Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo).
Đây là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, đồng thời đang trong top đầu những bệnh xã hội.
Bệnh lậu không chỉ là nỗi ám ảnh và lo sợ của nam giới mà với nữ giới cũng hết sức nguy hại. Nếu không được điều trị, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.
Là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, nên bất cứ ai có quan hệ t.ình d.ục với người mắc bệnh đều có thể bị bệnh lậu. Bệnh thường gặp ở người trẻ t.uổi. Lậu lây truyền do tiếp xúc với d.ương v.ật, â.m đ.ạo, miệng, hay h.ậu m.ôn. Lậu có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ. Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết
Tùy từng cá nhân mà bệnh lậu có những biểu hiện khác nhau. Nếu ở nam giới, thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Triệu chứng sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái dắt, đái ra mủ, đái buốt. Toàn thân có thể sốt, mệt mỏi. Đôi khi nam giới bị bệnh lậu thấy đau hay sưng ở t.inh h.oàn.
Đối với nữ thì những triệu chứng của bệnh lậu bao gồm: lỗ niệu đạo sưng đỏ, chảy mủ, ngứa â.m đ.ạo, tiểu nhiều lần, tiểu cấp, tiểu buốt, cổ tử cung sưng đỏ… rất dễ bị viêm vùng chậu và các loại bệnh như: viêm ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ… Phụ nữ bị bệnh lậu có nguy cơ phát triển biến chứng nghiêm trọng, bất kể bệnh cảnh như thế nào.
Bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ chuyển thành bệnh mạn tính và biến chứng, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe vĩnh viễn và nghiêm trọng cho cả nam và nữ.
Khi có những triệu chứng của bệnh lậu, cần đi khám ngay.
Ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh lậu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe vĩnh viễn và nghiêm trọng cho cả nam và nữ.
Đối với nam, bệnh lậu có thể gây chít hẹp niệu đạo: tiểu buốt, tiểu dắt là biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chít hẹp niệu đạo ở nam giới, một số người có thể bị hẹp ống dẫn tinh, thậm chí tắc nghẽn, từ đó dẫn đến vô sinh.
Mắc các bệnh viêm nhiễm khác như: viêm t.inh h.oàn (bụng dưới có cảm giác đau, sờ vào thấy mào t.inh h.oàn sưng to, có cảm giác đau dữ dội), viêm quy đầu, viêm b.ao q.uy đ.ầu… hoặc các viêm nhiễm khác ở cơ quan s.inh d.ục.
Gây vô sinh: bệnh lậu có thể gây viêm t.inh h.oàn, viêm ống dẫn tinh… có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.
Với phụ nữ, bệnh lậu là một nguyên nhân thường gặp gây viêm tiểu khung, có thể dẫn đến sự tạo thành túi mủ trong ổ bụng và gây đau kéo dài, mạn tính ở vùng tiểu khung. Viêm tiểu khung có thể làm cho tiến triển mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng, dẫn đến vô sinh hoặc tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung. Chị em cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao bị sẩy thai, nhiễm khuẩn ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm khuẩn m.áu, nhiễm khuẩn khớp gối và chứng viêm màng não.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh lậu gây ra, người bệnh cần phát hiện được bệnh sớm để từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp, kịp thời. Không nên ngại ngùng hay giấu giếm bệnh mà tự ý mua thuốc về chữa trị, sẽ làm cho bệnh lậu nặng hơn.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng quan hệ t.ình d.ục mà khiến bệnh dễ lây lan, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn kép, làm cho bệnh càng nặng thêm. Cần thực hiện quan hệ một vợ một chồng, chung thủy, không quan hệ t.ình d.ục với gái mại dâm để tránh mắc lậu và nhiều căn bệnh xã hội nguy hiểm khác.
Khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh lậu, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi càng để lâu, biến chứng của bệnh càng nặng, khi chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ thường xuyên tái phát.
COVID-19 có thể khiến bệnh lậu không thể chữa khỏi
Việc lạm dụng azithromycin, một loại kháng sinh dùng để điều trị COVID-19 và bệnh lậu, đã làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc trong điều trị lậu.
Bệnh lậu là một bệnh n.hiễm t.rùng lây truyền qua đường t.ình d.ục (STI) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae , còn được gọi là lậu cầu khuẩn gây ra. Căn bệnh này lây truyền khi quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Nếu không được điều trị, căn bệnh STI này có thể gây vô sinh.
Trong những năm gần đây, bệnh lậu ngày càng kháng thuốc kháng sinh và có thể trở thành bệnh nan y. Vi khuẩn có thể biến đổi rất nhanh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc lạm dụng kháng sinh azithromycin trong điều trị COVID-19. Đơn thuốc dùng azithromycin tăng 217% kể từ khi bắt đầu đại dịch. Kết quả là, bệnh lậu thậm chí có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh nhiều hơn.
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu.
Đây không phải là lý do duy nhất liên quan đến dịch bệnh mà các bác sĩ lo lắng. “Trong đại dịch, các khoa điều trị STI cũng bị quá tải. Điều này có nghĩa là nhiều bệnh STI không được chẩn đoán chính xác, có nghĩa là nhiều người đang tự dùng thuốc”, người phát ngôn của WHO giải thích.
Theo TS Hanan Balkhy, Phó Tổng giám đốc bộ phận kháng kháng sinh của WHO, việc dùng thuốc kháng sinh không điều trị được COVID-19, mà còn tạo ra đề kháng giữa các vi khuẩn đã tồn tại trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, không nên lạm dụng…