng điểm, bong võng mạc, lác mắt, glôcôm,…. Thậm chí là gây mất thị lực.

Ngoài những phân loại cận thị trên, để ngăn chặn tật cận thị gia tăng trong cộng đồng tốt hơn. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra khái niệm t.iền cận thị, chủ yếu áp dụng trên đối tượng là t.rẻ e.m. Đây là trạng thái khúc xạ của mắt lớn hơn -0,5D và nhỏ hơn -0,75D. Kết hợp quan sát với các yếu tố rủi ro khác để xác định nguy cơ phát triển cận thị trong thương lai. Từ đó có những biện pháp can thiệp và phòng ngừa kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *