Giấc mơ có thật của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 12 năm cưới nhau

Hành trình 10 năm ròng “tìm” con, cuối cùng cặp vợ chồng hiếm muộn ở Bình Định vỡ òa hạnh phúc, nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thực hiện.

Hạnh phúc bất ngờ

Mới đây, vợ chồng anh chị Huỳnh Đ. (43 t.uổi) và Đặng Thị Hoàng Y. (40 t.uổi, ở TP Quy Nhơn, Bình Định) là 1 trong 7 trường hợp vô sinh hiếm muộn may mắn có con từ kỹ thuật IVF được thực hiện ngay tại đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định), với chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh).

Giấc mơ có thật của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 12 năm cưới nhau

Bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Tiến, phụ trách đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản và em bé chào đời từ IVF

Cưới nhau 12 năm, đó cũng ngần ấy năm vợ chồng anh Đ. gian nan “tìm” con, đến phút cuối hạnh phúc cũng mỉm cười với vợ chồng anh. Đến nay, con gái của vợ chồng anh Đ. được gần 2 tháng t.uổi, nhưng khi nhắc đến “kỳ tích” này anh Đ. không khỏi xúc động vì hành trình “tìm” con của vợ chồng anh thật gian nan.

Theo anh Đ., năm 2009, anh lấy vợ nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên vợ chồng kế hoạch 2 năm, sau đó “thả” 2 năm nhưng vẫn không có con. Sau đó, vợ chồng anh đã đi khắp các bệnh viện ở phía Nam rồi ngược dòng ra tận Huế để khám, điều trị vẫn không có kết quả.

Nghe mách uống thuốc bắc, thuốc nam anh đều làm theo nhưng chỉ là sự thất vọng, bác sĩ kết luận anh bị “t.inh t.rùng yếu, gần như bất động”.

Tưởng như vợ chồng anh Đ. bỏ cuộc, thế nhưng, năm 2018 nghe tin Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định triển khai kỹ thuật IVF. Anh cùng vợ đăng ký ngay từ ngày đầu tiên, may mắn mỉm cười với họ khi ngay lần chuyển 2 phôi đầu thì đậu thai.

Giấc mơ có thật của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 12 năm cưới nhau

Bác sĩ tư vấn về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

“Đăng ký ngay từ đầu, nhưng bác sĩ nói tôi t.inh t.rùng yếu, còn vợ thì cũng đã lớn t.uổi. Nhưng còn nước còn tát, vợ chồng tôi quyết nhờ bác sĩ làm lần này, nếu vẫn không được mới bỏ cuộc. Không ngờ, niềm vui mỉm cười với vợ chồng tôi khi ngay lần chuyển 2 phôi đầu tiên thì đậu thai”, anh Đ. chia sẻ.

Ngày 10/1, niềm vui vỡ òa khi vợ chồng anh đón cô con gái nặng 3,1kg chào đời mạnh khỏe. “Thời gian chờ đến khi vợ sinh tôi rất lo lắng nhưng luôn động viên và tạo điều kiện hết mức cho vợ. Ngày con chào đời được bồng con tôi hạnh phúc đến rơi nước mắt, vì đó là cả một quá trình đi “tìm” con rất khó khăn”, anh Đ. tâm sự.

Dấu mốc quan trọng

Với sự hỗ trợ của Bệnh viện Từ Dũ, từ năm 2018 đến 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã hoàn tất 20 chu kỳ chuyển giao kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Kết quả, có 9 trường hợp đậu thai, trong số này 7 ca sinh thành công 9 em bé (2 ca song thai).

Ngày 7/2, đ.ánh dấu cột mốc quan trọng cho thành công vượt bậc của ngành y tế Bình Định khi Bộ Y tế có Quyết định công nhận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đủ điều kiện triển khai độc lập kỹ thuật IVF. Thành công này là một chặng đường rất dài và cam go với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ 10 năm trước.

Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, thời điểm khởi động, bệnh viện là 1 trong 10 bệnh viện vùng của cả nước được Chính phủ chọn triển khai dự án hỗ trợ đầu tư trang thiết bị y tế do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.

Sau khi có trang thiết bị, bệnh viện mời chuyên gia Bệnh viện Từ Dũ khảo sát cơ sở hạ tầng, để triển khai đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản.

Đến năm 2018, hội đủ hai điều kiện quan trọng, bệnh viện cử ê kíp của khoa Phụ sản vào Bệnh viện Từ Dũ học và nhận chuyển giao kỹ thuật, đến nay đã được hái những quả ngọt đầu tiên.

Bác sĩ CK II Nguyễn Hữu Tiến, Phó trưởng khoa Phụ sản, người trực tiếp thực hiện kỹ thuật này cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cho biết: “Ca đầu tiên thông báo đậu thai thành công, chúng tôi vừa mừng vừa lo vì không biết trong hành trình gian nan 9 tháng 10 ngày em bé được đủ tháng hay trục trặc có vấn đề gì không. Chỉ đến khi được bế được em bé ra khỏi bụng mẹ thì nỗi lo ấy không còn nữa, thay vào đó là niềm vui vỡ òa”.

Bác sĩ CKII Võ Thành Nam Bình, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết, với thành công này, Bình Định là 1 trong 3 tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ hiếm hoi thành công trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được Bộ Y tế công nhận, mang lại niềm vui cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Theo kế hoạch, Bệnh viện sẽ thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản trên cơ sở của đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản để đầu tư và phát triển mạnh hơn, đồng bộ hơn kỹ thuật IVF.

Hiện, có khoảng 30 trường hợp đăng ký làm IVF tại đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản, trong đó, khoảng 15% bệnh nhân đến từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên.

“Đây là thành công rất lớn, rất đáng tự hào nhưng mới chỉ là bước đầu. Chúng tôi đang có dự kiến, trước hết là Khoa Hỗ trợ sinh sản, tách ra từ khoa phụ sản hiện tại. Trên cơ sở đó, có điều kiện để phát triển nhân lực chuyên sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị cao cấp hơn nữa. Ngoài ra, có rất nhiều công việc chuyên môn khác phải làm như ngân hàng t.inh t.rùng, ngân hàng trứng…”, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định Lê Quang Hùng chia sẻ.

Truyền ối cứu được thai nhi đã cạn sạch nước ối, nhưng ai không thể thực hiện?

Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị thành công ca cạn sạch ối khi thai chỉ mới 23 tuần, giúp mẹ tròn con vuông cho một sản phụ hiếm muộn 6 năm.

Thai 23 tuần cạn sạch ối vẫn chào đời khoẻ mạnh

Bệnh nhân là chị N.T.Y (31 t.uổi, Yên Bái). Chị từng mang thai một lần song thai IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) nhưng bị sảy. Lần mang thai thứ 2 này, chị tiếp tục mang song thai. Tuy nhiên tới tuần thai thứ 8, bác sĩ phát hiện một trong hai thai của chị bị lưu. Tuần 22 tới khám, thai nhi còn lại vẫn phát triển bình thường.

Tuy nhiên sau đó một ngày, chị cảm nhận thai nhi ít đạp. Siêu âm cho thấy thai nhi đã cạn ối. Một cơ sở y tế nói với chị là không có khả năng cứu em bé. Nhưng niềm khát khao con cái khiến người mẹ trẻ tìm mọi cách để giữ lấy đứa con này. Bởi chị không còn phôi nào nữa.

Giấc mơ có thật của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 12 năm cưới nhau

Các bác sĩ thực hiện truyền ối cho thai phụ cạn nước ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: BVCC

Lần này, chị tìm đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, xin thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai, truyền ối. Đến viện, bác sĩ siêu âm cho thấy thai nhi đã cạn sạch ối, không còn khả năng nuôi thai 23 tuần.

BS Nguyen Thi Sim – Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, qua thăm khám, bác sĩ phát hiện thai nhi đang ở tuần 23 đã cạn sạch ối, siêu âm doppler thấy dòng m.áu trong động mạch rốn đảo ngược, không còn khả năng nuôi thai.

Ngay lập tức, sản phụ được chỉ định truyền ối. Sau phau thuat, tinh trang suc khoe chi Y. hoan toan on đinh, được tiếp tục theo dõi tại viện trong 2 tuần. Hôm 5/1, chị sinh con ở tuần 36, em bé 2,2kg chào đời khoẻ mạnh trong niềm hạnh phúc của bác sĩ và gia đình.

Đây là một trong hàng chục trường hợp được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ định truyền ối giữ thai thành công. Phương pháp này được áp dụng từ năm 2019 tại bệnh viện tuyến cuối về sản phụ khoa này.

Vì sao có hiện tượng thiểu ối?

BS Nguyen Thi Sim cho hay nước ối là dung dịch bao quanh thai nhi, đóng vai trò như một môi trường chất lỏng giúp bảo vệ thai nhi khỏi những va đ.ập, sang chấn, n.hiễm t.rùng; đồng thời nó cũng chứa nguồn dinh dưỡng phong phú cần thiết cho thai nhi. Nước ối trong là dấu hiệu thai nhi phát triển ổn định và tử cung người mẹ khỏe mạnh.

Còn thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường theo t.uổi thai. Có tới 4-5% sản phụ có nguy cơ rơi vào tình trạng thiểu ối. Trong các thai kỳ thể tích nước ối khác nhau.

Nếu trong quá trình khám thai cho thai phụ từ tuần thứ 8 – 40, các bác sĩ luôn có động tác quan sát nước ối cho thai nhi và đ.ánh giá các tình trạng khác của thai. Nếu nước ối bị ít đi, hoặc bị thiếu, bác sĩ có thể đ.ánh giá bằng việc siêu âm rất rõ.

Theo BS Sim, có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiểu ối, là do mẹ và do thai nhi. Trong đó, nguyên nhân do mẹ bị rỉ ối hoặc vỡ ối, khiến cho nước ối ra ngoài theo đường â.m đ.ạo làm giảm nước ối trong tử cung. Hoặc do mẹ có một số bệnh lý làm cho quá trình sản xuất nước ối trong bào thai bị ít dần đi, làm nước ối cũng giảm.

Còn nguyên nhân do phía thai, nặng nhất thường là do thận của thai nhi không có, hoặc có nhưng không hoạt động làm cho quá trình tạo nước ối giai đoạn phát triển thai nhi không diễn ra. Tuy nhiên, cũng có tới 30% thiểu ối vẫn chưa rõ nguyên nhân. Những trường hợp này vẫn đang được xem xét và nghiên cứu thêm.

Thiểu ối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Nặng nề nhất là gây thiểu sản phổi thai nhi, khiến em bé khi ra đời suy giảm chức năng hô hấp; thai nhi chậm phát triển, không đủ cân như những em bé bình thường; thai nhi có thể bị biến dạng mặt, chân tay, thậm chí là lồng ngực, ổ bụng, cột sống; ngôi thai bất thường gây ra tình trạng lưu thai.

Truyền ối không thể thực hiện với trường hợp nào?

Trước kia, thiểu ối không có điều trị đặc hiệu, thông thường bác sĩ chỉ hướng dẫn cho thai phụ uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, thậm chí là có một số biện pháp truyền dịch ở tĩnh mạch mẹ… mong lượng dịch trong cơ thể mẹ tăng là nước ối tăng lên. Thực tế hiệu quả những phương pháp này chưa hẳn là cao như mong muốn. Vì thế, đa số các bác sĩ khuyên chủ động đình chỉ thai nghén trước khi đ.ứa b.é chết lưu trong cơ thể người mẹ.

Bởi vậy, với những trường hợp bị thiểu ối, hiện Bệnh viện đã thực hiện kỹ thuật truyền ối, nhằm cứu được các em bé, kéo dài thời gian mang thai và tránh được những dị tật không mong muốn do thiểu ối gây ra.

Trong đó, truyền ối thực chất là truyền dịch bù ối. Đây là kỹ thuật đưa dịch đẳng trương vô khuẩn vào buồng ối, để tăng thể tích nước ối cho bào thai. Tuy nhiên, với kỹ thuật này thiểu ối và màng ối của thai phụ phải còn nguyên vẹn và t.uổi thai trong khoảng 16 – 32 tuần. Việc truyền ối sẽ không thể thực hiện được với một số trường hợp thai nhi nhỏ hơn 16 tuần t.uổi; chống chỉ định ối nhỏ hơn 25mm; thai phụ bị rỉ ối, vỡ ối non hay thai dị dạng, n.hiễm t.rùng cấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *