Khoa học phát hiện vì sao người trẻ lại t.ử v.ong vì Covid-19

Mặc dù có sức khỏe cường tráng và không mắc bệnh nền nhưng nhiều người trẻ t.uổi vẫn t.ử v.ong vì Covid-19. Một nghiên cứu mới đây đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

Khoa học phát hiện vì sao người trẻ lại t.ử v.ong vì Covid-19

Các nhà khoa học cho rằng gien có thể là nguyên nhân khiến người trẻ t.ử v.ong vì Covid-19 – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các nhà khoa học đã tìm ra những manh mối quan trọng giúp giải thích vì sao những người trẻ lại có thể t.ử v.ong vì Covid-19. Nguyên nhân có thể là do ADN, theo Daily Mail.

Trong một nghiên cứu mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Roslin ở Edinburgh (Anh) đã phát hiện ra 5 gien được cho là làm tăng nguy cơ t.ử v.ong vì Covid-19.

Gien là một đoạn của ADN, nằm bên trong tế bào của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến mọi quá trình sinh học trong cơ thể, kể cả việc sản sinh ra các tế bào miễn dịch để t.iêu d.iệt virus.

Nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng tiến triển tốt lên, cụ bà ở Đà Nẵng vẫn nguy kịch

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 2.244 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó 200 người phải chăm sóc đặc biệt. Những người này xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, 75% phải dùng máy thở và hơn 20% đã t.ử v.ong sau đó.

Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu m.áu và phân tích ADN của những người bệnh nặng này và so sánh với ADN của những người mắc Covid-19 nhưng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào cũng có thể giải thích về tình trạng nguy kịch của người mắc.

Cơ thể con người có khoảng 20.000 gien. Sau khi phân tích, các nhà khoa học phát hiện giữa những người nguy kịch và chỉ bị triệu chứng nhẹ khi mắc Covid-19 có sự khác biệt lớn ở 5 gien.

Toàn bộ 5 gien này đều đóng vai trò quan trọng với cơ chế phản ứng miễn dịch của cơ thể. Một trong những gien đó có tên TYK2, đóng vai trò rất quan trọng với phản ứng miễn dịch, khiến phản ứng miễn dịch chỉ yếu ớt hay quá mức.

Khoa học phát hiện vì sao người trẻ lại t.ử v.ong vì Covid-19

Gien TYK2 bị lỗi được cho là nguyên nhân khiến cơ thể xuất hiện phản ứng miễn dịch quá mức, gây suy hô hấp cấp tính và suy đa tạng ở bệnh nhân Covid-19 – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Khi Covid-19 xâm nhập vào cơ thể, nếu gien TYK2 bị lỗi sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch quá mức, gây suy hô hấp cấp tính và suy đa tạng. Nhiều bệnh nhân đã t.ử v.ong vì tình trạng này.

Một thủ phạm khác là IFNAR2, gien chịu trách nhiệm lập trình sản sinh ra interferon. Interferon là phân tử có khả năng khởi động động phản ứng của hệ miễn dịch khi có tác nhân gây bệnh xuất hiện.

Nếu gien IFNAR2 bị trục trặc thì lượng interferon tiết ra không đủ. Hệ quả là virus sẽ phát triển nhanh trước khi hệ miễn dịch kịp phản ứng, đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy kịch.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ không biết liệu những phát hiện này có trở thành tiêu chuẩn để sàng lọc bệnh nhân Covid-19 hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi những phát hiện này được ứng dụng thì sẽ tốn thêm chi phí sàng lọc và rất mất thời gian, theo Daily Mail .

Vì sao rất ít vắc xin được dùng cho người cao t.uổi?

Người cao t.uổi dễ bị tổn thương trước bệnh tật, nhưng vì sao họ ít khi được tiêm phòng bệnh?

Khoa học phát hiện vì sao người trẻ lại t.ử v.ong vì Covid-19

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể – Ảnh: GETTY

Vắc xin được tìm ra lần đầu vào năm 1796 dùng để chống lại bệnh đậu mùa. Từ đó đến nay, bằng tiến bộ khoa học kỹ thuật, loài người tạo thêm ra nhiều loại vắc xin mới, nâng cao được sức khỏe con người, giảm đáng kể những thiệt hại về người và kinh tế do bệnh tật gây nên.

Tuy nhiên, có một vấn đề cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa thể khắc phục được, đó là hầu hết các loại vắc xin chỉ có tác dụng hữu hiệu trên t.rẻ e.m và người trẻ t.uổi. Trong khi đó, nhóm rất dễ bị tổn thương trước bệnh tật là người cao t.uổi thì rất khó tiêm phòng.

Lý do là bởi sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của họ với các nhóm t.uổi còn lại.

Cũng giống như nhiều bộ phận khác của cơ thể, hệ thống miễn dịch của chúng ta có dấu hiệu lão hóa theo độ t.uổi.

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới rất phức tạp của các loại tế bào tương tác với nhau. Nếu một cái gì đó, một nơi nào đó trong hệ thống không hoạt động, nó sẽ làm gián đoạn sự cân bằng vốn rất mong manh của phản ứng miễn dịch.

Đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, một số tế bào miễn dịch không còn chức năng vốn có nữa.

Khi một người bị nhiễm mầm bệnh, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ có phản ứng liên kết và bắt đầu tấn công t.iêu d.iệt mầm bệnh tại vị trí lây nhiễm, ngăn không cho mầm bệnh lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Cơ chế hoạt động của vắc xin là đưa kháng nguyên vào để kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch “bắt chước” giống như n.hiễm t.rùng tự nhiên.

Vấn đề là trong cơ thể người cao t.uổi, sự liên kết các tế bào miễn dịch bị suy giảm chức năng và phá vỡ. Điều đó có nghĩa khi nhiễm bệnh hoặc có kháng nguyên vào, cơ thể sẽ mất đi khả năng ứng phó, không thể nhận diện nó như là “vật lạ”. Do đó, không thể kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như n.hiễm t.rùng tự nhiên được nữa.

Trong khi đó, ở cơ thể t.rẻ e.m và nhóm người trẻ t.uổi, hệ miễn dịch không bị lão hóa mà vẫn có thể có các phương pháp để bổ sung, tăng cường sự liên kết tế bào. Bởi vậy, vắc xin áp dụng trên nhóm đối tượng này có hiệu quả hơn.

Mặc dù một số người cao t.uổi sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn những người cùng độ t.uổi do chăm sóc bản thân điều độ hoặc may mắn có được cấu tạo di truyền phù hợp. Nhưng điều đó cũng không đủ để có được hiệu quả tối ưu khi dùng vắc xin, đặc biệt với các virus mới mà khoa học chưa có nhiều hiểu biết về chúng, ví dụ như virus corona.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *