Thấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp.
Người xưa có câu “bệnh tật từ miệng mà ra”, đến nay câu nói đó ngẫm lại vẫn thấy đúng. Từ trước đến nay, đã có biết bao trường hợp nhập viện, mắc bệnh nghiêm trọng vì ăn uống thiếu khoa học.
Tại Trung Quốc, trong danh sách xếp hạng “10 bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất” thì 3 loại ung thư là ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày xếp đầu tiên. Đáng nói, bệnh ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa và t.rẻ e.m cũng có thể là nạn nhân.
Mới đây, tờ QQ đưa tin về một cậu bé tên là Chen Chen, 7 t.uổi ở Trung Quốc bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Chen Chen vốn là một b.é t.rai hoạt bát, hồn nhiên. Đáng lẽ ở độ t.uổi này, bé phải được học hành, vui chơi thế nhưng hiện giờ lại chỉ nằm bất động trên giường bệnh, đau đớn đón nhận những lần xạ trị.
Cậu bé tên là Chen Chen, 7 t.uổi ở Trung Quốc bị chẩn đoán ung thư dạ dày.
Cách đây không lâu, Chen Chen sáng nào ngủ dậy cũng bị tiêu chảy, nôn mửa. Mẹ cậu bé nghĩ tiêu chảy nhẹ nên đã đi mua thuốc cho con. Thế nhưng một tuần sau khi dùng thuốc, tình trạng của Chenchen vẫn không cải thiện. Thay vào đó, bé bắt đầu bị đau bụng và sụt cân rất nhanh.
Thấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp: Chenchen mới 7 t.uổi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bệnh hiện đã ở giai đoạn nặng.
Bác sĩ điều trị cho biết, ung thư dạ dày của Chenchen phần lớn liên quan đến thói quen ăn uống.
Hóa ra Chenchen cũng như những đ.ứa t.rẻ khác, rất thích ăn đồ chiên. Vì chiều chuộng con nên mẹ cậu hầu như ngày nào cũng làm đồ chiên rán cho con ăn. Bà mẹ không ngờ thói quen này lại đẩy con đến với căn bệnh nguy hiểm.
Vì chiều chuộng con nên mẹ cậu hầu như ngày nào cũng làm đồ chiên rán cho con ăn.
Thực tế, đã có nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên sử dụng các loại đồ chiên rán có tỉ lệ ung thư cao hơn nhiều lần so với những người không sử dụng, bởi ngoài vấn đề chất lượng thực phẩm thì đồ chiên, rán ở nhiệt độ cao sẽ biến chất, tăng nguy cơ gây bệnh.
Những thói quen nấu nướng này tương đương với việc nuôi dưỡng tế bào ung thư
“Đừng mua đồ ăn bên ngoài vì nó không sạch, nên tự nấu ở nhà cho đảm bảo và yên tâm” – nhiều người vẫn tự nhắc nhau như vậy. Điều này không sai, bởi xét về nguyên liệu và mức độ vệ sinh thì việc tự nấu ăn chắc chắn là an toàn hơn. Tuy nhiên, không phải cứ nấu ở nhà là có thể an tâm hoàn toàn bởi một số thói quen của chúng ta có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Đó là gì?
1. Dầu ăn sử dụng nhiều lần
Không có vấn đề gì khi chúng ta sử dụng dầu ăn trong một hoặc hai lần, nhưng nếu chúng được sử dụng quá nhiều, các chất gây ung thư như malondialdehyde và benzopyrene sẽ được tạo ra. Đặc biệt là chứa benzopyrene, đây là chất gây ung thư hạng nhất được WHO công nhận.
2. Ăn quá nhiều muối
Thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch m.áu não, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Không những vậy, ăn quá nhiều muối còn có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Không bật máy hút mùi khi nấu nướng
Nhắc đến bệnh ung thư phổi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thói quen hút thuốc nhưng sự thật là khói bếp cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Khói bếp đã được WHO liệt vào nhóm chất gây ung thư 2A – nhóm các hợp chất “có thể gây ung thư trên người” cùng với thịt đỏ.
Khói dầu ăn, khói bếp đã được chứng minh có thể gây tổn thương DNA và có nguy cơ ung thư. Tiếp xúc với khói dầu nhiều, con người có thể có nguy cơ bị ung thư phổi và ung thư vòm họng…
4. Sử dụng cùng một chiếc thớt cho thức ăn sống và chín
Hầu hết các gia đình chỉ có một chiếc thớt, dù ăn sống hay nấu chín thì họ cũng chỉ sử dụng loại thớt này. Khi bạn cắt thức ăn sống trên thớt, vi khuẩn trong thức ăn có thể đã bị sót lại trên thớt. Nếu bạn cắt thức ăn chín vào lúc này, thức ăn đã nấu chín đương nhiên sẽ bị nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ ngộ độc, ung thư đường ruột.
5. Hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần
Đồ ăn nếu hâm nóng quá nhiều lần sẽ khiến thực phẩm bị biến chất. Lúc này, chất carbohydrates sẽ kết hợp với chất béo tạo ra một hợp chất gây ung thư. Đặc biệt, hành động chiên đi chiên lại rau hay thịt nhiều lần khiến một số thành phần bị biến chất trở thành chất độc. Nếu vẫn muốn ăn đồ chiên rán khi không cưỡng lại mùi vị giòn ngon của nó, bạn hãy sử dụng nồi chiên không dầu.
Nếu người Việt cứ duy trì 3 kiểu nấu ăn này thì chẳng khác nào tự “nuôi mầm” ung thư mà không biết
Một trong những cách ngừa bệnh ung thư hiệu quả là thay đổi thói quen sống, đặc biệt là thói quen nấu nướng.
Ở nước ta, ung thư là một bệnh lý đang tăng cao. Theo thống kê vào năm 2018, Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp t.ử v.ong vì căn bệnh này. Một trong những cách ngừa bệnh ung thư hiệu quả là thay đổi thói quen sống, đặc biệt là thói quen nấu nướng.
Ăn uống là nhu cầu cơ bản và hết sức tự nhiên của con người. Giống như một chu kỳ lặp lại, hàng ngày chúng ta sẽ cảm thấy đói và có nhu cầu được ăn bổ sung dinh dưỡng. Nấu ăn tại nhà tuy là giải pháp cho sự an toàn và độ bổ dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây bệnh ung thư nếu nấu nướng sai cách. Dưới đây là một số sai lầm trong gian bếp mà các gia đình Việt thường mắc phải.
1. Không bật máy hút mùi khi nấu
Một nghiên cứu từ các chuyên gia Trung Quốc vào năm 2016 cho thấy những phụ nữ nấu ăn không bật máy hút mùi có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn những người có sử dụng thiết bị này.
Nhắc đến bệnh ung thư phổi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thói quen hút thuốc nhưng sự thật là khói bếp cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO đã xếp khói bếp vào nhóm chất gây ung thư 2A – nhóm các hợp chất “có thể gây ung thư trên người” cùng với thịt đỏ.
Nhắc đến bệnh ung thư phổi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thói quen hút thuốc nhưng sự thật là khói bếp cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.
Ngoài khói bếp, khói dầu ăn cũng rất nguy hiểm. Theo QQ (TQ), dầu ăn khi được đun nóng có thể tạo ra khoảng 200 chất có hại bao gồm các chất dạng hạt có đường kính khác nhau như hydrocacbon thơm đa vòng, formaldehyde và các chất ô nhiễm hữu cơ dễ bay hơi. Khói dầu ăn đã được chứng minh có thể gây tổn thương DNA và có nguy cơ ung thư. Tiếp xúc với khói dầu nhiều, con người có thể có nguy cơ bị ung thư phổi và ung thư vòm họng…
Cách làm đúng được các chuyên gia khuyến cáo khi nấu ăn là sử dụng máy hút mùi trước và cả sau khi nấu ăn khoảng 10 phút để đảm bảo khói được hút ra hết. Nếu nhà nào không có máy hút mùi thì nên mở cửa sổ cho thông thoáng gian bếp. Đồng thời, những người có đường hô hấp và da đặc biệt nhạy cảm có thể đeo khẩu trang khi nấu nướng, hoặc thậm chí rửa mặt kịp thời sau khi nấu ăn để bảo vệ da mặt.
2. Sử dụng dầu ăn kém chất lượng, tái sử dụng dầu ăn
Trong gian bếp của người Việt, dầu ăn là một trong những loại nguyên liệu nhất định phải có. Để đảm bảo an toàn, nhiều gia đình lựa chọn các loại dầu ăn tự ép. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường rất có thể được sản xuất từ nguyên liệu kém chất lượng, bị mốc để giảm bớt chi phí. Đây chính là nguyên nhân khiến dầu ăn tự ép có thể chứa aflatoxin – một độc tố có khả năng gây ra bệnh ung thư gan.
Đồng thời, dầu tự ép cũng không thể bảo quản được lâu có thể sản sinh nấm mốc bất cứ lúc nào. Tốt nhất các gia đình nên lựa chọn dầu ăn ở những thương hiệu uy tín, được kiểm định về độ an toàn.
Thói quen tái sử dụng dầu ăn cũng vô cùng nguy hiểm bởi dầu ăn khi được chiên rán nhiều lần hoặc sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ gây bốc khói dầu. Theo PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y Tế): Dầu ăn bị bốc khói nghĩa là đang bị phân giải, bị oxy hóa và sẽ hình thành các hợp chất độc như aldehyde và lipid-peroxide. Trong đó aldehyde là chất độc gây ung thư, bệnh tim mạch, mất trí nhớ, dị dạng thai nhi, tăng huyết áp khi ăn hoặt hít phải dù lượng ít.
Chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, mỗi loại dầu ăn đều có điểm bốc khói khác nhau. Sau mỗi lần tái sử dụng thì nhiệt độ bốc khói của dầu ăn sẽ giảm dần vì vậy điều tốt nhất là không nên dùng dầu ăn đã chiên đi chiên lại.
3. Nêm nếm quá nhiều muối vào thức ăn
Khẩu vị người Việt khá đậm đà, được nêm nếm bằng muối, nước mắm… vì thế nhiều thống kê cho thấy lượng muối tiêu thụ của người Việt trưởng thành khá lớn, khoảng 9,4g muối mỗi ngày – gấp 2 lần so với khuyến nghị của WHO.
Thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch m.áu não, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.
Theo Cục Y tế dự phòng: Thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch m.áu não, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Các chuyên gia khuyến cáo, người Việt nếu muốn thay đổi thói quen nạp nhiều muối thì nên giảm lượng muối và gia vị cho vào khi chế biến thức ăn. Đồng thời, hãy hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn trong khi ăn; hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nhiều muối và thay bằng thực phẩm tự nhiên.