Tế bào lớp niêm mạc dạ dày được phủ bởi một lớp nhầy chắc chắn để không bị tổn thương do thức ăn hoặc các chất có pH hoặc quá kiềm hoặc quá axit. Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tan chất nhầy này.
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa. Dạ dày nối thông phía trên với thực quản, phía dưới với ruột non qua hành tá tràng và tá tràng. Nghĩa là thức ăn từ miệng qua thực quản rồi xuống dạ dày.
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, tại dạ dày, thức ăn được tiêu hóa cả bằng cơ học và bằng các chất men do dạ dày tiết ra như: axit HCl (axit Clohydric), pepsin (men tiêu đạm)… Dạ dày nhào trộn thức ăn như một cái “máy xay sinh tố”, thức ăn chuyển dạng thành dưỡng chất, khi đó thức ăn mới chuyển xuống hành tá tràng, tá tràng rồi mới xuống ruột non. Như vậy, dạ dày vừa là nơi lưu trữ và là nơi tiêu hóa thức ăn.
Dạ dày ngăn cách với thực quản phía trên bởi cơ tâm vị và phía dưới với hành tá tràng bởi cơ môn vị. Cả về hình thể cũng như chức năng dạ dày được chia làm 3 phần: 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. Dạ dày nằm hoàn toàn trong ổ bụng.
Thành dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ (gồm lớp cơ vòng và lớp cơ dọc lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc. Ung thư dạ dày có thể xuất phát từ bất kỳ lớp nào của thành dạ dày. Tùy thuộc ung thư xuất phát từ lớp nào mà ung thư có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, tiến triển khác nhau, yếu tố nguy cơ khác nhau và có các phương thức điều trị cũng như tiên lượng sống khác nhau.
Trong đó, ung thư dạ dày xuất phát từ lớp niêm mạc dạ dày chiếm trên 95 %. Niêm mạc dạ dày là lớp phủ toàn bộ mặt trong của dạ dày. Các tế bào của lớp này có chức năng chế tiết các chất nhầy, các chất men tiêu hóa như: HCl, pepsin… và được gọi chung là tế bào biểu mô tuyến. Khi ung thư xuất phát từ đây được gọi là ung thư biểu mô tuyến dạ dày hay ung thư dạ dày.
Tế bào lớp niêm mạc dạ dày được phủ bởi một lớp nhầy chắc chắn để không bị tổn thương do thức ăn hoặc các chất có pH hoặc quá kiềm hoặc quá axit do ta ăn vào gây nên.
Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tan chất nhầy này, làm mất khả năng bảo vệ lớp tế bào niêm mạc. Lớp nhầy này bị tổn thương dẫn đến lớp tế bào niêm mạc bị tổn thương. Đây là sự khởi đầu của nhiều loại bệnh lý của dạ dày nói chung trong đó có ung thư dạ dày.
Những triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:
– Sút cân
– Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn
– Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu
– Buồn nôn, nôn
– Đi ngoài phân đen
– Sờ thấy u ở bụng
Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Người phụ nữ tái mặt khi nhìn thấy thứ mình đã nuốt nhầm vào bụng 10 năm trước
Bệnh nhân tái mặt khi nhìn thấy dị vật mà mình nuốt nhầm hơn 10 năm trước đã bị ăn mòn biến dạng và chuyển thành màu đen như than.
Theo The Paper, một người phụ nữ họ La ở Thường Châu (Trung Quốc) hơn 10 năm trước đã nhất thời hồ đồ nuốt nhầm chiếc bật lửa. Sau đó, cô thấy cơ thể mình vẫn bình thường, cho rằng chiếc bật lửa đã được đào thải ra ngoài nên không còn quan tâm đến nó.
Tuy nhiên, gần đây, cô La thường xuyên bị đau bụng và buồn nôn, cảm thấy có dị vật trong dạ dày. Cô mới chợt nhớ đến chiếc bật lửa 10 năm trước và vội vàng đến phòng cấp cứu của bệnh viện Thường Châu số 2 để được giúp đỡ.
“Gần đây tôi hay bị đau bụng, buồn nôn, cảm giác như có dị vật trong người. Hình như cách đây hơn chục năm tôi đã từng nuốt một chiếc bật lửa”, cô La nói với bác sĩ.
Nghe tường thuật của cô La, các bác sĩ không tin nổi vào tai mình. Cô La giải thích thêm, khi đó cô không cảm thấy cơ thể có gì bất thường nên rằng chiếc bật lửa đã đường đào thải ra ngoài. Cho đến gần đây, cô liên tục bị dày vò bởi những cơn đau dự dỗi nên mới chợt nghĩ đến việc làm ngu ngốc của mình năm xưa.
Do bệnh nhân nuốt phải dị vật quá lâu và tình trạng bên trong khó phán đoán nên bác sĩ Lâm Mẫn – Phó trưởng khoa Tiêu hóa của bệnh viện Thường Châu số 2 đã ngay lập tức tiến hành nội soi cho cô La.
Qua ống kính nội soi, có thể thấy rõ trong đường tiêu hóa của bệnh nhân quả thực có một chiếc bật lửa. Sau khi xác nhận rằng không có vấn đề gì khác với đường tiêu hóa của bệnh nhân, bác sĩ Lâm đã cẩn thận lấy chiếc bật lửa ra ngoài.
Chiếc bật lửa trong bụng cô La sau khi được bác sĩ lấy ra ngoài. Ảnh: The Paper
Nhìn chiếc bật lửa mà mình vô tình để quên trong bụng hơn 10 năm, cô La tái mặt khi chiếc bật lửa này đã bị ăn mòn biến dạng và chuyển thành màu đen như than.
“Tôi đã làm bác sĩ nhiều năm và đây là lần đầu tiên tôi gặp phải trường hợp này!”, bác sĩ Lâm khuyến cáo một khi nuốt nhầm dị vật vào cơ thể, nó có thể gây ra một loạt hậu quả nghiêm trọng như tổn thương niêm mạc dạ dày hay tắc ruột. Nếu không nhanh chóng lấy dị vật ra ngoài sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn như xói mòn niêm mạc, thủng dạ dày.
Do đó, khi nuốt nhầm bất cứ dị vật nào, chúng ta không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời.