Ăn vài lát gừng tươi chấm muối, uống trà gừng hoặc chườm gừng nóng lên bụng có thể trị chứng đầy hơi khó tiêu, kích thích tiêu hóa.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, khoa N.ội Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết người trung niên và cao t.uổi dễ bị đầy hơi, khó tiêu hơn nhóm thanh niên và trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa bắt đầu lão hóa và có bệnh nền kèm theo.
Triệu chứng thường được người bệnh mô tả là không có vị trí chính xác. Phần nhiều là cảm giác nặng nề, căng chướng, đầy tức hoặc lạnh vùng quanh rốn hoặc thượng vị. Có thể kèm theo ợ hơi, buồn nôn nhưng không nôn được, kèm khó chịu vùng sau xương ức.
Trong y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương, có tác dụng ôn trung tán hàn, thông mạch, ôn phế, hóa ẩm, vừa công hiệu vừa dễ tìm và rẻ t.iền. Ảnh: News.
Theo bác sĩ Thủy, chứng đầy hơi, khó tiêu thường xuất hiện sau khi ăn quá khuya. Đặc biệt sau những bữa ăn thịnh soạn liên tục có nhiều tinh bột, nhiều đạm ít chất xơ, nhiều đồ chiên xào, món ăn được nêm nhiều muối, uống nhiều nước ngọt có gas. Việc này xảy ra là do thức ăn lượng quá nhiều, tồn lưu lâu mà không được truyền tống hấp thu, dẫn đến việc sinh nhiều hơi chướng bụng.
Khi bị đầy hơi, khó tiêu đơn thuần (không kèm triệu chứng toàn thân như sốt, tiêu chảy cấp…) thì không cần dùng thuốc uống, bác sĩ Thủy cho hay. Thay vào đó, có thể dùng gừng tươi để chữa các chứng ăn không tiêu, nôn mửa, đau lạnh vùng bụng, giúp kích thích tiêu hóa. Bác sĩ hướng dẫn ba cách dùng gừng tươi hiệu quả như sau:
Ăn gừng tươi chấm muối: Lấy một củ gừng tươi còn vỏ, rửa sạch, bào lát, nhai với vài hột muối hột. Sau khoảng 10 phút lại nhấm nháp một chút nữa, ăn từ từ. Dùng khoảng 4-5 lát là bụng sẽ khỏe.
Bác sĩ lưu ý, để gừng dễ ăn, bớt hăng nồng, nên dùng gừng non. Sau khi rửa sạch ngâm sơ qua với nước ấm. Tuy nhiên, cách này tránh dùng cho trẻ nhỏ.
Trà gừng: Lấy một củ gừng tươi, to bằng ngón tay cái rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn. Bỏ gừng vào ly nước sôi 200 ml, đậy nắp ủ trong khoảng hai phút. Người bệnh uống trực tiếp lúc ấm hoặc pha thêm một chút đường, mật ong cho dễ uống. Uống từng ngụm từ từ cho đến hết. Để uống dài lâu, có thể nấu nhiều và để tủ lạnh, hâm nóng lại mỗi khi dùng.
Người bị đầy hơi, khó tiêu nên uống hai ly trà mỗi ngày cho đến khi hết bệnh. Uống trong và sau bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Bác sĩ khuyên không nên uống quá hai ly trà gừng mỗi ngày. Bởi nhiều hơn, có thể gây ra ợ nóng, hạ huyết áp, c.hảy m.áu trong cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai tránh sử dụng, vì trà gừng có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non.
Túi chườm gừng nóng: Dùng khoảng 400 g gừng tươi rửa sạch, nghiền nhỏ, vắt lấy nước. Bã gừng cho vào nồi đun nóng, sau đó đổ ra một chiếc khăn mịn sạch bọc lại. Đợi cho bã nguội bớt, rồi đắp lên bụng, xoay vòng theo chiều kim đồng hồ toàn bụng. Khi bã gừng nguội, tiếp tục cho vào nồi, thêm chút nước gừng, đun nóng lên rồi đắp tiếp. Mỗi tối thực hiện một lần khoảng 30 phút sẽ giúp trị đầy hơi, khó tiêu đạt hiệu quả nhanh nhất.
Để giữ độ nóng lâu của túi chườm, nên dùng thêm 500 g muốt hạt trộn chung với gừng tươi giã nhuyễn. Ngoài đun nóng bằng nồi, có thể đem rang hoặc quay trong lò vi sóng.
Nếu lần đầu chườm túi gừng nóng, nên để nhiệt độ vừa ấm, và lót bằng một tấm vải mỏng, tránh bị phỏng rộp da.
Có nhiều mẹo vặt khác được bác sĩ chỉ để chữa chứng đầy hơi, như ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều rau xanh, chườm túi nước, khăn ấm, hoặc massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Ăn đu đủ chín, dứa, uống dấm táo hoặc chanh pha nước ấm giúp dễ tiêu.
Những loại thực phẩm mà bạn không nên kết hợp với nước dừa
Nước dừa là thức uống ngon, dễ uống và có lợi cho sức khỏe. Trong nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên có một điều mà bạn cần lưu ý không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nước dừa.
Nước dừa không chỉ có tác dụng làm đẹp, giúp làm trắng da mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng chung với một số loại thực phẩm khác, nó có thể gây nên tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vậy, những loại thực phẩm nào chúng ta không nên kết hợp với nước dừa.
1. Chocolate
Đây chính là loại thực phẩm đầu tiên mà bạn không nên kết hợp với nước dừa. Vì trong chocolate có chứa hàm lượng axit oxalic lớn mà trong dừa thì lại chứa nhiều canxi và protein. Cho nên khi kết hợp với nhau sẽ gây cản trở hấp thụ canxi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu vô tình sử dụng chung hai loại thực phẩm này thường xuyên, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng tiêu chảy, rụng tóc đặc biệt là ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến việc làm chậm quá trình tăng trưởng.
2. Đá lạnh
Nhiều người nghĩ rằng nước dừa uống với đá sẽ ngon hơn. Nhưng thực tế đá lạnh là thứ không nên kết hợp với nước dừa. Nguyên do là đá lạnh có tính hàn và nước dừa cũng là loại nước uống có tính hàn. Thế nên việc dùng chung với nhau sẽ khiến cơ thể dễ bị lạnh, gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu, sốt nhẹ hoặc thậm chí là sốt cao.
Nước dừa tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nước dừa. Ảnh minh họa.
3. Các loại hải sản
Tương tự như đá lạnh, trong hải sản cũng có tính hàn. Nếu như kết hợp hai loại thực phẩm này chung một thời điểm thì người dùng sẽ cảm thấy khó chịu, khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt, đối với những trương hợp bụng yếu, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể… thì không nên sử dụng cùng lúc hai loại thực phẩm trên.
4.Thuốc
Nếu bạn có thói quen uống thuốc cùng với nước dừa thì hãy nên từ bỏ vì điều này vô cùng gây hại. Việc uống thuốc bằng nước dừa có thể sẽ tạo ra một lớp màng bám quanh thuốc. Ngoài ra, lượng canxi, magie cũng như các loại khoáng chất khác có trong thuốc sẽ làm giảm đi công dụng, khiến bệnh lâu khỏi hơn. Tương tự như thuốc, bạn cũng không nên uống viên sắt chung với nước dừa.
Hy vọng thông qua bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và có thể dùng nước dừa hợp lý và đúng cách để có thể giữ nguyên được thành phần chất dinh dưỡng của loại đồ uống thơm ngon này.