Điều gì xảy ra khi bạn ăn ngay trước khi đi ngủ?

Bây giờ là 9 giờ 30 tối và câu hỏi quen thuộc đó hiện lên trong đầu bạn: có nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ không?

Điều gì xảy ra khi bạn ăn ngay trước khi đi ngủ?

Nếu ăn quá no trước khi đi ngủ, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hoàn toàn có thể phá hoại giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, không ăn đủ calo trước khi kết thúc ngày cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của bạn.

Vì vậy, có một số câu hỏi bạn cần tự trả lời trước khi lấy túi khoai tây chiên để ăn. Ví dụ, bạn có dễ bị ợ chua không? Bạn đã ăn một bữa tối nhiều calo chưa? Hôm nay bạn tập thể dục khi nào?

Dưới đây, bạn sẽ thấy 5 điều thể xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn ngay trước khi đi ngủ, theo Eat This, Not That!

1. Có thể bị ợ chua

Ăn một bữa lớn trước khi đi ngủ có thể gây ra một số chứng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi bạn bị trào ngược a xít, a xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản, sau đó gây ra cảm giác nóng rát. Ăn một bữa ăn khuya có thể gây ra trào ngược a xít hoặc ợ nóng vì khi bạn nằm xuống với dạ dày đầy, a xít trong dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Bị trào ngược a xít thường xuyên vào ban đêm cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn, gây khó nuốt và gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên cân nhắc ăn tối ít nhất 3 giờ trước khi bạn đi ngủ để giúp ngăn ngừa chứng trào ngược a xít vào ban đêm.

2. Có thể mất ngủ

Nếu bạn đã từng đi ngủ với cảm giác quá no, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ. Điều này đặc biệt xảy ra nếu bạn ăn thức ăn nặng hoặc cay, vì cả hai đều làm tăng nguy cơ trào ngược a xít và chứng ợ nóng. Nếu bạn phải ăn ngay trước khi đi ngủ, hãy ăn những món ít cay hơn và với khẩu phần nhỏ hơn.

3. Cũng có thể ngủ ngon hơn

Điều gì xảy ra khi bạn ăn ngay trước khi đi ngủ?

Táo ăn với bơ đậu phộng là món ăn nhẹ thích hợp vào buổi tối trước khi đi ngủ – SHUTTERSTOCK

Nếu bạn không ăn đủ trong cả ngày hoặc sau một buổi tập luyện vất vả vào buổi tối và đi ngủ khi bụng đói thì bạn có thể sẽ không thể ngủ được suốt cả đêm.

Thay vì nằm xuống với cái bụng cồn cào, tốt nhất bạn nên ăn một thứ gì đó trước khi cố gắng đi ngủ, tốt nhất là những thứ cung cấp sự cân bằng giữa carb và protein hoặc chất béo. Ví dụ, một miếng bánh mì nướng với bơ đậu phộng và một quả chuối cắt lát sẽ là một bữa ăn nhẹ tuyệt vời để ăn ngay trước khi đi ngủ.

4. Sự trao đổi chất có thể chậm lại

Một số chuyên gia nói rằng ăn khuya có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn, tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy điều đó nhất thiết phải đúng.

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản vào ban đêm của bạn gần giống với tốc độ ban ngày, có nghĩa là bạn đốt cháy năng lượng (calo) khi đang ngủ. Mối liên quan giữa quá trình trao đổi chất chậm hơn và việc ăn khuya có thể liên quan đến việc ăn quá nhiều.

Ví dụ: nếu bạn đã ăn tối, nhưng sau đó quyết định ăn một bữa ăn nhẹ nhiều calo trước khi đi ngủ, bạn có thể thấy điều đó dẫn đến tăng cân theo thời gian như thế nào.

5. Có thể giúp bạn giảm một vài cân

Ngược lại, ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp một số người giảm cân. Một nghiên cứu theo dõi những người trưởng thành ăn vặt ban đêm: ăn một chén ngũ cốc với sữa 90 phút trước khi họ đi ngủ. Sau 4 tuần, người ta thấy rằng trung bình mỗi người ăn ít hơn khoảng 400 calo mỗi ngày và giảm được khoảng 1,85 pound (0,83 kg).

Nói cách khác, nghiên cứu cho thấy ăn một bữa ăn nhẹ có thể giúp những người ăn đêm ngủ ngon và ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều vào giữa đêm, theo Eat This, Not That!

Ngồi xuống đứng lên bị xây xẩm chóng mặt, cảnh báo mắc bệnh gì?

Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt.

Đây là hiện tượng bình thường, song nếu kéo dài có thể cảnh báo chứng hạ huyết áp tư thế đứng, dẫn đến nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm m.áu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây.

Và khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà m.áu cung cấp cho võng mạc – vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng. Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, hoặc có thể sẽ tối xầm lại. Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường.

Điều gì xảy ra khi bạn ăn ngay trước khi đi ngủ?
Chứng hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy kéo dài có thể cảnh báo bạn về một số bệnh lý như: hạ đường huyết, bệnh tim,… và bệnh hạ huyết áp tư thế đứng.

Nếu hiện tượng hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý đến bệnh hạ huyết áp tư thế đứng – còn được gọi là hạ huyết áp tư thế – là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm cho cơ thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu.

Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra cho bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở người lớn t.uổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng. Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế đứng lâu dài có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó, cần đi khám bác sĩ nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn hoa quả là một cách hữu hiệu để khắc phục chứng chóng mặt. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị các bệnh liên quan đến t.iền đình rất hiệu quả.

Một số thực phẩm dồi dào vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể bởi đây là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào m.áu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn.

Hãy ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ để bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *