Viêm tụy tăng vì “không say không về”

Dù các bệnh viện tại TP.HCM cho rằng thời điểm tết, tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, người dân hạn chế tụ tập uống rượu bia, nhưng số ca viêm tụy vẫn nhiều hơn ngày thường. Riêng ở bệnh viện tỉnh, bệnh nhân viêm tụy tăng đột biến.

Viêm tụy tăng vì “không say không về”

Bệnh nhân viêm tụy do nhậu liên tục những ngày đầu năm

Bảy lần nhập viện do viêm tụy vì rượu bia

Bác sĩ (BS) Huỳnh Phúc Hưng, Phó khoa Tiêu hóa Bệnh viện (BV) đa khoa Đồng Nai, cho hay: từ những ngày bắt đầu nghỉ tết đến nay, số lượng bệnh nhân nhập viện do viêm tụy cấp sau khi uống rượu bia tăng đột biến, hơn 20 ca/ngày so với 3-5 ca ngày thường. Nhiều ca bệnh nặng phải lọc m.áu, điều trị tích cực nhưng không cải thiện phải chuyển lên TP.HCM. Đặc biệt có đến 50% ca bệnh xảy ra tình trạng viêm tụy hoại tử. Nguyên nhân chính do người bệnh uống lượng rượu bia quá nhiều và liên tục trong thời gian ngắn.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Lê Công H. (21 t.uổi, nhà ở xã Phú Sơn, H.Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) nhập viện cấp cứu sau hai ngày nhậu liên tục với bạn bè. Khi về nhà, bệnh nhân say xỉn, nôn ói và đau bụng dữ dội. Các BS chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp và hoại tử nặng do uống rượu bia nhiều. Bệnh nhân được chuyển vào khoa bệnh nặng (Hồi sức – tích cực – chống độc) để lọc m.áu liên tục trong ba ngày. May mắn, bệnh nhân không bị suy đa cơ quan và t.uổi còn trẻ nên đang phục hồi tốt.

Chăm con tại BV, chị Lý, mẹ của bệnh nhân Lê công H, bày tỏ: “Nghe BS thông báo phải lọc m.áu để giữ tính mạng, tôi lo lắm. Con còn trẻ đã uống rượu bia nhiều, chỉ mong sau lần này con biết sợ”.

Dù đã nhập viện đến lần thứ bảy vì viêm tụy cấp do uống bia rượu nhưng anh Nguyễn Tân B. (33 t.uổi, nhà ở H.Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) vẫn chưa sợ. Mới đây, ngày 25/2, cơ quan đi làm lại sau tết, anh tranh thủ “họp” với đồng nghiệp sau nhiều ngày xa cách. Khi vào BV, bệnh nhân lên cơn co giật, chân tay run và buồn nôn, đau bụng nhiều. Sau khi xét nghiệm m.áu, siêu âm, các BS chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp do rượu. Khi được hỏi sao chưa sợ rượu bia, anh B. gãi đầu ấp úng: “Tôi cũng muốn bỏ rượu nhưng cứ gặp bạn bè là vui quá nên nhậu lại. Và những lần nhậu nhiều đều phải vào BV gặp… BS”.

BS Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM, cho biết: dịp tết năm nay dù TP.HCM đã cấm các quán nhậu… tụ tập do COVID-19 nhưng mỗi ngày vẫn có 1-2 người “ôm bụng” đến BV cấp cứu vì viêm tụy, trong khi bình thường 2-3 ngày mới có một ca. May mắn, bệnh nhân được đưa tới BV kịp thời nên có thể cứu chữa. Sau khi điều trị, người bệnh phải kiêng cữ bia, rượu, nghỉ ngơi đúng theo chỉ định của BS, nếu không bệnh càng nặng.

60-70% t.ử v.ong khi viêm tụy cấp trở nặng

Theo các BS, hiện y học vẫn chưa xác định rõ cơ chế sinh bệnh của viêm tụy cấp. Nhưng khi bị viêm tụy cấp, các men tụy xâm nhập vào xoang bụng gây tiết dịch hoặc c.hảy m.áu ổ bụng. Men tụy vào hệ tuần hoàn gây tổn thương và suy thận, suy hô hấp… và t.ử v.ong. Ba nguyên nhân chính dẫn đến viêm tụy cấp gồm: sỏi mật, dùng rượu bia, tăng mỡ m.áu.

Khoảng 80% ca viêm tụy cấp xuất viện an toàn sau 5-7 ngày điều trị bằng thuốc, nhưng 20% ca còn lại trở nặng, có thể t.ử v.ong vì những biến chứng suy gan, suy thận, suy hô hấp…

BS Huỳnh Phúc Hưng nhấn mạnh: “Khi viêm tụy cấp trong tình trạng nặng, suy đa cơ quan thì tỷ lệ t.ử v.ong lên 60-70%. Tôi từng chứng kiến bệnh nhân khởi phát cơn đau trong một ngày thì tụy đã hoại tử. Không có lời khuyên nào để tránh viêm tụy cấp ngoài việc hạn chế hoặc không uống rượu bia. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, bệnh này chỉ xảy ra ở người uống nhiều bia rượu là không đúng. Ngay cả người lâu lâu uống hoặc uống ít cũng bị viêm tụy vì phụ thuộc vào cơ địa của từng người”.

Về điều trị bệnh viêm tụy nặng, BS Đặng Ngọc Quý Huệ, Trưởng khoa Tiêu hóa BV đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, khẳng định: có thể nói, rượu gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Nó khiến người uống thay đổi hành vi, lệ thuộc vào rượu. Rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng loạn thần, đ.ập p.há. Các y, BS phải t.rói t.ay, chân bệnh nhân để cố định và cho uống t.huốc a.n t.hần từ 3-5 ngày họ mới bình tĩnh lại. Có người say xỉn, nôn ói… đến rách thực quản. Nếu thực quản có sẵn ổ loét, việc rách thực quản rất nguy hiểm vì chất độc ngấm trực tiếp vào ổ loét.

BS Trần Ngọc Lưu Phương khuyến cáo: “Trước khi xuất viện, dù BS đã phân tích, tư vấn kỹ nhưng nhiều bệnh nhân vẫn nghĩ hết bệnh là hoàn toàn khỏe mạnh và gần như không ai đi tái khám. Khi bệnh tái phát, ngoài hậu quả viêm tụy nặng còn kèm theo loét dạ dày, tăng men gan rất khó điều trị. Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân viêm tụy, n.hiễm t.rùng m.áu, xuất huyết nặng… t.ử v.ong”.

Ăn dầu mỡ, ăn thịnh soạn cũng viêm tụy cấp

BS Đặng Ngọc Quý Huệ khẳng định: vào những ngày lễ, tết, bệnh viêm tụy cấp tăng cao không chỉ xảy ra ở người uống nhiều bia, rượu mà cả những phụ nữ ăn quá thịnh soạn, nhiều dầu mỡ. Điều này dẫn đến các rối loạn chuyển hóa như: tăng triglyceride m.áu (dạng tăng mỡ m.áu). Về lâu dài, viêm tụy cấp sẽ gây ra tình trạng viêm tụy mạn và tiểu đường.

Do đó, theo BS Trần Ngọc Lưu Phương, người mắc viêm tụy đã điều trị hay chưa từng bị bệnh cũng phải ăn uống điều độ, không vì thách đố nhau mà uống quá nhiều rượu bia, thức uống có cồn. Trước khi “bước vào cuộc vui” nên ăn bữa nhẹ. Nếu xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt nếu đau bụng liên tục, cơn đau quặn mỗi lúc một nhiều phải vào BV để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu nguy hiểm.

Dấu hiệu viêm tụy cấp

Tụy nằm sau dạ dày và sát thành ổ bụng, dài khoảng 15-24cm, có các thành phần men tiêu hóa vô cùng lợi hại.

Khi thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống tá tràng thì các men của tuyến tụy hòa trộn vào thức ăn để phân rã chúng thành các thành phần cơ bản như phân cắt chất đạm, các a-xít amin, vận chuyển đường… đi nuôi cơ thể.

Khi bị viêm tụy cấp, cơ thể chỉ xuất hiện những cơn đau bụng khởi phát đột ngột, sau một bữa ăn no, ăn nhiều mỡ. Người bệnh bị đau vùng trên rốn, bên trái, lan ra lưng trái; kèm theo nôn nhiều, liên tục, sau nôn không đỡ đau.

Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim bằng kỹ thuật cao

Ông N.V.H. (58 t.uổi, ngụ P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) bị ngưng tim sau cơn nhồi m.áu cơ tim vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cứu sống ngoạn mục, thoát khỏi đời sống thực vật.

Viêm tụy tăng vì “không say không về”

Ông N.V.H. được vợ chăm sóc tại Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trước khi được xuất viện. Ảnh: H.Dung

Đáng lưu ý, kỹ thuật mà các bác sĩ sử dụng để cứu sống ông H. là hạ thân nhiệt chủ động ngoài cơ thể. Đây là kỹ thuật cao, từ trước đến nay chỉ có các bệnh viện tuyến trung ương mới thực hiện được.

* Dồn lực cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch

Nhớ lại buổi chiều 9-9 khi chồng gặp nạn, bà M.T.T., vợ ông H. chia sẻ, trước đây chồng bà hay cảm thấy mệt trong người, bị cao huyết áp nhưng không đi kiểm tra sức khỏe tổng quát nên không biết rõ tình hình sức khỏe của bản thân. Chiều 9-9, ông H. cảm thấy đau ngực, mệt nhiều nên nói vợ chở bằng xe máy đến bệnh viện để thăm khám. Tuy nhiên, khi mới chạy xe đến đường Trương Định (P.Tân Mai, TP.Biên Hòa), ông H. bỗng ngất xỉu, được vợ và người dân đưa vào Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai để cấp cứu.

BS CKI Trần Đức Anh, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho hay, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không có nhịp tim, không thở. Nhận thấy ca bệnh nguy cấp, khoa đã huy động lực lượng để cấp cứu nhằm hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân. Sau khoảng 30 phút liên tục ép tim, bóp bóng, đặt ống nội khí quản, sử dụng máy sốc điện phá rung, dùng thuốc phá rung thất… tim bệnh nhân đã đ.ập trở lại. Tuy nhiên, do tình trạng rung thất của bệnh nhân nặng nên tim cứ đ.ập 1, 2 phút lại ngưng. Song song với việc cấp cứu bệnh nhân, Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai liên hệ với Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân. Sau khi cấp cứu bệnh nhân có kết quả khả quan, Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ đã chuyển ông H. đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để tiếp tục được cứu chữa.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã khẩn trương chụp mạch vành và phát hiện bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim trước rộng, tắc ở nhánh xuống trước trái (là nhánh mạch m.áu chính quan trọng của tim). Bệnh nhân được can thiệp mạch vành để tái thông mạch m.áu bị tắc.

Tuy nhiên, sau khi tái thông được mạch vành, bệnh nhân rơi vào hôn mê do trước đó bị ngưng tim gần 10 phút ngoài bệnh viện. Điều này dẫn đến khả năng bệnh nhân bị tổn thương não (thông thường, nếu bệnh nhân bị ngưng tim từ 3 phút trở lên, không có m.áu nuôi não, não sẽ bị tổn thương nặng nề), có nguy cơ phải sống đời sống thực vật kèm theo tổn thương đa cơ quan như thận, gan.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Tim mạch, ước tính mỗi năm có khoảng hơn 200 ngàn người c.hết vì bệnh tim mạch, chiếm 33% trong tổng số các ca t.ử v.ong, gấp 20 lần số t.ử v.ong do ung thư.

* Cho bệnh nhân “ngủ đông” để bảo tồn các tế bào

BS Đào Nguyễn Minh Châu, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết: “Để cứu sống bệnh nhân, chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động ngoài cơ thể (giống như việc cho bệnh nhân ngủ đông) để giảm nhu cầu chuyển hóa của cơ thể, giúp não bớt viêm, bớt phù, bảo tồn các tế bào trong cơ thể bệnh nhân chưa bị tổn thương kết hợp lọc m.áu liên tục. Đây là 2 kỹ thuật cao, thường chỉ được thực hiện ở các bệnh viện tuyến trung ương do yêu cầu cao về trình độ chuyên môn của bác sĩ và trang thiết bị máy móc”.

Theo đó, các bác sĩ đã sử dụng một loại chăn lạnh, có các mạch lưu thông nhỏ, bên trong có các loại dịch, được gắn vào máy hạ thân nhiệt chỉ huy rồi đắp cho bệnh nhân để hạ thân nhiệt của bệnh nhân xuống khoảng 32-350C. Sau 2 ngày được hạ thân nhiệt, bệnh nhân hồi phục về tri giác, bác sĩ tiến hành tăng dần nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân và tiếp tục điều trị các bước tiếp theo. Khoảng 1 tuần sau điều trị, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, ăn uống được. Đến nay, ông H. đã bình phục gần như hoàn toàn và đã được xuất viện.

Cũng theo BS Châu, không phải bất kỳ ca ngưng tim nào cũng có thể được cứu sống ngoạn mục như bệnh nhân H. bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy ngoài cơ thể. Bởi kỹ thuật này còn phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện sớm hay muộn kể từ khi bị ngưng tim. Nếu bệnh nhân được đưa vào cấp cứu càng sớm thì khả năng được cứu sống sẽ càng cao và ngược lại. Trước đây nếu không có kỹ thuật hạ thân nhiệt ngoài cơ thể này, tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân bị ngưng tim cực kỳ thấp, đa số bệnh nhân có tổn thương não, phải sống đời sống thực vật hoặc để lại di chứng, thậm chí t.ử v.ong.

Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Đặng Hà Hữu Phước chia sẻ, để có thực hiện được kỹ thuật này, bệnh viện đã cử các bác sĩ đi học, đồng thời đầu tư thêm các loại máy móc cần thiết. Hiện tại, ở Khoa Hồi sức tích cực chống độc đã có 6 bác sĩ có đủ trình độ để thực hiện được kỹ thuật này. Sắp tới, bệnh viện sẽ cấp cho Khoa Hồi sức tích cực chống độc 1 máy hạ thân nhiệt chỉ huy ngoài cơ thể mới.

Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ đ.ánh giá, việc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thực hiện thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy ngoài cơ thể cứu sống ngoạn mục bệnh nhân bị ngưng tim là bước tiến mới trong công tác điều trị của bệnh viện nói riêng và ngành Y tế Đồng Nai nói chung. Sở Y tế đang làm tờ trình trình UBND tỉnh để khen thưởng đột xuất ê-kíp y, bác sĩ cứu sống thành công ca bệnh này.

Năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chọn ngày 29-9 là Ngày Tim mạch thế giới. Khẩu hiệu được WHO đưa ra là: Hãy nhớ số huyết áp như chính số t.uổi của bạn, tăng huyết áp – kẻ g.iết n.gười thầm lặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *