Lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng

Khi bị sốt cũng không nên ăn trứng bởi hàm lượng protein trong trứng gà cao, ăn xong có thể tạo thành một nguồn nhiệt tương đối lớn cho cơ thể.

Lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng

Ảnh minh họa

Hỏi:

Tôi được biết trứng là một thức ăn bổ dưỡng, vậy thường xuyên ăn trứng có tốt không thưa bác sĩ?

Mai Anh (Thanh Oai, Hà Nội)

Trả lời:

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ dưới 1 t.uổi có thể ăn lòng đỏ và trên 1 t.uổi nên ăn cả quả trứng. Với người lớn, chỉ nên ăn 3 quả/tuần, người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong m.áu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol m.áu, tuy nhiên một tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả.

Các nghiên cứu thấy rằng, tỉ lệ hấp thu và tiêu hóa ở trứng luộc là 100%, ở trứng rán đạt trên 80%, còn ở trứng gà sống thì chỉ đạt 40%, vì vậy trứng luộc là tốt nhất nhưng tránh luộc quá lâu, không nên ăn trứng gà sống hoặc chưa chín kĩ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng để tránh “lợi bất cập hại”. Đó là, khi đói, bởi lúc này dịch vị axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho các thành phần dinh dưỡng của trứng không được hấp thụ hết vào cơ thể. Đồng thời, khi dạ dày trống rỗng hàm lượng canxi của trứng cản trở tiêu hóa khiến tình trạng vón cục.

Khi bị sốt cũng không nên ăn trứng bởi hàm lượng protein có trong trứng gà cao, ăn xong có thể tạo thành một nguồn nhiệt lượng tương đối lớn cho cơ thể, cực kỳ không tốt với những người bị sốt. Cũng không nên ăn trứng khi uống trà, bởi protein trong trứng gà và axit tannic trong lá trà khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột giảm.

Khi uống sữa đậu nành, bởi protein trong trưng co thê kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành lam cho qua trinh phân giải protein bị cản trở va làm giảm tỉ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

Bảo vệ đường ruột không hề khó nếu kiên trì 5 việc này

Dạ dày, đường ruột là cơ quan tiêu hóa quan trọng và cũng rất dễ xuất hiện vấn đề nếu sinh hoạt thiếu khoa học. Đặc biệt, bảo vệ đường ruột thật ra không khó, chỉ cần làm tốt những điểm sau đây.

Vì sao có người chức năng đường ruột rất yếu, dễ nhạy cảm?

Thực tế thì khi đường ruột xảy ra vấn đề luôn có những triệu chứng khó chịu khác nhau, bao gồm cả tình trạng đau bụng phổ biến. Điều này cũng chứng tỏ rằng môi trường bên trong cơ thể bạn đã bị mất cân bằng.

Trên cơ sở muốn bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, đầu tiên bạn cần duy trì sự cân bằng của các nhóm vi khuẩn bên trong, chủ yếu bao gồm vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại và vi khuẩn trung tính.

Lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng

Trong tình huống bình thường, các lợi khuẩn trong đường ruột có thể giúp chúng ta tiêu hóa thành phần Lactose, đồng thời hỗ trợ phân giải và đào thải các Cholesterol dư thừa, nâng cao hàm lượng vitamin B cung cấp cho cơ thể. Từ đó kích thích hệ miễn dịch hoạt động ổn định, phòng ngừa bệnh tật.

Có thể thấy, lợi khuẩn có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, nó tạo thành một tấm màng bảo vệ sinh thái cùng với niêm mạc dạ dày, đường ruột, cùng nhau bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi các cuộc tấn công của vi khuẩn có hại hoặc nguồn bệnh từ bên ngoài.

Khi hệ thống các nhóm vi khuẩn bên trong ruột xuất hiện sự mất cân bằng sẽ dễ khiến bạn có các triệu chứng thường gặp như chướng khí, buồn nôn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, hôi miệng v.v… Vì vậy, một số người thường xuyên nhạy cảm ở dạ dày, đường ruột thì nên tích cực cải thiện tình hình, tránh kéo dài gây bệnh nặng hơn.

Bảo vệ đường ruột sẽ hiệu quả hơn nếu bạn làm tốt 5 việc này

Lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng

Tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột

Lợi khuẩn có vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ đường ruột nên cần chú ý bổ sung đầy đủ. Bạn nên bắt đầu từ chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là sử dụng sữa chua rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Nếu vì lý do gì đó mà cơ thể khó hấp thu thành phần lợi khuẩn từ thực phẩm thì có thể bổ sung bằng chế phẩm y học nhưng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, bạn không nên có thói quen tùy tiện bổ sung thực phẩm chức năng vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, lợi bất cập hại.

Prebiotic cũng cần bổ sung thỏa đáng

Prebiotic có tác dụng kích thích bên trong đường ruột mang tính lựa chọn để thúc đẩy sản sinh một hoặc một vài loại lợi khuẩn cần thiết, cải thiện sức khỏe đường ruột. Prebiotic có thể hấp thu từ các loại Inulin (trong rau diếp xoăn chẳng hạn) hoặc đường mạch nha nhưng cần kiểm soát lượng bổ sung để tránh tác dụng phụ.

Lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng

Ăn nhiều trái cây giàu thành phần Pectin

Pectin sau khi được hấp thu vào bên trong cơ thể có thể cung cấp năng lượng cho các lợi khuẩn, thúc đẩy sự sản sinh và duy trì sự ổn định cân bằng cho các vi khuẩn có lợi này, tăng cường sức khỏe đường ruột. Trái cây giàu Pectin có thể lựa chọn táo, chuối, sơn trà v.v…

Chất xơ cũng không thể thiếu

Chất xơ cũng là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, lương thực thô, rau xanh, nấm v.v… Chất xơ có tác dụng hỗ trợ lợi khuẩn sinh sôi, thúc đẩy nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.

Lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng

Ăn no 7 phần để ức chế vi khuẩn có hại

Để bụng quá đói hay ăn quá no đều có hại cho sức khỏe, vì vậy mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no 7 phần là hợp lý. Ăn nhiều thực phẩm cùng lúc không những dễ khiến bạn tăng cân mà còn gây mất cân bằng dinh dưỡng, tạo áp lực cho tiêu hóa và hấp thu, lâu ngày khiến dạ dày và đường ruột bị quá tải, dễ sinh bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *