Tập hết sức ở phòng gym có cần thiết?

Quan niệm phải tập hết sức khi đến phòng gym đôi khi không mang lại hiệu quả tăng cơ như bạn mong muốn.

Theo nghiên cứu được công bố tại Mỹ năm 2019, 15 người tập có trình độ và kinh nghiệm được chia thành 2 nhóm. Một nhóm gồm 8 người thực hiện các bài tập tới ngưỡng cao nhất, hết sức của bản thân. Nhóm còn lại chỉ tập ở cường độ cao nhưng trong tầm kiểm soát.

Sau 10 tuần, các chỉ số được nhà khoa học lựa chọn để đ.ánh giá độ lớn của cơ bắp ở tất cả thành viên nhóm thứ 2 đều tốt hơn. Dựa trên kết quả đó, các nhà khoa học giải thích việc tập luyện ở cường độ cao vừa đủ khiến khả năng thích ứng về mặt kích thước sợi cơ, nhóm cơ, một số protein co cơ tốt hơn.

Huấn luyện viên Huy Nguyễn (Hà Nội) kết luận: “Không như nhiều người lầm tưởng, việc tập luyện ở mức độ vừa phải lại khiến cơ bắp phát triển tốt hơn”.

Tập hết sức ở phòng gym có cần thiết?

Việc tập hết sức với mong muốn tăng cơ tốt hơn là không cần thiết. Ảnh: OSF.

Theo huấn luyện viên, cựu vận động viên thể hình người Mỹ Eric Helms, để phát triển cơ bắp tối ưu nhất, chúng ta nên tập luyện ở khoảng 6-12 lần/hiệp mỗi bài. Bên cạnh đó, người tập cần cân nhắc thể lực của mình để sau khoảng 6-12 lần đó, chúng ta vẫn có thể tập thêm 1-2 lần.

Cựu vận động viên này cho rằng việc tập đến khi hết sức sẽ ảnh hưởng đến các hiệp tiếp theo cũng như tổng áp lực đặt lên cơ bắp ngày hôm đó.

Cùng quan điểm trên, huấn luyện viện Huy Nguyễn nhận định: “Việc tập đến hết sức gây áp lực và căng thẳng rất lớn lên hệ thần kinh. Do đó, chúng ta không nên lạm dụng”.

Trên thực tế, một số người tập luyện với tạ khi đã hết sức vẫn nhờ những người xung quanh hỗ trợ để tăng số lần tập. Tuy nhiên, điều này không quá cần thiết.

Những người này cho rằng khi tập hết sức, cơ bắp sẽ chịu tổn thương nhiều hơn, cảm giác đau cơ cũng lớn hơn và đó là dấu hiệu của sự phát triển cơ. Tuy nhiên, cảm giác đau cơ chỉ là phản ứng phụ. Thực tế, sự phát triển cơ bắp đến từ một chương trình tập và chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian dài.

Nghiện tập gym: Chuyên gia nói gì?

Theo các chuyên gia nghiện tập gym cũng là hội chứng gây nghiện. Dù tập gym tốt nhưng nếu nghiện cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nghiện tập thể thao

Anh Nguyễn Đức Chinh – sinh năm 1984, Hà Nội kể anh rất nghiện tập gym. Ngày nào cũng phải đến phòng tập và không được tập gym anh Chinh thấy người bứt rứt. Hàng ngày, sau khi tan sở anh lại rẽ vào phòng gym tập khoảng 1 tiếng mới về nhà. Ngày nào không tập anh cảm giác chân tay rệu rã, mệt mỏi.

Chị Đỗ Thị Trang, Mỹ Đình, Hà Nội tâm sự chị là con nghiện gym. Chị Trang yêu gym vì nó mang lại cho mình sức khỏe và vóc dáng như ý. Sau khi sinh, cơ thể chị Trang béo ú với 3 vòng bằng nhau. Ngay sau khi đi làm trở lại, chị Trang lên kế hoạch tập gym và 6 tháng tập gym kết hợp ăn uống chị Trang giảm được 5 kg. Sau đó, chị kiên trì tập luyện. Đến hiện tại sau 7 năm, ngày nào chị Trang cũng tự dành cho mình 45 phút tập gym với các bài tập toàn thân, bài tập slimfit để siết lại cơ bụng.

PGS Nguyễn Hoài Nam – giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết hiện nay có phong trào nghiện tập gym. Bác sĩ Nam cho biết nghiện tập gym là hội chứng. Bản thân PGS Nam cũng có nhiều người bạn nghiện gym và họ chỉ nghiện 1 môn thể thao. Ví dụ như một người bạn đã ngoài 50 t.uổi vẫn nghiện tennis và được khuyến cáo t.uổi không còn phù hợp nhưng vẫn mê nên say xưa luyện tập. Kết quả, nhồi m.áu cơ tim cấp ngay trên sân tập.

Tập hết sức ở phòng gym có cần thiết?

PGS Nguyễn Hoài Nam

Theo PGS Nam, nghiện tập thể dục chủ yếu liên quan đến sự tiết hormone endorphin khi bạn tập luyện quá hăng say. Endorphin là chất dẫn truyền thần kinh, đóng vai trò như thuốc giảm đau và giảm căng thẳng tự nhiên có trong cơ thể.

Những chất này được sản xuất ra bởi vùng dưới đồi và tuyến yên trong suốt thời gian tập luyện, khi bị đau, phấn khích hay trong lúc quan hệ t.ình d.ục. Khi endorphin được tiết ra người đó sẽ có cảm giác phấn chấn, chính cảm giác phấn chấn này là nguyên nhân làm cho bạn nghiện tập luyện thể dục.

PGS Nam cho biết việc nghiện tập thể dục cũng ảnh hưởng tới tâm lý của không ít người. Có thể gây nên hiện tượng lệch lạc. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người nghiện tập thể dục họ sẽ cảm thấy rằng tập thể dục là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của họ, và họ sử dụng tập thể dục như là một cách thể hiện cảm xúc bao gồm giận dữ, lo lắng và đau buồn, và để đối phó với công việc và căng thẳng trong mối quan hệ.

BS Nam đã gặp những người bệnh họ luôn có suy nghĩ lệch lạc về gym và chỉ có gym mới mang lại hạnh phúc cho họ khiến họ bỏ đi nhiều mối quan hệ khác trong xã hội

Tùy từng thể trạng để tập

TS Tăng Hà Nam Anh – chuyên gia về cơ xương khớp, giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết anh thường xuyên tiếp nhận các ca chấn thương trong thể thao.

Tập hết sức ở phòng gym có cần thiết?

Ảnh minh họa

TS Nam Anh khuyến cáo việc luyện tập thể thao tốt cho cơ thể nhưng không phải tự tập mà trước khi đi tập nên có khám sức khỏe để biết tình trạng bệnh của mình. Ví dụ, những người nên chạy bộ, chơi tạ nhưng cũng có những người không hợp.

Hiện nay thể thao được chứng mình sẽ giúp người ta sống lâu hơn, dẻo dai hơn, hấp thụ năng lượng tốt hơn, phòng chống rất nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, TS Nam Anh khuyến cáo nếu tập quá nhiều sẽ dẫn tới rối loạn bài tập biểu hiện bằng rối loạn ăn uống bởi chúng ức chế cơn đói khiến cơ thể mệt mỏi, hấp thu dinh dưỡng kém. Hệ lụy tiếp theo là ức chế tinh thần gây âu lo căng thẳng.

Mỗi bài tập thể dục cần phù hợp với tình hình sức khỏe, sở thích của mỗi người.

Nhưng tại Việt Nam người dân vẫn tập theo thói quen là thích gì tập nấy, ít tham vấn chuyên gia trước khi chọn bài tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình. TS Nam Anh ví dụ có những người bị thoái hóa khớp nhưng vẫn cố đi bộ ngày cho đủ 10 nghìn bước chân theo khuyến cáo của ngành y kết quả đi được 10 nghìn bước chân thì cũng “treo giò” do khớp gối vận động quá mạnh gây tràn dịch khớp gối.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *