Parkinson là bệnh do thoái hóa hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Bệnh biểu hiện đặc trưng bằng các cử động chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn về thăng bằng. Bác sĩ người Anh James Parkinson là người đầu tiên mô tả bệnh này vào năm 1817.
Bệnh xảy ra khi các tế bào thần kinh trong não không thể sản xuất một loại hóa chất gọi là dopamine. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn so với nữ, khởi phát lúc 60 t.uổi và thường có những dấu hiệu sớm ở t.uổi 50. Vấn đề mới xuất hiện là người trẻ, trên 35 t.uổi có dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson chiếm gần 10%.
Căn bệnh hiện không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh. Các chuyên gia trên thế giới khẳng định, chính vì không thể chữa khỏi căn bệnh này nên việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh có thể cải thiện chức năng vận động.
Phát triển các hạt nano đưa thuốc trực tiếp vào não
ối với các nhà khoa học nghiên cứu về các bệnh thoái hóa như sa sút trí tuệ ở người lớn t.uổi (Alzheimer) và hội chứng liệt rung (Parkinson), việc đưa thuốc lên não là công việc khó khăn nhất.
Tin vui là các nhà nghiên cứu ở Canada vừa phát triển các hạt nano có thể vượt qua những rào cản trong não và cung cấp thuốc cho các tế bào thần kinh, điều mà các phương pháp điều trị hiện nay không làm được.
Các hạt nano sau khi tiêm (qua tĩnh mạch) đã đi vào m.áu và lắng đọng xung quanh các mạch m.áu não của cá ngựa vằn.
Nhóm chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (INRS) cho biết hàng rào m.áu não là trở ngại lớn nhất khi điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh. Hàng rào m.áu não có nhiệm vụ lọc và ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập não, nhưng nó cũng chính là yếu tố cản trở sự lưu thông của thuốc đến não.
Trong khi đó, để điều trị các bệnh thoái hóa như Alzheimer và Parkinson – chủ yếu bắt nguồn từ việc tế bào não tiếp xúc với các mảng bám có hại trong não, dẫn đến tình trạng sa sút trí nhớ và suy yếu chức năng vận động, các bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc tiêu chuẩn với liều lượng cao, song cũng chỉ đưa một lượng nhỏ thuốc đến não. iều đó đồng nghĩa phần lớn lượng thuốc còn lại vẫn tồn tại trong m.áu của bệnh nhân, gây ra các tác dụng phụ có hại. Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, một số bệnh nhân buộc phải ngừng điều trị.
Các nhà nghiên cứu INRS cho biết việc chuyển sang sử dụng các hạt nano, với các đặc tính hóa học nhất định và bao bọc thuốc trong một lớp bảo vệ đặc biệt, có thể “đánh lừa” hệ miễn dịch của cơ thể và phát sinh ít tác dụng phụ hơn.
Họ đã thử nghiệm các hạt nano chứa thuốc mới trên các tế bào nuôi cấy và sau đó là cá ngựa vằn – đã được chứng minh là hữu ích đối với các nghiên cứu y học cho người. Loài cá nước ngọt nhỏ xíu này rất giống con người ở cấp độ phân tử, di truyền và tế bào sinh vật, nên chúng rất hữu ích trong việc so sánh kết quả thử nghiệm trước khi các nhà khoa học chuyển sang thử nghiệm trên người. “Loài cá này có một số ưu điểm cho nghiên cứu. Hàng rào m.áu não của chúng tương tự hàng rào m.áu não của con người và lớp da trong suốt của chúng cho phép chúng ta nhìn thấy sự phân bố của các hạt nano gần như là theo thời gian thực” – nhà dược học Charles Ramassamy giải thích.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết các hạt nano mà họ phát triển chỉ sử dụng các chất mà cơ thể người có thể phân rã một cách an toàn sau khi nó hoàn tất nhiệm vụ đưa thuốc đến não. “Chúng tôi tạo ra các hạt nano bằng axit polylactic (PLA), một vật liệu tương thích sinh học dễ bị cơ thể đào thải, còn lớp polyethylene glycol (PEG) bao phủ các hạt nano sẽ giúp chúng không bị phát hiện bởi hệ miễn dịch, nhờ đó có thể lưu thông trong m.áu lâu hơn” – Giáo sư Ramassamy, cũng là Chủ tịch tổ chức nghiên cứu bệnh Alzheimer Louise and André Charron, chia sẻ.
Nhiều thí nghiệm cho thấy các hạt PLA/PEG có thể vượt qua hàng rào m.áu não trong cá ngựa vằn và đến được với các tế bào thần kinh. Nhóm nghiên cứu cho biết họ đang tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện kỹ thuật dẫn thuốc mới và dự kiến tiến hành nhiều thử nghiệm trên những con vật khác để đ.ánh giá hiệu quả, trước khi chuyển sang thử nghiệm lâm sàng trên người.