Tự ý sử dụng thuốc nam điều trị thay vì uống thuốc và không tuân thủ phác đồ của bác sĩ khiến không ít bệnh nhân mắc bệnh thận phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Tự ý bỏ thuốc, điều trị thuốc nam
Bệnh nhân L.A.T., (21 t.uổi, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội) đến bệnh viện khám bệnh khi xuất hiện triệu chứng mệt mỏi kéo dài, chán ăn, kèm theo nôn khan buổi sáng, tiểu nhiều bọt, không tiểu buốt, tiểu m.áu, không phù, không sốt, huyết áp đo tại nhà cao nhất là 205/115 mmHg.
Trước đó, bệnh nhân có t.iền sử điều trị hội chứng thận hư, suy thận giai đoạn II từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2019 tại một bệnh viện ở Hà Nội. Tuy nhiên, sau thời gian đó, bệnh nhân tự ý bỏ điều trị, dùng thuốc nam, không kiểm tra xét nghiệm chức năng thận từ tháng 3/2020.
Sau khi được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm chuyên sâu, T. không ngờ rằng việc tự ý bỏ thuốc mà phải gánh chịu hậu quả đau lòng với kết quả suy thận giai đoạn IV và có nguy cơ phải ghép thận.
Tự ý bỏ thuốc, điều trị thuốc nam – mối nguy khôn lường của thận
Chia sẻ thông tin về bệnh suy thận mạn tính, ThS. BS Lê Thế Anh, chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết “Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận (bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể, bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra) kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hormone do thận sản xuất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng thận: viêm cầu thận, thận đa nang,…”.
Thực tế trực tiếp thăm khám, bác sĩ Thế Anh đã gặp rất nhiều trường hợp tự ý bỏ thuốc điều trị và gây biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân L.A.T. là một ví dụ cụ thể, bệnh nhân mắc bệnh khi t.uổi đời khá trẻ, trước đó có t.iền sử suy thận giai đoạn II.
Tuy nhiên do tự ý bỏ điều trị và sử dụng thuốc nam mà bệnh đã tiến triển xấu, có chỉ định điều trị theo dõi. Vì vậy, khi có bệnh lý người bệnh cần tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
3 cảnh báo cho bệnh nhân suy thận
Bác sĩ Thế Anh khuyến cáo: Hiện nay phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam chưa có kết luận chính xác về hiệu quả mang lại cho bệnh nhân. Hơn nữa, những loại dược liệu này không ai kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bên cạnh đó còn vấn đề bảo quản không an toàn cũng đáng lưu tâm. Bởi vậy nên sử dụng theo hướng để bổ trợ thay vì điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Song, hiện nay nhiều gia đình tự điều trị hoặc chữa bệnh theo kiểu truyền miệng kinh nghiệm hay lên mạng đọc thông tin chữa bằng thuốc nam, thuốc bắc.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt phải đối mặt với nguy cơ ghép thận, ThS.BS Thế Anh có lời khuyên đối với bệnh nhân suy thận mạn tính cần phải lưu ý những điều sau đây:
Tuyệt đối không được tự ý bỏ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bên cạnh đó cần phải kết hợp với bệnh viện để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ngoài đơn điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu chỉ định về nước tiểu, albumin m.áu,… theo dõi định kỳ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường rau củ quả xanh, giảm hàm lượng chất béo và cholesterol, hạn chế ăn ít muối để kiểm soát sưng (phù).
Cảnh giác khi cho trẻ uống thuốc cam
Ngày 4/2, bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 6 tháng t.uổi được mẹ đưa đến khám vì đi ngoài liên tục.
Mẹ bệnh nhi cho biết: Trước đó, khi bé đi ngoài nhiều lần trong ngày gia đình đã tự cho bé uống thuốc tại nhà. Trong số thuốc mà mẹ mang theo để bác sĩ xem có một gói thuốc bột mà dân gian thường gọi là thuốc cam. Gói thuốc này do ông bà cho cháu uống. Sau khi uống thuốc, tình trạng cháu không có tiến triển nên mẹ đã đưa đến bệnh viện.
Theo các bác sĩ, may mắn là gia đình mới cho bệnh nhi uống 2 lần thuốc bột này với liều lượng ít nên chưa có ảnh hưởng xấu. Các kết quả thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.
Bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị tiêu chảy cấp và kê đơn, hướng dẫn gia đình chăm sóc, theo dõi và hẹn khám khi có dấu hiệu bất thường.
Trước đó, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do gia đình tự ý cho sử dụng thuốc nam, thuốc cam chữa bệnh. Nhiều gia đình vốn mặc định thuốc cam là “thần dược” chữa đủ mọi loại bệnh từ kém ăn, tưa lưỡi, viêm loét miệng, đi ngoài… Kết quả bệnh không khỏi, cân nặng không lên, nhưng các bé đều có chung đặc điểm ngộ độc chì phải nhập viện cấp cứu.
Trong trường hợp trẻ sử dụng liều lượng thuốc nhiều có thể bị ngộ độc (đặc biệt là ngộ độc chì). T.rẻ e.m bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mạn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng nặng nề.
Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào m.áu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
Các bác sĩ cảnh báo: Hiện vẫn còn nhiều người dân có thói quen sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.