Theo WHO, để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm khi đi chợ mua thực phẩm, cần thực hiện đầy đủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1 m với những người khác, vệ sinh tay thường xuyên…
Cần thực hiện đầy đủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1 m với những người khác. Vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt sau khi chạm vào thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật, t.iền mặt và các bề mặt khác… – ẢNH: WHO
Trước thực tế một số địa phương và người dân lo ngại dịch lây nhiễm qua vận chuyển hàng hóa, thực phẩm đến từ vùng có dịch Covid-19, GS- TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết virus SARS-CoV-2 phát tán lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc gần và đường giọt b.ắn.
“Giống như các virus Corona khác, SARS-CoV-2 có thể sống trên bề mặt khác nhau, tại mọi nơi từ vài giờ đến vài ngày. Nhưng hiện tại chưa có thông tin về việc SARS-CoV-2 có thể sống bao lâu trên thực phẩm và chưa có thông tin về khả năng virus này có thể lây lan qua thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đóng gói”, TS Quỳnh Mai thông tin.
“Nếu băn khoăn về khả năng nhiễm SARS-CoV-2 qua thực phẩm, trước tiên bạn nên thực hiện các hướng dẫn về vệ sinh, rửa tay sau khi cầm nắm thực phẩm, rau củ quả bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đi chợ, làm sạch các dụng cụ đựng thực phẩm, rau quả thường xuyên”, TS Mai lưu ý.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm khi đi chợ mua thực phẩm, cần thực hiện đầy đủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1 m với những người khác. Vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt sau khi chạm vào thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật, t.iền mặt và các bề mặt khác. Tốt nhất không chạm vào động vật sống. Đặc biệt, không mua động vật hoang dã hoặc sản phẩm từ động vật hoang dã.
Về mối liên quan việc lây nhiễm Covid-19 và các côn trùng, WHO khẳng định Covid-19 không truyền qua ruồi, muỗi. Hiện không có bằng chứng hoặc thông tin nào cho thấy virus gây bệnh Covid-19 lây truyền qua ruồi, muỗi. Virus gây ra Covid-19 lây lan chủ yếu qua các giọt b.ắn khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Một người cũng có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Do đó, để bảo vệ bản thân, hãy thực hiện đầy đủ khuyến cáo của cơ quan y tế về các thói quen hằng ngày, phòng lây nhiễm như: khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc; vệ sinh tay kỹ lưỡng và thường xuyên, tránh chạm vào mắt, miệng và mũi, không để lây virus sang mũi, miệng, mắt.
Về thuốc điều trị, theo WHO, hiện tại chưa có loại thuốc nào được cấp phép để điều trị Covid-19. Tuy nhiên, những người bị nhiễm virus cần được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị các triệu chứng; những người bị bệnh nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu.
Các vi chất dinh dưỡng như: vitamin D, C và kẽm, rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng. Nhưng đến nay, không có hướng dẫn về việc sử dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng như một phương pháp điều trị Covid-19. Cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân chống lại SARS-CoV-2 là thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô có cồn khi không có xà phòng và nước.
WHO khuyến cáo: Covid-19 luôn chực chờ tấn công lúc chúng ta lơ là, thiếu cảnh giác. Mỗi người cần tiếp tục thực hành các biện pháp bảo vệ, như đeo khẩu trang nơi công cộng, giữ khoảng cách an toàn, che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, đặc biệt là nhớ rửa tay thường xuyên.
Hướng dẫn đeo khẩu trang tại trường học
Bên cạnh các tỉnh, thành cho học sinh dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều địa phương đã thông báo lịch đi học trở lại từ 22/2/2021.
Việc đeo khau trang tai noi cong cong như trường học là rất cần thiết nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền COVID-19 trực tiếp từ người sang người theo đường hô hấp qua giọt b.ắn.