Sự hình thành của nấm này là một sự tình cờ, khả năng sinh trưởng của nó nhỏ hơn 1% nên ngày càng khan hiếm.
Ở các rừng tre phía nam Trung Quốc, có rất nhiều loại nấm dại mọc hoang trong rừng núi, bụi rậm. Trong đó, phải kể đến một loại nấm phát triển trong đất, có hình dạng như quả, từng không ai quan tâm nhưng bây giờ là một dược liệu quý hiếm được nhiều người tìm mua, nó có tên là “ Wulingshen” hay còn được ví như “ hắc nhân sâm Wuling”.
Nhắc đến nấm, mọi thường không quá xa lạ, nó thường có cuống và mũ, nhưng Wulingshen có kích thước như quả trứng cút, hình tròn, màu sẫm, rất kỳ lạ. Thực chất đây là một loài thực vật sống ký sinh, quả của nó ăn được và có giá trị kinh tế không thua gì nhân sâm thứ thiệt. Sau khi phơi khô, loại nấm này có giá 280 tệ/lạng (tương đương 1 triệu VNĐ/lạng).
Wulingshen là một loại thực vật sống ký sinh, có tên khoa học là Xylaria nigricans hoặc Ceratos nigra, là một loại nấm dược liệu quý hiếm. Khác với các loại nấm thông thường, quá trình sinh trưởng của nấm này rất đặc biệt, không mọc ở đồng cỏ cũng không ký sinh trên cành cây mà chỉ mọc trên các sườn núi ấm áp, ven sông hoặc nơi mối làm tổ bỏ đi.
Wulingshen phát triển trên và dưới đất, phần trên giống như loại cây bình thường, mọc nhánh độc lập, nên nhiều người còn tưởng nó là nhân sâm, nhưng quả của nó lại mọc bên dưới đất sâu 1 mét.
Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, Xylaria nigra xâm nhập vào hốc cây hoặc tổ mối bỏ hoang để ươm mầm. Các rễ cây sẽ mọc đan xen, hút chất dinh dưỡng từ mùn sau đó dồn xuống rễ tạo thành các quả đen.
Giá trị của những quả này rất cao, bên ngoài có hình elip và cứng, nhưng bên trong có màu trắng sữa hơi ngả vàng. Nó rất mềm, chứa nhiều protein và chất dinh dưỡng, mùi thơm độc đáo, thường được nấu với canh gà, có tác dụng dưỡng tim, bổ khí, chống lão hóa, hữu ích cho người bị chấn thương.
Trong y học Trung Quốc, đây là một loại dược liệu truyền thống. Những ghi ghép ghi rằng, nó có tác dụng dưỡng khí, dưỡng tâm, an thần. Y học hiện đại cho rằng, nó có thể bổ thận khí, cải thiện giấc ngủ, hệ miễn dịch, giá trị không thua gì nhân sâm và đông trùng hạ thảo.
So với các loại nấm hoang dã thông thường, Wulingshen có yêu cầu khắt khe hơn về môi trường sinh trưởng, chỉ tìm thấy trong các tổ bị mối cánh đen bỏ và không phải tổ mối nào cũng có sự phát triển của nấm Wuling. Sự hình thành của nấm này là một sự tình cờ, khả năng sinh trưởng của nó nhỏ hơn 1% nên ngày càng khan hiếm.
Vì nó có giá trị kinh tế cao nên người dân thường đổ xô đi tìm kiếm, đến mức tận diệt và khó có thể tìm thấy số lượng nhiều như trước đây.
Những công dụng tuyệt vời của trà lúa mạch
Trà lúa mạch có rất nhiều hợp chất hữu ích cùng nồng độ cao các vitamin A, C, chất chống oxy hóa, axit amin, selenium, melatonin và tryptophan. Vì vậy sử dụng trà lúa mạch đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ như sau:
1. Cải thiện giấc ngủ
Thành phần chính của trà lúa mạch là lúa mạch rang nên loại trà này hoàn toàn không có caffein. Trà lúa mạch chứa melatonin và tryptophan, hai chất này đều giúp cải thiện giấc ngủ. Vì thế bạn có thể dùng trà lúa mạch mà không lo ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, vị trà đắng nhẹ và hương thơm dễ chịu giúp bạn giảm căng thẳng và thư giản.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Lúa mạch từ lâu được biết đến với chất xơ dồi dào nên trà lúa mạch là một lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ tiêu hóa tốt. Chất xơ góp phần điều chỉnh dinh dưỡng trong cơ thể và giúp đẩy chất thải ra dễ dàng. Đối với người có hệ tiêu hóa không tốt, hay bị táo bón thì bổ sung trà lúa mạch vào thực đơn hàng ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Ảnh minh hoạ trà lúa mạch. Đồ hoạ: Ngọc Trâm
3. Kháng khuẩn
Sự xâm nhập, bám dính của vi khuẩn từ thức ăn, nước uống hàng ngày dễ dẫn đến tình trạng sâu răng. Với thành phần Polyphenol có trong chiết xuất trà lúa mạch có tác dụng kháng khuẩn, giảm lượng vi khuẩn bám vào răng, hạn chế sâu răng. Một tách trà lúa mạch mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe răng miệng.
4. Chống oxy hóa
Trà lúa mạch chứa chất chống oxy hóa cao. Lignans, selen, vitamin A và C có trong trà lúa mạch là những chất rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, chất p-Coumaric acid, chất này có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây oxy hoá tế bào. Thế nên trà lúa mạch hỗ trợ ngăn ngừa bệnh do gốc tự do gây ra như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp,…
5. Chống đông m.áu
Tình trạng m.áu lưu thông kém dễ hình thành các cục m.áu đông dẫn đến nguy cơ đau tim, thậm chí là đột quỵ. Thành phần hóa học alkylpyrazines có trong trà lúa mạch có tác dụng chống đông m.áu, hỗ trợ tuần hoàn m.áu tốt hơn. Ngoài ra, GABA.
(Gamma Aminobutyric Acid) giúp cân bằng huyết áp. Vì thế, uống trà lúa mạch thường xuyên góp phần cải thiện tuần hoàn m.áu, hạn chế khả năng đông m.áu.
6. Cân bằng đường huyết
Hàm lượng magnesium cao trong trà lúa mạch phản ứng với enzyme có thể kiểm soát lượng đường trong m.áu, đưa tỉ lệ đường huyết mức về cân bằng. Uống trà lúa mạch thường xuyên làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường loại 2, giảm các triệu chứng t.iền k.inh n.guyệt.
7. Hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới
Nguồn cung lớn khoáng chất selenium từ trà lúa mạch hỗ trợ tối đa sức khỏe sinh sản ở nam giới. Chất này đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng tuyến t.iền liệt và ngăn ngừa ung thư tuyến t.iền liệt. Điều này nâng cao chất lượng t.inh t.rùng và khả năng sinh sản cho quý ông.
8. Giảm cân
Các sản phẩm từ lúa mạch được chị em phụ nữ tin dùng trong công cuộc giảm cân. Bên cạnh dùng lúa mạch như dạng thức ăn thì trà lúa mạch cũng dần phổ biến hơn vì dễ dùng, lượng đường thấp, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giàu chất chống oxy hóa. Trà lúa mạch từ đó trở thành công cụ hỗ trợ đặc biệt cho quá trình giảm cân hiệu quả.