Theo các bác sĩ, virus Corona tấn công vào phổi. Đó là lý do tại sao giữ cho phổi khỏe mạnh trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Chắc chắn điều đầu tiên là phải bỏ t.huốc l.á – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bạn có thể đã nghe nói về nhiều loại bệnh phổi, gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản và ung thư phổi gây t.ử v.ong cao nhất, những bệnh này đều có thể xảy ra khi phổi có vấn đề.
Mỗi năm trên thế giới có nhiều người c.hết vì ung thư phổi hơn bất kỳ loại ung thư nào khác.
Nhưng bạn có biết, hầu hết các trường hợp t.ử v.ong này đều có thể phòng ngừa được, vì hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.
Nhưng ngoài hút thuốc, còn có những điều đáng ngạc nhiên làm tổn thương phổi sau đây, theo Eat This Not That!
1. Chắc chắn điều đầu tiên là hút thuốc
Điều đầu tiên bạn có thể làm để giữ cho phổi khỏe mạnh là hãy bỏ thuốc.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong, nhưng có thể ngăn ngừa được. Nó gây ra 80 – 90% trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi.
Hút t.huốc l.á còn gây ra các bệnh ung thư khác, bệnh tim, đột quỵ, các bệnh về phổi, tiểu đường, bệnh lao, một số bệnh về mắt và các vấn đề về hệ thống miễn dịch, kể cả viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, hằng năm cũng có rất nhiều người c.hết vì ung thư phổi do hít phải khói thuốc.
2. Không chú ý chữa trị bệnh phổi cho dứt điểm
Tiến sĩ Purvi Parikh, bác sĩ chuyên khoa dị ứng của Mạng lưới Dị ứng & Hen suyễn, khuyên nên đi khám và uống thuốc đầy đủ nếu mắc bất kỳ bệnh phổi mạn tính nào như cảm lạnh hoặc hen suyễn để ngăn chúng tiến triển.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào như ho, thở khò khè, tức ngực, dễ mệt mỏi, khó thở đều cần đi khám và chữa trị dứt điểm.
Luôn điều trị triệt để mọi bệnh về phổi!
Mọi người nên tiêm phòng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
3. Không tầm soát ung thư phổi
Cũng giống như chụp quang tuyến vú đối với ung thư vú và nội soi đối với ung thư đại tràng, tiến sĩ Matthew Mintz chỉ ra rằng hiện nay có những phương pháp chụp CT đặc biệt dành cho những bệnh nhân có nguy cơ ung thư phổi – có thể giúp phát hiện sớm và có khả năng cứu sống họ.
Mặc dù không phải ai cũng cần xét nghiệm này, nhưng chắc chắn một số người nên làm.
Đó là người trong độ t.uổi từ 55 đến 80 t.uổi có t.iền sử hút thuốc trong 30 năm – tương đương 1 gói mỗi ngày trong 30 năm, 2 gói mỗi ngày trong 15 năm, và hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua, theo Eat This Not That!
4. Rất ít khi rửa tay
Rửa tay là cách dễ nhất để ngăn virus Corona lây lan.
Hầu hết các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp đều lây truyền từ việc hít phải các giọt đường hô hấp của người bị bệnh, tiến sĩ Mintz nhắc nhở.
Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus là rửa tay, theo Eat This Not That!
5. Phản bác việc tiêm phòng
“Mọi người nên tiêm phòng cúm”, bác sĩ Mintz nói.
Ngay cả khi bạn không bao giờ bị bệnh, bạn vẫn nên tiêm phòng cúm vì nó không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ những người thân yêu của bạn”, bác sĩ Mintz chỉ ra.
Ngoài ra, người từ 65 t.uổi trở lên nên tiêm phòng viêm phổi, 3 mũi cách nhau một năm.
Tương tự như vậy đối với vắc xin virus Corona, hãy tiêm vắc xin ngay khi có thể.
6. Thường xuyên tiếp xúc với chất độc và hóa chất
Theo CDC Mỹ, tiếp xúc với amiăng, thạch tín, khí thải diesel, và một số dạng silica và crom có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi – trong một số trường hợp, thậm chí còn cao hơn cả hút thuốc lá!
7. Lười tập thể dục
Tập thể dục tăng cường cơ bắp cũng như phổi. Khi hoạt động thể chất, tim và phổi làm việc nhiều hơn để cung cấp lượng ô xy bổ sung mà cơ cần, đồng thời cũng làm cho phổi và tim của khỏe hơn.
Số lượng khuyến nghị: ít nhất 150 phút hoạt động hiếu khí vừa phải hoặc 75 phút hoạt động hiếu khí mạnh mẽ một tuần, theo Eat This Not That!
Việt Nam vẫn ‘đứng top cao’ về tỷ lệ người mắc bệnh lao
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người c.hết do lao.
Chăm sóc bệnh nhân lao phổi – ảnh TTXVN
Ngày 12/1/2020, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu y tế – dân số, Chương trình phòng chống lao, phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản năm 2020.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, ông Lê Thành Phúc cho biết mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm qua hai cuộc điều tra năm 2017 so với 2007 và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam đã có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người c.hết do lao. So sánh với đại dịch COVID-19 năm 2020 vừa qua có số ca t.ử v.ong là 35 ca thì t.ử v.ong do hen gần 3.700 người.
Ông Lê Thành Phúc – Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết tỷ lệ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn cao – Ảnh Đức Thảo
Trong tháng 10/2020, bệnh viện đã triển khai chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản (BPTNMT& HPQ) tại 14 xã, phường/7 quận, huyện với kết quả 1448 người được đo chức năng hô hấp, phát hiện được 191 trường hợp mắc BPTNMT, 29 người mắc HPQ, 42 người có hội chứng chồng lấp ACO. Bệnh viện Phổi đã thực hiện cấp thuốc liệu trình 01 tháng cho 185 bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Được biết, kế hoạch chiến lược Quốc gia về chấm dứt bệnh lao giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 125/100.000 dân, và tăng tỷ lệ phát hiện sớm bệnh nhân lao qua hằng năm, điều trị trên 45% bệnh nhân mắc bệnh lao và kiểm soát hoàn toàn trên 25%.