Chín mé là bệnh n.hiễm t.rùng sinh mủ hay áp- xe ở đầu múp của ngón tay, ngón chân, có tên khoa học là Panaris.
Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.
Nguyên nhân gây chín mé thường gặp là do tụ cầu vàng, liên cầu sinh mủ, virus Herpes gây nên, bằng cách xâm nhập qua vết xước từ cắt móng, vết châm, vết thương nhỏ… hoặc chín mé do móng đ.âm vào phần mềm. Khi bị trầy, xước, rách vết da nhỏ, đặc biệt ở những người thường đổ mồ hôi nhiều, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các vết xước này dễ dàng, sinh sôi và phát triển, gây n.hiễm t.rùng.
Do vết xước thường là vết thương nhỏ nên người bệnh hay chủ quan, không điều trị. Thông thường, người bị chín mé ít khi được điều trị khi tổn thương ở giai đoạn nhẹ, đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, chín mé mưng mủ thì người bệnh mới khám và điều trị. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng chín mé nếu không được điều trị kịp thời.
Yếu tố nguy cơ của bệnh chín mé thường do những tác động của cuộc sống hiện đại gây ra. Cụ thể, việc đi làm móng tay, móng chân ở tiệm của phụ nữ và hiện nay cũng có không ít nam giới bắt đầu sử dụng dịch vụ này rất thường xuyên, có thể trung bình 1 tuần/lần; việc mang giày cao gót, bít mũi; chơi các môn thể thao có nguy cơ cao bị chấn thương các đầu ngón tay, ngón chân; người béo phì, người đang điều trị HIV… Tất cả những nguyên nhân này góp phần làm bệnh chín mé xảy ra nhiều hơn.
Chín mé là bệnh lý ngoài da xuất hiện vùng đầu múp móng tay, chân.
Các giai đoạn của bệnh
Khoảng 1-3 ngày đầu, ở đầu ngón tay, ngón chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa. Sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động. Khoảng ngày thứ 4-7, thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra chung quanh cả ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đ.ập, có thể sốt nhẹ. Trong khoảng 7 – 10 ngày đầu sau khi chín mé xuất hiện, tổn thương có thể chuyển sang giai đoạn mưng mủ.
Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời bằng cách rạch để thoát lưu mủ, hoặc rạch nhưng không đủ độ sâu để mủ có thể được dẫn lưu hết ra bên ngoài, chín mé có thể gây ra các biến chứng: viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây ra t.ử v.ong. Với những biến chứng nêu trên, chín mé có thể khiến xương bị viêm, làm sưng, đau, tấy đỏ, để lâu gây ra lỗ rò. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra và xem xét biến chứng.
Tuy nhiên, riêng trường hợp chín mé do Herpes có thời gian ủ bệnh khoảng 2-20 ngày. Các triệu chứng toàn thân như sốt và mệt mỏi có thể xuất hiện như là biểu hiện đầu tiên của bệnh, nhưng ít gặp. Các dấu hiệu hay gặp hơn là cảm giác đau, rát bỏng, châm chích ở đốt ngón tay có nhiễm virus Herpes. Sau đó, đốt ngón tay trở nên đỏ, phù nề, xuất hiện các đám mụn nước có đường kính 1-3mm trên nền da đỏ, tồn tại trong 7-10 ngày. Các mụn nước có thể bị loét, vỡ ra, thường chứa dịch trong suốt, hoặc có màu đục hoặc có m.áu.
Sau đợt n.hiễm t.rùng đầu tiên, virus Herpes từ ngón tay xâm nhập đầu mút của các dây thần kinh cảm giác ở da, di chuyển vào các hạch thần kinh ngoại vi và tế bào Schwann, sống tiềm ẩn ở đó trong thời gian rất lâu. Khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, sang chấn tâm lý, tiếp xúc với tia xạ, tia cực tím, laser, virus tái hoạt động, di chuyển ra da, tạo nên hình ảnh lâm sàng của nhiễm Herpes thứ phát. Thông thường, các triệu chứng lâm sàng của nhiễm Herpes tiên phát rầm rộ nhất, còn nhiễm thứ phát thì nhẹ hơn với thời gian ngắn hơn.
Người bị chín mé cần thường xuyên vệ sinh, rửa tay hằng ngày.
Cần làm gì?
Khi mắc bệnh, cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị n.hiễm t.rùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh. Nếu chín mé lên mủ thì cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh. Khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị thì cần chụp Xquang để xác định tình trạng biến chứng của chín mé.
Biện pháp phòng bệnh
Bệnh chín mé xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì vậy để phòng bệnh cần rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày. Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu. Thường xuyên thay tất, tránh để cho chân bị ẩm ướt. Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân. Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón; không đi giày, dép quá chật.
Khi cắt móng, cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở 2 bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn. Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn góc móng đ.âm vào da. Tránh làm chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch. Với t.rẻ e.m, cần tránh thói quen mút tay.
Cách phân biệt thủy đậu và sốt phát ban
Các bác sĩ cho biết việc phát hiện đâu là thủy đậu, đâu là sốt phát ban là cực kì quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Thủy đậu và sốt phát ban rất dễ nhầm lẫn vì chúng đều xuất hiện những ban trên da. Việc phân biệt thủy đậu và sốt phát ban sẽ giúp người bệnh có biện pháp xử lý kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
1. Phân biệt nguyên nhân gây bệnh thủy đậu và sốt phát ban
Một trong những cách phân biệt thủy đậu và sốt phát ban chính là xem xét nguyên nhân gây bệnh của hai căn bệnh này.
Trong khi sốt phát ban là một bệnh n.hiễm t.rùng nhẹ thường xảy ra ở t.rẻ e.m, đặc biệt là những t.rẻ e.m ở độ t.uổi lên 2. Nguyên nhân gây sốt phát ban là hai chủng virus herpes phổ biến và virus herpes 6 và virus herpes 7 gây ra.
Còn thủy đậu là một căn bệnh có khả năng truyền nhiễm cao, do virus varicella zoster gây ra. Thủy đậu có thể xuất hiện ở cả t.rẻ e.m và người lớn.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh
Dấu hiệu nhận biết bệnh là một trong những phương pháp phân biệt thủy đậu và sốt phát ban dễ dàng nhất:
– Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban:
Sốt phát ban được gây ra bởi các virus thông thường và hầu hết là lành tính. Triệu chứng của sốt phát ban là xuất hiện những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.
Triệu chứng của sốt phát ban là những ban đỏ mịn và sáng – Ảnh Internet.
– Bệnh thủy đậu có những triệu chứng nào?
Trong khi đó, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Thủy đậu là căn bệnh khởi phát đột ngột với dấu hiệu nhận biết là nổi mụn nước ở mặt, chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong vòng 12 – 24 giờ.
Các mụn nước có đường kính từ 1 đến 3mm, có chứa dịch trong. Trong những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hoặc mụn sẽ có màu đục khi bị n.hiễm t.rùng.
Khi mắc thủy đậu, bệnh nhân là t.rẻ e.m thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; ở người lớn thì thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Thủy đậu sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không có khả năng để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người mắc bệnh.
3. Cách điều trị bệnh khác nhau
Ở các bệnh nhân khỏe mạnh, căn bệnh thủy đậu thường tự khỏi mà không cần điều trị y khoa. Bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc kháng histamin giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do căn bệnh gây ra.
Nếu người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng của bệnh thủy đậu, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để rút ngắn thời gian n.hiễm t.rùng, giảm thiểu khả năng gặp biến chứng. Cụ thể, thuốc kháng virus acyclovir hay globulin miễn dịch dùng đường tiêm tĩnh mạch, dùng trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng phát ban đầu tiên xuất hiện có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh thủy đậu.
Các thuốc kháng histamin có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy của thủy đậu – Ảnh Internet.
Trong khi đó, sốt phát ban thường có diễn biến lành tính và chỉ sau 3 ngày, các nốt phát ban sẽ dần biến mất. Vì vậy, người bệnh chỉ cần hạ sốt, cung cấp nước, trái cây, rau xanh… thì bệnh sẽ mau khỏi và không để lại biến chứng nào nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, người bệnh có thể dùng acetaminophen, paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt trong trường hợp người bị sốt phát ban sốt cao.
4. Phân biệt qua biến chứng của bệnh
Dù cả thủy đậu và sốt phát ban đều là những căn bệnh không đe dọa tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu chúng để lại các biến chứng thì lại rất nguy hiểm và hai căn bệnh này để lại những biến chứng khác nhau.
– Biến chứng của thủy đậu:
Như đã nói, thủy đậu là căn bệnh thông thường nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp những biến chứng rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là t.ử v.ong.
Cụ thế, những biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân thủy đậu là: Mất nước; Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp hoặc m.áu; Mất nước; Viêm phổi; Viêm não; Sốc nhiễm độc; Hội chứng Reye đối với những người bệnh dùng aspirin trong thời gian bị thủy đậu.
– Biến chứng của sốt phát ban :
Sốt phát ban là căn bệnh không nghiêm trọng, nhưng nếu để sốt quá cao có thể dẫn tới các biến chứng. Cụ thể, các biến chứng của sốt phát ban là co giật; biến chứng viêm phổi hay viêm não đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị tổn hại (người vừa cấy ghép nội tạng hay tủy xương).
Co giật là một trong những biến chứng của sốt phát ban – Ảnh Internet.
5. Chế độ dinh dưỡng của bệnh khác nhau
Một trong những cách phân biệt thủy đậu và sốt phát ban là phân biệt qua chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
Theo đó, những người bị thủy đậu nên ăn thức ăn mềm như cháo, khoai tây nghiền; các thức ăn lạnh như kem, sinh tố…; các loại hoa quả không chứa axit,… Người bị thủy đậu không nên dùng các thực phẩm mặn, cay, cứng, giòn và những thực phẩm nóng để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, những người bị sốt phát ban không nên kiêng cữ quá nhiều. Bệnh nhân sốt cần đặc biệt chú ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể vì sốt rất dễ gây mất nước. Người bệnh có thể uống nước lọc, sinh tố, nước điện giải.
Ngoài ra, người bị sốt phát ban nên ăn nhiều hơn bình thường và những thực phẩm lỏng như cháo, súp, sữa,… và kiêng thực phẩm như: trứng; các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ; nước lạnh hay nước ngọt có ga.
6. Cách phòng ngừa bệnh
Thủy đậu và sốt phát ban khác nhau ngay từ cách phòng ngừa bệnh:
Đối với bệnh thủy đậu, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tiêm vaccine. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hiệu quả của vaccine ngừa thủy đậu là gần 98% khi nhận đủ hai liều tiêm chủng theo khuyến cáo.
Trong khi đó, sốt phát ban là căn bệnh không có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây truyền virus là tránh tiếp xúc với những người bị sốt phát ban.