Bác sĩ tư vấn cách hỗ trợ trẻ phòng dịch Covid-19 tại trường

Dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hầu hết các địa phương đã quyết định cho học sinh đi học trở lại. Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo những cách hỗ trợ trẻ phòng tránh dịch bệnh một cách hiệu quả nhất tại trường học.

Bác sĩ tư vấn cách hỗ trợ trẻ phòng dịch Covid-19 tại trường

Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)

Tính đến ngày 1/3, đã có 61/63 tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Riêng Hà Nội sẽ mở cửa trường học từ ngày 2/3. Cả nước hiện chỉ còn 2 tỉnh là: Hải Phòng và Hải Dương đề nghị kéo dài thời gian nghỉ học do diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp.

Giữ vệ sinh và tăng sức đề kháng

PGS. TS. BS Tôn Nữ Vân Anh – (Trung tâm Nhi, Bệnh viện trung ương Huế) lưu ý, để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm và chăm sóc trẻ tốt hơn, nhà trường cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nơi trẻ vui chơi, học tập. Tăng cường thông khí khu vực trường lớp bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, bật điều hoà ở nhiệt độ thích hợp. Nơi sinh hoạt của trẻ phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên.

Cùng với đó, thầy cô cần duy trì nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh cá nhân bởi đây cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc t.rẻ e.m hiệu quả.

Bên cạnh đó, bếp ăn bán trú cần chú trọng tăng cường sức đề kháng, phòng dịch bằng việc cân đối khẩu phần ăn với thực đơn phù hợp. Đảm bảo ăn chín, uống sôi và thức ăn đủ ấm.

“Sức đề kháng tốt là then chốt để bảo vệ cơ thể mỗi người khỏi tác động của môi trường và nguy cơ bệnh tật. Cùng với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý từ bữa ăn học đường và bữa ăn tại gia đình, nhà trường cũng cần tăng cường thời gian biểu luyện tập thể thao, đảm bảo giấc ngủ trưa cho trẻ khi ở trường”, PGS. TS. BS Tôn Nữ Vân Anh nhấn mạnh.

Bác sĩ tư vấn cách hỗ trợ trẻ phòng dịch Covid-19 tại trường

Nhân viên bếp ăn Trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) tiệt trùng dụng cụ, chuẩn bị bữa ăn bán trú an toàn. (Ảnh: Nhà trường)

Những điều trẻ cần làm khi ở trường

Sau thời gian dài nghỉ học để phòng dịch tại nhà, khi đi học lại, trẻ sẽ tiếp xúc nhiều với những khu vực đông người cũng như các vật dụng công cộng. Do đó, cha mẹ và thầy cô cần tăng cường nhắc nhở trẻ về những biện pháp tự bảo vệ, duy trì các thói quen phòng dịch mọi lúc mọi nơi.

PGS. TS. BS Tôn Nữ Vân Anh nhận định, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới hiện vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Tại Việt Nam, sau đợt bùng phát trở lại, mặc dù tình hình đang được Chính phủ và ngành Y tế kiểm soát rất tốt song chúng ta không khi nào được lơ là, chủ quan. Cha mẹ và thầy cô vẫn cần duy trì những biện pháp như: vệ sinh môi trường xung quanh, vật dụng, đồ chơi của trẻ; cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý,…

Thêm vào đó, trẻ cần được trang bị ý thức vệ sinh, sát khuẩn tay thường xuyên vì trẻ thường có thói quen cầm nắm đồ vật, đưa tay lên mắt, mũi, miệng, là con đường xâm nhập của virus vào cơ thể. Cần nhắc nhở trẻ rửa tay khi đến lớp, trước khi ăn, sau khi đi vê sinh, chạm vào các vật dụng công cộng, lúc về nhà, sau khi chơi đồ chơi và đeo khẩu trang. Cùng với việc thường xuyên đeo khẩu trang trên đường đi học, trong giờ ra chơi, cha mẹ và thầy cô cần khích lệ, động viên và hướng dẫn trẻ sử dụng khẩu trang đúng cách.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, cha mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ trước khi đến lớp. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện không bình thường nào về sức khỏe, cha mẹ không nên cho con đến trường để tránh lây lan cho các học sinh khác.

Cha mẹ cũng cần phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Trong trường hợp trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào về sức khoẻ, giáo viên chủ nhiệm cần báo ngay cho các lãnh đạo nhà trường để có biện pháp xử lý kịp thời.

6 mẹo giúp luôn tỉnh táo để giải quyết hết công việc trước khi nghỉ Tết

Mệt mỏi khi làm việc là tình trạng rất phổ biến, dù cho làm việc toàn thời gian hay bán thời gian. Tình trạng này có thể làm giảm sút hiệu quả làm việc, làm tăng khả năng mắc sai sót.

Bác sĩ tư vấn cách hỗ trợ trẻ phòng dịch Covid-19 tại trường

Trạng thái mệt mỏi có thể giảm sút hiệu quả làm việc, làm tăng khả năng mắc sai sót – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Một trong những cách phổ biến nhất để giúp tỉnh táo là uống một ly cà phê. Tuy nhiên, nếu cà phê cũng không mang lại hiệu quả thì mọi người có thể áp dụng những cách sau:

1. Đi dạo trước khi làm việc

Hít thở không khí trong lành và vận động một chút trước khi làm việc có thể giúp cơ thể tỉnh táo. Đi bộ đặc biệt có hiệu quả giúp tỉnh táo nếu đó là lúc mặt trời mọc, theo Healthline .

2. Chợp mắt lúc nghỉ trưa

Một giấc ngủ trưa có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo. Chợp mắt trong khoảng 15 đến 20 phút có thể giúp cải thiện sự tỉnh táo trong suốt buổi làm việc hôm đó.

3. Nghỉ ngơi một chút

Ngồi quá lâu ở bàn làm việc sẽ dễ gây mệt mỏi. Khi đó, nghỉ ngơi bằng cách đứng dậy vận động một chút có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và suy nghĩ sáng suốt hơn. Ví dụ, bạn có thể vừa nghe điện thoại vừa đi bộ quanh văn phòng hoặc nơi làm việc của mình.

4. Không gian làm việc sáng sủa

Nếu bạn làm việc vào ban ngày thì hãy mở cửa sổ để cho ánh sáng mặt trời có thể tràn vào. Nếu nơi làm việc của bạn là nơi tối, thiếu ánh sáng thì hãy bật đèn. Không gian sáng có thể giúp tỉnh táo hơn.

5. Uống nước

Mất nước có thể khiến đầu óc mất tập trung. Do đó, thường xuyên uống nước trong giờ làm việc rất tốt cho sức khỏe và giữ đầu óc cảm thấy tỉnh táo.

6. Ăn nhẹ

Ăn nhẹ trong ngày sẽ giúp đường huyết giữ ở mức ổn định, tránh tình trạng đường huyết hạ quá thấp khiến mất tập trung. Khi lựa chọn món ăn nhẹ, hãy ưu tiên những món lành mạnh như thực phẩm giàu protein, carb phức tạp như khoai hay chất béo lành mạnh như đậu.

Ngoài ra, mọi người cần tránh ăn những món có nhiều đường như nước ngọt có gas, bánh kẹo. Những món này khi ăn nhiều sẽ gây tăng cân, theo Healthline .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *