Nhiều người chủ quan nghĩ có thể do dị ứng, tuy nhiên hãy cẩn thận bởi đây có thể là “lời cảnh báo” cho thấy sức khoẻ của bạn đang có “vấn đề”.
Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân: Nếu lòng bàn chân, bàn tay của bạn đột nhiên ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa… thì có thể do “nước ăn” chân hoặc mắc các bệnh về da.
Song nếu lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, c.hảy m.áu răng, c.hảy m.áu cam… có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.
Ngứa toàn thân liên tục: Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.
Ngứa cổ thường xuyên bạn chớ xem nhẹ (Ảnh minh hoạ)
Ngứa cổ: Khi bị ngứa cổ thì đừng xem nhẹ, bởi cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không.
Ngứa “vùng kín”: Trong kỳ k.inh n.guyệt, nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa â.m h.ộ, thậm chí có ban đỏ và sẩn trên â.m h.ộ, đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm da tiếp xúc.
Còn nếu ngứa bộ phận s.inh d.ục không trong kỳ k.inh n.guyệt là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Đồng thời, triệu chứng ra m.áu và đau vùng bụng dưới là biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa, thường liên quan đến các yếu tố như viêm â.m đ.ạo, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm mốc.
Ngứa ngoài da: Thông thường ngứa da sẽ hay liên quan tới bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là tổn thương mô da khi ung thư đến. Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ở vùng da đó thì có thể là bệnh ung thư sắp đến cần kiểm tra ngay.
Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư da, trên bề mặt da có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường, có thể có u, thậm chí có thể bị đau và ngứa ở bộ phận bị ung thư.
Nếu bạn nhận thấy da luôn ngứa trong thời gian dài mà không có biểu hiện của các bệnh ngoài da thì bạn cần chú ý, đó có thể là bệnh ung thư sắp đến.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra dấu hiệu: Tình trạng ngứa da kéo dài quá 2 tuần không có biểu hiện thuyên giảm. Da bị ngứa không phải đến từ các nguyên nhân đã biết trước như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, bị các bệnh lý về da; Da bị ngứa và đã thử những cách trị ngứa toàn thân tại nhà nhưng không có hiệu quả, da có biểu hiện viêm nhiễm, sưng tấy, vùng da ngứa rát có dấu hiệu n.hiễm t.rùng; Toàn cơ thể thấy mệt mỏi, sốt cao kèm theo tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa.
Nếu thấy các dấu hiệu này bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra vì rất có thể nó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm từ bên trong cơ thể.
Ngứa mũi: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng.
Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như c.hảy m.áu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,… đều liên quan đến ung thư vòm họng.
Ngứa lỗ tai: Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính do nước bị mắc kẹt trong tai tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đôi khi ngứa lỗ tai có thể là do bạn vệ sinh tai quá nhiều khiến tai bị khô hoặc có thể do ráy tai tích tụ bên trong nhiều.
Bởi vậy, ngoài việc giữ cho đôi tai luôn sạch sẽ, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tai mũi họng thường xuyên. Đôi khi, cẩn thận không bao giờ là thừa.
Đây chính là 3 loại virus, vi khuẩn gây ung thư có thể lây từ người sang người
Ung thư không phải một căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên virus gây ung thư thì hoàn toàn có nguy cơ lây.
Virus và vi khuẩn được biết đến là những vi sinh vật cực nhỏ tồn tại khắp mọi nơi trên trái đất. Chúng có thể lây nhiễm cho động vật, thực vật… Virus, vi khuẩn cũng là một nguyên nhân được công nhận của bệnh ung thư ở con người và các loài khác. Ung thư không phải một căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên virus gây ung thư thì hoàn toàn có nguy cơ lây. Dưới đây là 3 loại virus, vi khuẩn gây ung thư chủ yếu có khả năng lây nhiễm từ người sang người:
1. Vi khuẩn Helicobacter pylori
Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn gây bệnh mà con người rất khó đối phó. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra rằng, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày. Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn này rất cao, các thống kê cho thấy nước ta có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn này có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường miệng, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta còn gọi đó là “bệnh hôn”.
Vi khuẩn này có thể dễ dàng lây từ người sang người qua đường miệng, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta còn gọi đó là “bệnh hôn”. Bệnh này thường xảy ra ở những đối tượng yêu nhau, cha mẹ và con cái, vợ chồng… Thậm chí vi khuẩn này cũng có nguy cơ lây nhiễm nếu chúng ta sử dụng cùng đồ ăn với người bệnh.
Đương nhiên những trường hợp này chỉ có thể xảy ra với t.iền đề người trong gia đình mắc bệnh. Nếu gia đình bạn không có ai mắc vi khuẩn này thì bạn có thể tạm yên tâm loại trừ nguy cơ mắc bệnh. Với những người trong gia đình có t.iền sử mắc ung thư dạ dày, tốt hơn hết nên đi khám định kỳ sau một năm hoặc nửa năm để phòng ngừa virus HP.
Vi khuẩn HP cũng có nguy cơ lây nhiễm khi sử dụng chung đồ ăn với người bệnh.
2. Virus viêm gan B
Theo thống kê của WHO, có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Còn ở nước ta, số người nhiễm loại virus này chiếm khoảng 20% dân số. Virus viêm gan B là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B, xơ gan, ung thư gan…
Hiện nay có thể xác định 3 con đường lây nhiễm virus viêm gan B, đó là lây qua đường m.áu, lây qua đường t.ình d.ục và lây từ mẹ sang con. Do đó chúng ta không nên chủ quan với loại virus này. Nếu đi hiến m.áu, bạn nên tham gia hiến m.áu ở các bệnh viện chính quy, không nên đến những cơ sở nhỏ lẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm do dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh.
Virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con.
Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa virus viêm gan B hiệu quả đó là tiêm vắc-xin ngừa virus. WHO khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ – sau đó là tiêm tiếp hai hoặc ba liều vắc-xin viêm gan B cách nhau ít nhất bốn tuần để đạt hiệu quả phòng bệnh.
3. Virus viêm gan C
Mặc dù virus viêm gan C (HCV) không phổ biến bằng virus viêm gan B, tuy nhiên đây cũng là một bệnh truyền nhiễm rất hay gặp. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Một khi bị nhiễm loại virus này thì hơn một nửa số bệnh nhân sẽ phát triển thành viêm gan mãn tính, thậm chí còn có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan cao hơn nhiều so với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B.
Theo ước tính từ WHO, năm 2016 có khoảng 399.000 người c.hết vì virus viêm gan C trong đó phần lớn là biến chứng xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
Virus viêm gan C là một loại virus lây truyền qua đường m.áu. Điều này có thể xảy ra do sử dụng m.a t.úy qua đường tiêm chích, tiêm chích không an toàn, chăm sóc sức khỏe không an toàn, truyền m.áu và các sản phẩm m.áu không được kiểm tra…
HCV cũng có thể lây truyền qua đường t.ình d.ục và có thể truyền từ mẹ bị nhiễm sang con. Viêm gan C không lây qua sữa mẹ, thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và dùng chung đồ ăn, thức uống với người bị bệnh.
Mặc dù có tỷ lệ lây nhiễm cao, tuy nhiên hiện nay y học thế giới vẫn chưa tìm ra vắc-xin ngừa virus viêm gan C. Do đó chúng ta cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa như không dùng chung dụng cụ y tế, không quan hệ t.ình d.ục bừa bãi…