Nếu cho con bú không đúng cách, trẻ có nguy cơ bỏ bú mẹ đồng thời ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa non nớt của các bé.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng thì trẻ sơ sinh sẽ ngày càng bú sữa nhiều hơn. Kéo theo đó là một số mẹ không còn đủ sữa để con bú mẹ hoàn toàn. Khi ấy, các mẹ thường lựa chọn cho con bú kết hợp giữa sữa mẹ, sữa công thức để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con yêu.
Cho trẻ uống kết hợp 2 loại sữa là lựa chọn khoa học, có lợi cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ trong trường hợp mẹ không đủ sữa để cho con bú. Tuy nhiên, sữa mẹ và sữa công thức có những khác biệt nhất định nên khi cho bé ăn kết hợp, mẹ cần lưu ý những điều sau:
1. Mỗi lần chỉ cho con bú một loại sữa
Khi lựa chọn cho trẻ bú sữa kết hợp giữa 2 loại, các mẹ cần lưu ý mỗi lần chỉ cho con bú một loại sữa. Nói khác đi, không pha trộn sữa mẹ và sữa công thức với nhau mỗi khi cho bé bú.
Nếu trộn lẫn sữa mẹ và sữa công thức trong một bình sữa, bé sẽ có khả năng bị khó tiêu, đầy bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, cách cho ăn này còn có thể khiến trẻ bị ảo giác về núm vú, lẫn lộn giữa bầu ngực mẹ và núm bình sữa, về lâu dài, có thể trẻ sẽ từ chối một trong hai: bú mẹ hoặc bú bình.
2. Cho con bú mẹ càng nhiều càng tốt
Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sự phát triển mọi mặt của trẻ mà còn giúp tăng cường tình mẫu tử, sự gắn kết giữa mẹ và con. Vì thế, ngay cả khi mẹ cho bé ăn thêm sữa công thức, hãy tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ, cho bé bú mẹ mọi lúc, mọi nơi, khi thiếu sữa, hết sữa thì mới nên cho bé bú bình.
Trong các trường hợp trẻ bú sữa kết hợp, có bé đã dần dần bỏ bú mẹ mà “nghiện” ti bình hơn. Nguyên nhân là do mẹ nghĩ mình ít sữa, hết sữa nên ít cho bé bú trực tiếp. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Ngay cả khi dặm thêm cho bé 1 – 2 cữ sữa công thức, mẹ vẫn nên tích cực cho bé bú bởi trẻ càng bú nhiều sẽ càng kích thích quá trình tiết sữa, giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu nhất có thể.
3. Nên cho bé bú mẹ vào ban đêm
Đối với những trẻ vẫn có nhu cầu ăn đêm thì tốt nhất nên cho bé bú mẹ vào cữ đêm. Lý do là bởi nhu cầu ăn của trẻ vào ban đêm không nhiều, trong khi đó vào ban đêm, mẹ được nghỉ ngơi nhiều nên lượng sữa mẹ tiết ra tương đối đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Mẹ nên căn cứ vào nhu cầu bú đêm của con để biết có nên cho bé bú mẹ vào ban đêm hay không, điều này sẽ giúp mẹ duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài hơn. Ngoài ra, nếu không cho bé bú đêm đồng nghĩa với việc mẹ vô tình giãn cữ bú sữa, quá trình này kéo dài sẽ làm giảm đáng kể nguồn sữa mẹ.
Luôn cố gắng cho bé bú càng nhiều càng tốt, ngay cả khi dặm thêm sữa công thức (Ảnh minh họa).
4. Trước t.uổi ăn dặm, trẻ không cần bổ sung nước uống dù bú mẹ hay bú bình
Cũng giống như trẻ bú mẹ hoàn toàn, những trẻ vừa bú mẹ vừa bú bình cũng không cần bổ sung thêm nước khi chưa bước vào giai đoạn ăn dặm. Một là sữa mẹ đã chứa đủ nước, hai là trong sữa công thức cũng cung cấp đủ nước cho cơ thể bé.
Tuyệt đối không pha sữa công thức vượt quá lượng nước mà nhà sản xuất khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. Việc này sẽ gây hại cho cơ thể trẻ.
Có thai trở lại sẽ mất luôn sữa mẹ?
Bạn đọc Ng.Th.A.T (27 t.uổi, tỉnh Long An) hỏi: “Con trai tôi mới được 7 tháng t.uổi nhưng vừa rồi tôi đi khám, phát hiện đã có thai vài tuần. Nghe nói như vậy sẽ sớm mất sữa mẹ, có đúng không? Có cách nào khắc phục không?”.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời: Nếu đang cho bé bú mẹ thì khi phát hiện có thai sớm không cần phải cai sữa mẹ ngay vì dễ gây xáo trộn về tiêu hóa, dinh dưỡng và tâm lý của bé. Tuy nhiên khi cơ thể chuyển sang tình trạng mang thai, sẽ có sự thay đổi về nội tiết khiến cho sự tiết sữa giảm dần và bé phải được chuyển dần sang dùng sữa công thức (sữa bột).
Đang cho bé bú mẹ, phát hiện có thai sớm, không nhất thiết phải cai sữa mẹ (Ảnh minh họa từ Internet)
Cần lưu ý việc cho bé ăn dặm đúng cách khi bé đủ 6 tháng t.uổi, bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp, theo dõi cân nặng và tiêm chủng cho bé đầy đủ, nếu có bất thường về sự tăng cân và phát triển của bé thì tham khảo và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa và dinh dưỡng.
Không có sự can thiệp y khoa nào để có thể tiếp tục tiết sữa cho bé bú, do vậy bạn T. cần phải chuyển dần sang phác đồ dinh dưỡng dành cho thai phụ chứ không phải của người đang cho con bú. Cơ thể của bạn sẽ có sự biến đổi theo tự nhiên, nhằm giúp cho việc nuôi dưỡng thai nhi và chuẩn bị cho cuộc sinh em bé sau này.