Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể thực hiện chức năng trao đổi chất cơ bản, dự trữ glycogen và sản xuất mật tiêu hóa.

Gan bị tổn thương không chỉ gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh học bình thường của cơ thể mà còn gây ra nhiều bệnh về gan, thậm chí ung thư gan nguy hiểm tính mạng.

Vì vậy, để gan luôn khỏe mạnh, đặc biệt để tránh xa ung thư gan, cần ghi nhớ thực hiện quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối.

3 nên

Ổn định cảm xúc

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

Muốn tránh ung thư gan, cần tránh những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt vào ban đêm khi gan tăng cường hoạt động đào thải độc tố. Cảm xúc buồn bã, chán nản, tức giận… luôn khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, bệnh tật dễ xâm nhập gây hại.

Ngược lại, nếu giữ được tâm trạng ổn định, vui vẻ, thoải mái sẽ làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật và sự phát sinh ung thư gan.

Đi ngủ sớm

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về gan là do thức khuya trong thời gian dài, đặc biệt là trong các trường hợp có bệnh gan tiềm ẩn, việc thức khuya sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Vì vậy, một biện pháp quan trọng để tránh xa các bệnh về gan và ung thư gan chính là đi ngủ đúng giờ, không thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc từ bảy đến tám tiếng.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

Để giữ gan hoạt động bình thường, điều cần thiết là duy trì dinh dưỡng. Cơ thể luôn cần cung cấp đủ vitamin, protein, chất đạm, chất xơ và các nguyên tố vi lượng để nâng cao khả năng miễn dịch. Duy trì gan với với các loại trái cây, rau củ, sữa, trứng thích hợp.

3 không nên

Không ăn khuya

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

Ăn khuya là một thói quen không tốt cho sức khỏe.

Ăn khuya một mặt làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột về đêm, mặt khác có thể gây tổn hại đến chức năng gan, nhất là với những người thường xuyên ăn các loại đồ nướng, đồ chiên rán và các đồ ăn có hại cho sức khỏe gan.

Việc ăn khuya với các loại đồ chiên nướng nhiều gia vị lâu dài sẽ gây ra một quá trình gây hại gọi là benzopyrene trong cơ thể, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan.

Không uống rượu

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

Nhiều người có thói quen sử dụng rượu để giải tỏa tâm trạng vào ban đêm, hoặc uống nhiều bia khi ăn tối. Điều này thực tế gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Vì rượu bia luôn cần chuyển hóa sau khi vào cơ thể nên khi uống quá nhiều, đặc biệt uống vào ban đêm sẽ tăng gánh nặng cho gan, thậm chí có thể làm tổn thương tế bào gan, tăng khả năng mắc ung thư.

Không hút thuốc

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

T.huốc l.á chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe, gây tổn thương gan, phổi và có thể gây ung thư như nicotin, carbon monoxide, thủy ngân, chì, hắc ín… Do đó, hút t.huốc l.á luôn được khuyến cáo là hành động gây hại cho sức khỏe.

Tóm lại, để tránh tổn thương gan và ngừa ung thư gan, cần tuân thủ nguyên tắc kép “3 nên – 3 không” kể trên, đồng thời duy trì chế độ tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe.

Nhiều trẻ mầm non phải cách ly vì dịch Covid-19: Học cách vươt qua hoàn cảnh ra sao?

Dù cách ly tập trung hay cách ly ở phòng riêng tại nhà, nhất là dịp tết sẽ là giai đoạn khó khăn với rất nhiều trẻ nhỏ thuộc diện F1. Cha mẹ phải chăm sóc, xử lý thế nào trong trường hợp này?

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

41 học sinh của Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ sẽ được cách ly tại nhà – NGUYỄN LOAN

Dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều tỉnh thành, không chỉ người lớn rất nhiều t.rẻ e.m lứa t.uổi bậc mầm non, tiểu học trở thành F1 và phải tuân thủ quy định cách ly. Với người lớn, việc cách ly đã rất khó khăn, thì với trẻ nhỏ, đây sẽ là giai đoạn khó khăn với các em.

Hãy chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh với trẻ

Ngày 2.2, 75 học sinh Trường mầm non Bạch Đằng (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) trở thành F1 khi bạn học cùng lớp và bà ngoại của bé này dương tính với Covid-19. Ngay sau đó, số trẻ này phải cách ly tập trung tại trường.

Còn mới đây nhất, ngày 8.2 có 44 trẻ mầm non ở Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ (phường 6, Q.Gò Vấp) cũng trở thành F1 khi bạn học cùng lớp và mẹ của bé dương tính với Covid-19. Hiện số trẻ của lớp này đã thực hiện cách ly tại nhà theo quy định mới của Bộ Y tế.

Vậy cha mẹ có trẻ thuộc diện cách ly phải xử lý, chăm sóc con thế nào? Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Diệu Anh (Nghiên cứu sinh tâm lý Khoa tâm lý Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho rằng trước hết chính người lớn phải nhìn vấn đề theo chiều hướng tích cực.

Thay vì lo lắng, bất an, buồn chán vì phải cách ly với con thì hãy xem đây là cơ hội, dành thời gian ở bên cạnh con, dạy thêm cho con những kỹ năng mới cũng như học cách vượt qua hoàn cảnh trong từng trường hợp khác nhau.

“Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều lúc mình bận rộn với công việc, cuộc sống nên thật sự nhiều cha mẹ không có đủ độ sâu khi nói chuyện với con, mà chỉ thường trao đổi thông tin và hỗ trợ chăm sóc mang tính vật lý. Bây giờ, khi có nhiều thời gian hơn thì hãy dành thời gian để chia sẻ sâu hơn về mặt tình cảm và cũng là dịp để phụ huynh theo dõi cảm xúc, hành vi của con. Khi nghỉ học và phải ở trong nhà nhiều ngày liền trẻ dễ nãy sinh cảm xúc tiêu cực, phụ huynh phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn, giúp con vượt qua được những cảm xúc con đang có”, bà Diệu Anh chia sẻ.

Cha mẹ cũng cần thông tin, chia sẻ cho con về tình hình dịch bệnh và lý do tại sao con phải cách ly, sự cần thiết của việc cách ly phòng bệnh để trẻ hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh thực tế. Đặc biệt, trong thời gian nghỉ tết, các con có thể sẽ mong muốn được đi chơi, chúc tết và tham gia các hoạt động bên ngoài thì việc chia sẻ thông tin lại càng cần thiết.

Tránh ung thư gan với quy tắc “3 nên – 3 không” vào buổi tối

Việc phải cách ly tại nhà hay khu tập trung đều dễ khiến trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ cần có những chia sẻ, hỗ trợ giúp trẻ vượt qua giai đoạn này – NGUYỄN LOAN

Lên kế hoạch hoạt động từng ngày

Trẻ ở nhà dài ngày, cha mẹ cũng cần lên kế hoạch hoạt động cho từng ngày, trong đó cần thiết phải có hoạt động thể chất cho trẻ. Mỗi sáng, phụ huynh có thể dành 20-30 phút để con vận động tay chân, cơ thể.

Dạy con chăm sóc bản thân, từ những hoạt động nhỏ nhất để có thể tự phục vụ bản thân của trẻ. Hướng dẫn con tham gia thêm các khoá học trực tuyến nhưng tránh để trẻ sa đà quá nhiều vào các trò chơi điện tử, hay xem điện thoại, iPad quá nhiều…

TP.HCM cho phép áp dụng Chỉ thị 15 hoặc 16 tại nhiều khu vực phòng Covid-19

Tăng cường chế độ dinh dưỡng, tuân thủ quy định cách ly

Trong khi đó, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, thì việc trẻ được cách ly ở nhà đối với trẻ từ 5 t.uổi trở xuống tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hơn rất nhiều so với việc cách ly tập trung. Tuy nhiên, việc cách ly tại nhà thì ý thức, trách nhiệm của mỗi gia đình lại rất quan trọng.

Theo bác sĩ Khanh, trong thời gian cách ly gia đình cần phải nắm rõ và tuân thủ đúng cách quy định cách ly, báo cáo tình hình thường xuyên với phía các cơ quan quản lý, giám sát. “Trong 14 ngày cách ly, nếu trẻ có bất kỳ vấn đề sức khoẻ, hay bị bất kỳ bệnh gì khác thì gia đình cần báo cáo lại các cơ quan giám sát để được hỗ trợ và hướng dẫn phù hợp.

Trong khi đó, bà Trần Thị Hiển, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), nơi có 41 trẻ mầm non phải cách ly tại nhà do liên quan đến ca dương tính với Covid-19 cho biết trường thường xuyên liên lạc với phụ huynh. Ngoài việc giám sát, chia sẻ thông tin đến các gia đình thuộc diện cách ly thì trường cũng hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà.

“Chúng tôi cũng nhắc nhở phụ huynh đảm bảo vấn đề dinh dưỡng, sát khuẩn tay và giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đặc biệt, trong thời gian cách ly thì cần chăm sóc, dành thời gian chia sẻ với trẻ”, bà Hiển chia sẻ thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *