Ăn không ngon miệng hay chán ăn là hiện tượng dễ xảy ra với mọi người. Tình trạng này nếu kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Để giải quyết dứt điểm chứng ăn không ngon miệng, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra.
Thưởng thức nhiều món ngon là mong muốn của rất nhiều người, tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại có cảm giác ăn không ngon miệng hay chán ăn. Sau đợt nghỉ Tết dài hoặc sau ngày cuối tuần, sau bữa tiệc lớn, nhiều người than gặp tình trạng chán ăn. Có thể do những ngày trước đó đã ăn quá nhiều loại thực phẩm. Nguyên nhân gây ra ăn không ngon miệng có thể kể đến như:
Uống nhiều rượu, bia
Những người trưởng thành uống quá nhiều rượu bia cũng được xem là một nguyên nhân gây ra ăn không ngon miệng do khi say, người uống không để ý đến ăn uống, ói mửa nên khi tỉnh rượu không muốn ăn thêm bất cứ cái gì. Hơn nữa, khi uống quá nhiều bia rượu, gan không thể thực hiện chức năng thải độc của của nó, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ và dự trữ thức ăn.
Điều kiện thời tiết
Trời quá nóng hoặc oi bức thất thường nhất là vào thời điểm nắng nóng kỷ lục của mùa hè cũng gây ra tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn. Lý do là vì mất nước nên bạn cần tăng cường bổ sung thức ăn dạng lỏng để bù đắp cho bất cứ hao hụt nào thông qua việc đổ mồ hôi.
Bổ sung rau xanh trong bưa ăn giúp ăn uống ngon miệng.
Stress hoặc chịu áp lực nặng nề
Căng thẳng có thể dẫn đến việc giải phóng hormon khiến tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tuần hoàn thay đổi và còn làm suy giảm cả hệ tiêu hóa.
Gặp vấn đề dị ứng với gluten
Gluten là một loại protein có trong ngũ cốc. Ở một số người mắc bệnh Celliac là bệnh không dung nạp được gluten nên dẫn đến tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng và có thể khiến bạn ăn không ngon miệng.
Nhiễm virus
Những người bị n.hiễm t.rùng gan do virus như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan E có thể là nguyên nhân gây ra chứng ăn không ngon miệng, có kèm cùng triệu chứng đau bụng, đau cơ, khớp, sốt cao và vàng da.
Có bệnh liên quan đến tuyến giáp
Tuyến giáp có nhiệm vụ sản sinh ra hormon để kiểm soát chức năng trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém, bạn sẽ ăn không ngon miệng, mệt mỏi, tăng cân và nhạy cảm với nhiệt độ thấp.
Bệnh về tuyến thượng thận
Người mắc bệnh giảm năng tuyến thượng thận (bệnh Addison) là bệnh hiếm gặp có ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Cơ thể bị thiếu hụt adrenaline – một loại hormon tiết ra khi con người sợ hãi, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không ngon. Bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác có cùng triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, chán ăn, khát nước liên tục.
Nhiễm ký sinh trùng Giardia
N.hiễm t.rùng Giardia là do người bệnh uống nước bị nhiễm bẩn và có thể lây từ người này sang người khác. Đây là bệnh hiếm gặp của hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau co thắt, khó tiêu, buồn nôn, mệt mỏi và ăn không ngon miệng.
Mắc bệnh về răng miệng
Những người gặp vấn đề về răng miệng như sử dụng răng giả, thường khó khăn khi nhai nuốt, ăn thức ăn nguội, một số trường hợp cũng thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
Sử dụng thuốc có thể khiến ăn không ngon miệng
Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư hay thuốc chống trầm cảm cũng ức chế cảm giác ăn ngon, khiến bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
Biện pháp cải thiện ăn không ngon miệng
Để ăn ngon miệng hơn và thúc đẩy quá trình hấp thụ thức ăn tốt hơn, bạn cần kiểm soát tâm lý ổn định. Nếu thấy có dấu hiệu bệnh trong người, thì cần đi khám để chữa trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kể rõ về t.iền sử bệnh tật, tất cả loại thuốc nào bạn đang dùng cũng như chế độ ăn uống. Việc tìm ra nguyên nhân và chữa trị tận gốc vấn đề sẽ khiến chứng chán ăn của bạn nhanh chóng biến mất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng những phương cách dưới đây:
Bổ sung thêm thực phẩm xanh: Rau xanh, hoa quả, cá biển,… là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C, kẽm,… có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể, giúp kích thích vị giác. Điều đó cũng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, không bị đắng miệng và ăn ngon hơn.
Chia nhiều bữa nhỏ: Bữa ăn được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp tiêu hóa nhanh hơn, tránh việc ăn quá no, thức ăn lâu tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn cũng giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đầy bụng, ợ hơi. Không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Làm cho bữa ăn hấp dẫn hơn bằng cách trang trí họa tiết và nhiều màu sắc. Tập thể dục thường xuyên để kích thích cảm giác thèm ăn.
Thêm gừng trong bữa ăn: Uống một cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng, kết hợp ăn một vài lát gừng trước khi ăn sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn nhờ tác dụng điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu của nó.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Dị ứng sữa công thức ở t.rẻ e.m
Dị ứng protein sữa bò (sữa công thức) là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò.
Ảnh minh họa
Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện thông thường là “phản ứng dị ứng nhanh” hoặc “phản ứng dị ứng chậm”. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp nhất.
Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính một ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.
Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là trẻ hay bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít m.áu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết t.rẻ e.m ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa công thức vào lúc 2 t.uổi.
Cũng cần phân biệt những triệu chứng của bất dung nạp chất Lactose với dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose thường có biểu hiện triệu chứng là chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose có trong thành phần sữa.
Để việc xử trí tình trạng dị ứng sữa mang lại hiệu quả và đảm bảo sức khỏe của trẻ, cần thực hiện những bước quan trọng sau đây:
Ngưng việc sử dụng sữa bò ở trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành. Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện thì có thể hiểu rằng trẻ đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Lúc này, cần phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng cho trẻ, tuy nhiên giá thành của những sản phẩm này thường rất đắt.
Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng nêu trên ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa, nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3 – 6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.
Có thể chuyển sang cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn khả năng tiết sữa. Cần lưu ý các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.
Cần thông báo rõ cho những người chăm sóc trẻ như người bảo mẫu, thầy cô giáo mầm non, quản gia, ông bà nội/ngoại… về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa. Tốt nhất, cha mẹ nên có những mẩu giấy nhỏ dán trực tiếp lên những thực phẩm có chứa sữa.
Phải ghi rõ t.iền sử dị ứng của trẻ trong những hồ sơ sức khỏe liên quan. Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu trẻ có biểu hiện bị phản ứng phản vệ cấp tính cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.