Béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu… là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng là khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đại tràng hoặc trực tràng. Đây là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở các nước phát triển, là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ hai sau ung thư phổi.
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 t.uổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Tại Bệnh viện K Trung ương, căn bệnh này đã được chẩn đoán ở cả những bệnh nhân 20 t.uổi.
Theo số liệu WHO 2018, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Mỗi năm ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân, và khoảng hơn 7000 ca t.ử v.ong.
Các khối u đại trực tràng ở bệnh nhân trẻ có tốc độ phát triển nhanh hơn những người lớn t.uổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, ở giai đoạn đầu tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 90%; dưới 10% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn sống quá 5 năm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này phần lớn do sinh hoạt, thói quen ăn uống.
Các yếu tố nguy cơ
TS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện K, sở dĩ ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, trong đó béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút t.huốc l.á… là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Bằng chứng, 57% người trưởng thành tại nước ta ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO, trong khi ăn nhiều thịt. Một nửa nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại. Béo phì tăng nhanh từ 12% năm 2010 lên 17,5% năm 2015. Việt Nam nằm trong top 15 nước có số người hút t.huốc l.á cao nhất thế giới…
Chế độ ăn
Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật, thức ăn lên men, ướp muối, xông khói, thức ăn gây đột biến gen có liên quan tới ung thư đại – trực tràng.
Một vài trạng thái bệnh lý được coi là tổn thương t.iền ung thư:
Viêm loét đại – trực tràng mạn tính: nguy cơ phát triển ung thư từ 20 – 25%.
Bệnh Crohn: bệnh viêm mô hạt mãn tính của ống tiêu hóa.
Các u lành tính: polyp kích thước lớn có nguy cơ ung thư rất cao.
Một số hội chứng, bệnh có tính di truyền: bệnh polyp gia đình. T.iền sử gia đình: nếu thành viên trong gia đình bị ung thưđại – trực tràng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Biện pháp phòng ngừa
Tăng cường vận động thể chất.
Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật, giảm phần calo, chất béo từ 40% xuống 25 – 30%.
Tăng cường ăn các chất xơ và quả tươi hàng ngày.
Hạn chế thức ăn muối, lên men, cá khô, xì dầu, thịt xông khói.
Tránh đề những chất gây đột biến gen nhiễm trong thức ăn: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc tăng trọng.
Hạn chế lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác
Triệu chứng ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng ảnh hưởng đến ruột già, chủ yếu là đại tràng và trực tràng. Những khối u thường phát triển từ những khối polyp t.iền ung thư.
TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Tuy nhiên khi có những triệu chứng sau, cần đặc biệt lưu ý đến ung thư đại trực tràng:
– Rối loạn tiêu hóa: Ban đầu có thể là ợ chua, sau là đau tức vùng bụng, co thắt dạ dày trước hoặc sau khi ăn.
– Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần nên chú ý theo dõi.
– Đi ngoài phân nhỏ, phân dẹt: Có nguy cơ ruột gặp phải những vật cản như các khối u, polyp to khiến hình dạng và kích thước phân thay đổi.
– Đi ngoài ra m.áu: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nguyên do khối u trong lòng ruột gây c.hảy m.áu.
– Giảm cân bất thường, mệt mỏi: Hầu hết các trường hợp mắc ung thư đều có dấu hiệu giảm cân nhanh và nhiều trong thời gian ngắn dù không ăn kiêng hay tập luyện gì gắng sức.
Thức khuya là cách “gieo mầm” rất nhiều bệnh nan y: Sớm làm 5 thủ thuật để giảm thiệt hại
Tìm hiểu 5 thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn giảm thiệt hại sức khỏe do thức khuya gây ra. Những căn bệnh nan y cũng sẽ được phòng ngừa tốt hơn nhờ sự chăm sóc kịp thời của bạn.
Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Sức khỏe (TQ), thức khuya được đ.ánh giá là một trong những vấn đề sức khỏe gây hậu quả nghiêm trọng trong lối sống của người hiện đại.
Khác với ông bà cha mẹ chúng ta trước đây, họ thường đi ngủ sớm và thức dậy sớm, trong khi người hiện đại lại thức rất khuya và ngủ dậy muộn, từ đó tạo ra những hệ lụy rất lớn cho sức khỏe.
Tất nhiên, một số trường hợp do tính chất công việc hoặc có các vấn đề quan trọng cần giải quyết nên buộc phải thức khuya, lúc này, bạn nên áp dụng những giải pháp hỗ trợ để giảm thiểu thiệt hại.
Trong trường hợp bình thường, ngay kể cả khi bạn có thời gian, rất nên dành thời gian tìm hiểu 5 thủ thuật sau đây để giảm sự hao tổn sức khỏe do hậu quả của thức khuya gây ra.
1. Ngủ trước khi có kế hoạch phải thức khuya
Nếu bạn có một kế hoạch nào đó mà phải sẵn sàng thức khuya, bạn có thể ngủ trước đó 1-2 tiếng, dù không ngủ được thì việc nhắm mắt tĩnh tâm lại sẽ có tác dụng nghỉ ngơi nhất định.
Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng chuẩn bị “pin” năng lượng cho việc thức khuya sau đó, từ đó có thể đỡ hao sức hơn.
2. Thức khuya hai tiếng, ngủ bù nửa tiếng
Ngày hôm sau khi thức khuya, bạn nhớ ngủ bù ngay nhé.
Ngủ trưa là một lựa chọn vô cùng đúng đắn trong trường hợp này. Bạn có thể ngủ khoảng gần 30 phút là đủ. Nếu thực sự không ngủ được thì bạn có thể nằm nghỉ một lúc. Việc này có thể bổ sung năng lượng cho bạn.
3. Di chuyển cơ thể của bạn bất cứ lúc nào
Khi thức khuya, hãy tránh ngồi yên suốt thời gian đó, càng không nên nằm tư thế ngủ gục trên bàn, tốt nhất nửa tiếng nên đứng dậy vận động, đi lại, vươn vai có thể giúp cơ thể bạn đỡ mỏi.
Sức khỏe chúng ta phụ thuộc rất lớn vào sự chăm vận động, nếu bạn tranh thủ được bất cứ lúc nào, hãy cố gắng vận động. Ngay kể cả khi bạn ngồi, cũng nên xoay người, xoay các khớp, xoa bóp các vùng cơ bắp.
4. Thức khuya gây bốc hỏa có thể bấm vào 2 huyệt vị
Đông y quan niệm rằng, hãy dùng những ngón tay trước khi phải dùng đến kim tiêm. Nhấn mạnh rằng tác dụng của các huyệt vị đối với sức khỏe là rất lớn. Bạn nên tận dụng thời gian rảnh của mình để bấm huyệt bất kỳ lúc nào có thể.
Để hỗ trợ giảm thiệt hại do thức khuya, bạn có thể bấm 2 huyệt vị hữu hiệu nhất.
Một là huyệt Chiếu Hải, ấn trong vòng 5-10 phút, khi ấn chú ý vừa đủ mạnh sẽ có cảm giác đau, tê và sưng.
Hai là huyệt Dũng Tuyền, dùng ngón tay cái ấn vào huyệt và xoa nhẹ trong 20 – 30 lần có tác dụng dưỡng âm, hạ hỏa, giảm nhanh các triệu chứng như khô miệng, chóng mặt, hồi hộp do nhiệt.
5. Những nhóm người không nên thức khuya
Sau đây là những nhóm người không nên thức khuya, vì sức khỏe của bạn không nằm trong ngưỡng khỏe mạnh cho phép, thức khuya sẽ gây thiệt hại rất lớn và khó phục hồi.
Lời khuyên dưỡng sinh ngày 30 Tết của danh y 91 t.uổi: “3 chữ vàng” để khỏe mạnh, sống lâu
BS mách bạn 6 việc để có sức khỏe tối ưu nhất: Điều thứ 4 nếu chủ quan sẽ vô cùng nguy hiểm
Dự đoán nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả nam và nữ: Hãy xem bạn có nguy cơ không?
Người trên 40 t.uổi
Người béo phì (chỉ số BMI trên 28)
Người bị cao huyết áp
Người bị tiểu đường
Người có bệnh dạ dày
Người có bệnh tim mạch
Bạn nên tâm niệm là cố gắng đi ngủ sớm, tránh thức khuya, chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi để tránh làm nặng thêm tình trạng tổn thương, bệnh sẽ nặng hơn.
Ngủ đủ giấc và ngủ có ngon hay không liên quan mật thiết đến sức khỏe và ảnh hưởng nhất định đến công việc, học tập, vì vậy, để sống lành mạnh hơn, chúng ta nên chú ý đến chất lượng giấc ngủ, phát hiện vấn đề và điều chỉnh kịp thời.