Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt.
Đây là hiện tượng bình thường, song nếu kéo dài có thể cảnh báo chứng hạ huyết áp tư thế đứng, dẫn đến nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm m.áu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây.
Và khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà m.áu cung cấp cho võng mạc – vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng. Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, hoặc có thể sẽ tối xầm lại. Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường.
Chứng hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy kéo dài có thể cảnh báo bạn về một số bệnh lý như: hạ đường huyết, bệnh tim,… và bệnh hạ huyết áp tư thế đứng.
Nếu hiện tượng hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý đến bệnh hạ huyết áp tư thế đứng – còn được gọi là hạ huyết áp tư thế – là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm cho cơ thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu.
Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra cho bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở người lớn t.uổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng. Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế đứng lâu dài có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó, cần đi khám bác sĩ nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn hoa quả là một cách hữu hiệu để khắc phục chứng chóng mặt. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị các bệnh liên quan đến t.iền đình rất hiệu quả.
Một số thực phẩm dồi dào vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể bởi đây là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào m.áu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn.
Hãy ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ để bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể.
Đừng đùa khi thấy chóng mặt, tiềm ẩn nguyên nhân đột quỵ
Nhiều người coi chóng mặt là hiện tượng bình thường hoặc chỉ là do thiếu m.áu não nên chủ quan dẫn tới nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cấp cứu vì coi thường chóng mặt
Ông P.V.S 40 t.uổi, quê Hải Phòng, nhập viện trong tình trạng đột ngột chóng mặt, đau ngực khó thở và có hiện tượng trào bọt hồng ở miệng.
Đã nhiều năm, bệnh nhân thường bị xuyên chóng mặt và đi khám ở nhiều nơi nhưng vẫn không tìm rõ căn nguyên để điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân thường có cảm giác mỏi chân dù chỉ di chuyển một quãng đường rất ngắn.
Tại khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, hình ảnh nhìn thấy bị nhân đôi, rung giật nhãn cầu, liệt mặt bên trái, đồng thời không bắt được mạch ở hai chân. Các bác sĩ của Bệnh viện FV đã hội chẩn liên khoa. Bệnh nhân P.V.S được thực hiện chụp MRI não, CT scan toàn thân. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có dấu hiệu tắc nghẽn mạch m.áu não gây nhồi m.áu cấp tính vùng tiểu não bên trái và tắc động mạch chủ bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên đau đầu, chóng mặt và đi lại khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Cúc 36 t.uổi (Hà Đông, Hà Nội) cũng thường xuyên bị chóng mặt. Mỗi lần chóng mặt chị lại nghĩ mình bị t.iền đình nên chưa bao giờ đi khám. Cách đây 2 tháng, khi vừa ngủ dậy chị Cúc thấy hoa mắt, chóng mặt và cảm giác chông chênh muốn ngã khụy sau vài phút thì hết. Từ đó chị Cúc thường xuyên bị chóng mặt hơn.
Chị Cúc đi kiểm tra cũng chỉ được thông báo bị rối loạn t.iền đình nhưng chị không rõ việc điều trị như thế nào hay phải sống chung với bệnh.
Hay trường hợp của bà N.T. N. quê ở Vĩnh Long thường xuyên bị chóng mặt, bà đi khám ở các bệnh viện được chẩn đoán bị rối loạn tuần hoàn não. Suốt thời gian đó bà đều dùng thuốc đều đặn nhưng không khỏi bệnh. Đặc biệt, khoảng 1 tháng nay, triệu chứng này càng diễn ra nhiều hơn và nặng.
Bà N. được bác sĩ chỉ định chụp MRI 3 Tesla để tìm nguyên nhân. Kết quả cho thấy, bà N. bị u màng não vùng mặt dốc xương đá – lỗ chẩm rất hiếm gặp.
Chóng mặt biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau (Ảnh minh họa).
Chóng mặt phải điều trị từ nguyên nhân
Theo bác sĩ chuyên khoa I Phương Hồng Thọ – Trưởng khoa Thần kinh Đột quỵ, Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ, chóng mặt gây ra nguy cơ té ngã, tiềm ẩn nguyên nhân đột quỵ. Vì thế, không được chủ quan khi thấy chóng mặt.
Theo bác sĩ Thọ chóng mặt là triệu chứng thông thường hàng ngày nhưng cũng là biểu hiện của đột quỵ não sớm.
Khi có cơn chóng mặt xảy ra, người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế di chuyển vì di chuyển thì cơn chóng mặt gây té ngã, chấn thương cho người bệnh. Sau đó liên hệ tới 1 cơ sở y tế gần nhất.
Hiện nay, chóng mặt thường nhầm với t.iền đình. BS Thọ cho biết chóng mặt do t.iền đình chỉ là 1 phần còn chóng mặt có nhiều nguyên nhân từ não, từ tim, t.iền đình. Chính vì thế, nếu có dấu hiệu chóng mặt cần tìm tới các cơ sở chuyên khoa để tìm rõ nguyên nhân không nên chủ quan nghĩ rằng đó là rối loạn t.iền đình thông thường.
Để xác định nguyên nhân gây chóng mặt, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm động mạch cảnh xem từ xương đòn tới góc hàm xem mạch cảnh có bị hẹp không, lưu thông m.áu như thế nào, xem được các mảng xơ vữa nếu có nguy cơ vỡ xơ vữa để giảm nguy cơ nhồi m.áu não.
Chụp MRI não bác sĩ xem đoạn mạch cảnh trong sọ não. Siêu âm chỉ giới hạn bên ngoài và không xem được mạch cảnh trong sọ não nên bác sĩ có thể từ hình ảnh MRI xem được các mạch m.áu sâu bên trong sọ não tìm nguyên nhân vì sao người bệnh bị chóng mặt.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị chóng mặt sẽ phụ thuộc vào những nguyên nhân gây ra. Trong nhiều trường hợp, chứng chóng mặt sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị. Điều này là do bộ não của bạn có thể thích nghi một phần với sự thay đổi của tai trong, và dựa vào các cơ chế khác để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, đối với một số người, việc điều trị chóng mặt là cần thiết và các biện pháp khác nhau để điều trị dứt điểm.