Đối với rất nhiều người, ngủ dậy sớm là việc rất khó thực hiện đều đặn khi cơn buồn ngủ giữ bạn nằm lại giường lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, dậy sớm có nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn một cách rõ rệt.
Lợi ích lớn nhất của việc dậy sớm là mọi việc diễn ra trật tự, theo đúng kế hoạch. Dậy sớm đồng nghĩa với việc bạn không phải vội vã, tất bật sợ không kịp giờ, hoặc có thể dành riêng cho mình một chút thời gian yên tĩnh ở văn phòng.
Mọi người đều có 24 giờ mỗi ngày, vì thế để phí quá nhiều thời gian vào việc ngủ. Thay vào đó bạn hãy dậy sớm để bắt đầu một ngày mới hứng khởi, nhiều năng lượng. Đồ họa: Minh Quang
Bước ra khỏi giường vào lúc sáng sớm không phải là điều dễ dàng, thậm chí đối với những người quen với nó cũng thỉnh thoảng không thể cưỡng lại sự quyến rũ của giấc ngủ.
Tuy nhiên, dậy sớm để tập thể dục, hít thở bầu không khí trong lành và nhâm nhi tách trà nóng chắc chắn sẽ giúp bạn khởi đầu một ngày mới hứng khởi, nhiều năng lượng.
Ngoài ra, việc dậy sớm còn nhiều lợi ích tuyệt vời khác đối với sức khỏe của bạn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Điểm tâm là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp tăng khả năng hoạt động của cơ thể. Khi bạn thức dậy sớm, cơ thể tự nhiên quen với việc ăn sáng.
Theo chuyên san The American Journal of Cardiology, bỏ bữa sáng dẫn đến thói quen ăn uống kém và làm tăng xu hướng ăn vặt.
Có thêm thời gian để làm mọi việc
Một trong những lý do phổ biến nhất được nhiều người lý giải cho việc không tập thể dục hằng ngày là họ thức dậy muộn. Dậy sớm cho phép bạn có thêm thời gian, có thể được dùng để tập thể dục.
Mặc dù có thể rèn luyện thể chất sau giờ làm việc buổi tối, song tập thể dục buổi sáng giúp bạn tràn đầy năng lượng cả ngày.
Cải thiện sức khỏe làn da
Tập thể dục chống ô xy hóa và tăng lưu lượng m.áu. Ngoài ra, những người dậy sớm có thêm thời gian để tẩy tế bào c.hết, dưỡng ẩm và làm sạch da.
Tăng năng suất làm việc
Buổi sáng là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày. Thức dậy sớm giúp bạn tập trung tốt hơn vào các nhiệm vụ quan trọng mà không bị xao nhãng.
Bộ não thường ở mức tối ưu nhất vào buổi sáng và từ đó góp phần giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Tương tự, những người dậy sớm là những người lập kế hoạch tốt hơn, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Sleep and Breathing.
Tăng cường trí tuệ
Có một số bằng chứng cho rằng não của con người hoạt động ở mức độ cao nhất vào buổi sáng. Trong một đề tài nghiên cứu được tiến hành ở trường Đại học Bắc Texas, các sinh viên báo cáo rằng người dậy sớm có chỉ số GPAs (điểm số trung bình học kỳ) cao hơn những người dậy muộn.
Giảm stress
Khi dậy sớm, bạn sẽ duy trì được trạng thái thư giãn và thoải mái suốt cả ngày. Những công việc như chuẩn bị cho bản thân, chuẩn bị cho con cái đi học, di chuyển đến nơi làm việc và hoàn thành những công việc khác trong buổi sáng có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi và căng thẳng.
Giảm stress có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe, hạn chế nhức đầu, cao huyết áp, đau dạ dày, rụng tóc và lo âu. Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) đã ước tính rằng, tác hại do stress gây ra trên người lao động tiêu tốn khoảng 300 triệu USD mỗi năm. Khi tạo ra cho mình thêm một khoảng thời gian vào buổi sáng, bạn sẽ không còn phải tất bật, vội vã mỗi ngày.
Khung giờ lý tưởng để thức dậy là vào khoảng 5 – 6 giờ sáng, thức dậy vào khoảng thời gian này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn hạnh phúc, vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn.
Dậy sớm còn hại hơn thức khuya nếu mắc sai lầm này, nhiều người tưởng mình làm đúng
Chúng ta thường được khuyên nên dậy sớm để tốt cho sức khỏe nhưng dậy sớm không đúng phương pháp còn hại hơn cả thức khuya.
Thức dậy sớm không đúng cách cũng có thể gây hại
Chúng ta thường nhận được lời khuyên nên dậy sớm để có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào dậy sớm cũng có lợi cho sức khỏe nếu bạn không biết cách.
Chẳng hạn nếu bạn đi ngủ lúc 11 giờ tối nhưng thức dậy lúc 4 giờ sáng thì việc bạn dậy sớm chẳng những không có lợi mà còn khiến bản thân thiếu ngủ và có thể phải chịu những hậu quả sau:
1. Thiếu tỉnh táo: Nếu bạn ngủ không đủ giấc, não của bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ luôn trong tình trạng lơ mơ và thiếu tỉnh táo cả ngày.
2. Mệt mỏi về thể chất: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn cảm thấy toàn thân đều mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tay chân mềm nhũn.
Thức khuya nhưng dậy sớm vào ngày hôm sau không hề có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
3. Phản ứng chậm: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn phản ứng chậm hơn so với bình thường bởi cả não bộ và cơ thể đều trong tình trạng thiếu tỉnh táo.
4. Trí nhớ giảm sút: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trí nhớ ngắn hạn sẽ bị suy yếu.
5. Đau đầu và chóng mặt: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 36%-58% những người ngủ không đủ giấc sẽ có triệu chứng đau đầu khi thức dậy.
6. Nguy cơ mắc bệnh tim : Những người thiếu ngủ trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
7. Suy giảm khả năng miễn dịch: Các yếu tố miễn dịch của cơ thể hầu hết được hình thành trong khi ngủ, thiếu ngủ sẽ dễ dẫn đến mệt mỏi, cảm lạnh, dị ứng,….
4 điều kiêng kỵ sau khi thức dậy vào buổi sáng
1. Dùng sức khi đại tiện vào buổi sáng
Nhiều người sẽ đại tiện sau khi thức dậy vào buổi sáng, nhưng nhớ đừng dùng sức quá mạnh, nếu không sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng và huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng cao, từ đó có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử. Đặc biệt là bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não phải chú ý.
2. Không uống nước khi thức dậy vào buổi sáng
Mọi người nên uống một cốc nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng, điều này không chỉ có thể làm loãng m.áu, thúc đẩy tuần hoàn m.áu mà còn bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể kịp thời để toàn bộ cơ thể có thể thức dậy sau giấc ngủ.
3. Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ vào bữa sáng
Buổi sáng ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ như bánh rán, nem rán, bánh quẩy, khoai chiên,… thường xuyên sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày, khó tiêu hóa. Hơn nữa, việc thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng béo phì, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, những thức ăn được nấu từ dầu mỡ đã dùng lại nhiều lần cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi dầu rán thức ăn trong nhiệt độ cao sẽ làm dầu bị ôxy hóa tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe. Nhiệt độ dầu càng cao, số lần dùng dầu đã qua sử dụng càng nhiều thì chất độc hại sinh ra càng nhiều
4. Ra ngoài tập thể dục buổi sáng quá sớm
Bất kể mùa nào cũng vậy, không nên tập thể dục quá sớm vào buổi sáng. Đặc biệt vào mùa đông, không khí có tương đối nhiều chất ô nhiễm, nếu bạn ra ngoài tập thể dục buổi sáng quá sớm, chất ô nhiễm trong không khí chưa kịp phân tán, lúc này bạn sẽ hít phải quá nhiều chất ô nhiễm khi ra ngoài, rất có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, vào mùa đông trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn hơn. Do đó nếu tập thể dục lúc quá sớm, cây chưa quang hợp sẽ thải ra khí carbon nhiều hơn oxy, gây ảnh hưởng sức khỏe, nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Tốt nhất nên để thời tiết có ánh nắng lên, khí độc bốc hơi mới đi tập thể dục.
Làm thế nào để dậy sớm có lợi?
Muốn việc dậy sớm có lợi, cần phải đi ngủ sớm để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. (Ảnh minh họa)
Điều kiện tiên quyết để thói quen dậy sớm mang lại lợi ích cho sức khỏe đó là đi ngủ sớm và dậy sớm. Làm được như vậy mới có thể đảm bảo đủ thời gian ngủ.
Ngoài ra, từ khi ngủ say đến khi thức dậy, mọi chức năng sinh lý đều từ từ thức tỉnh, không nên vận động lớn ngay lập tức, nếu không sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, mạch m.áu não. Tốt nhất khi tỉnh dậy nên nằm trên giường 1,2 phút, sau đó từ từ thức dậy và giãn cơ.
Cuối cùng, sau khi dậy sớm, bạn nên tận dụng thời gian của mình và làm việc gì đó có ý nghĩa như ăn sáng hoặc đọc sách sớm, không nên nghịch điện thoại trên giường, nếu không thì nên ngủ lâu hơn.