Muối: Con dao hai lưỡi

Không biết tự bao giờ, muối ăn đã hiện diện trong đời sống của con người. Có thể nói, trên Trái đất này, người người đều dùng muối, nhà nhà đều dùng muối.

Muối: Con dao hai lưỡi

Chỉ nên ăn đủ muối để cơ thể khỏe mạnh.

Đây là thứ gia vị gần như không bao giờ thiếu trong các bếp ăn. Hơn thế nữa, muối rất cần cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hóa chất.

Với sức khỏe con người, muối vừa mang lại lợi ích, vừa mang lại tác hại. Nếu như không biết cách sử dụng muối một cách khôn ngoan thì muối đúng là con dao hai lưỡi…

Vai trò của muối

Muối, nói chính xác là muối ăn để phân biệt với các loại muối khác trong ngành Hóa học. Thành phần của muối ăn gồm hai nguyên tố Natri (Na) và Chlore (Cl). Natri tạo ra ion dương (Na ) và Chlore tạo ra ion âm (Cl-), chúng kết hợp với nhau tạo thành muối và có công thức hóa học là NaCl.

Trong cơ thể con người, ion Na là một chất điện giải rất quan trọng. Nó đảm nhận vai trò cân bằng thể dịch, cân bằng acid – base và nhất là điều hòa áp lực thẩm thấu của tế bào. Ngoài ra, nó còn tham gia chuỗi phản ứng hoạt động điện sinh lý thần kinh và cơ.

Nguồn cung cấp ion Na cho cơ thể ngoài muối ăn, còn có nhiều loại thực phẩm khác như thịt, sữa, các loại hải sản. Một lượng tuy ít cũng được cung cấp từ nhiều loại rau và trái cây. Riêng các loại thực phẩm chế biến sẵn thì vô cùng phong phú, tiêu biểu như mì ăn liền, xúc xích và nhất là các loại dưa cà muối…

Ion Cl- góp phần vào việc giữ nước cho cơ thể, duy trì khối lượng dịch bào, hỗ trợ hấp thu kim loại, vitamine B12 và góp phần trong sự phát triển cơ bắp dẻo dai, chắc khỏe. Điện tích âm của ion Cl- giúp kích thích các tế bào thần kinh hạn chế sự đãng trí hoặc chứng hay quên nhất là ở người cao t.uổi. Khi thiếu ion Cl- thì m.áu trong cơ thể sẽ mang tính chất kiềm gây ra bất lợi cho cơ thể, điển hình là yếu cơ và chán ăn.

Cl- là loại ion quan trọng vì chiếm đến 70% lượng ion âm của cơ thể. Nguồn cung cấp chlore ngoài muối còn có rất nhiều loại cây trái như cà chua, cần tây, ô liu, rau diếp cá, rong biến, ô liu, lúa mạch đen…

Nhu cầu đối với cơ thể con người

Lượng muối thực tế được sử dụng làm gia vị trong quá trình chế biến và nấu nướng thức ăn không chỉ từ muối ăn mà còn từ nhiều loại gia vị khác có vai trò, chức năng tương tự như muối. Đó là các loại bột nêm, mắm, nước tương.

Nguồn muối đưa vào cơ thể không chỉ có các loại thức ăn mà còn có sự tham gia của nhiều loại xì dầu, nước chấm khác. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, tương đương với 5 gram muối ăn là 8 gram bột canh, 11 gram hạt nêm, 25 ml nước mắm và 35 ml xì dầu.

Nhu cầu muối thay đổi tùy khẩu vị của từng người và đặc biệt là từng độ t.uổi. Nói chung, nhu cầu cần phải có cho cơ thể bảo đảm các chức năng và hoạt động bình thường ở cấp độ tế bào như: Trẻ>1 t.uổi khoảng

Để thuận lợi cho việc theo dõi sử dụng, người ta ước tính 1 thìa cà phê muối (múc vừa đầy muỗng, không vun cao) tương đương với 5 gram muối ăn, chứa khoảng 2.000 mg Natri (nhu cầu Natri tối thiểu để duy trì hoạt động tế bào cơ thể dao động ở mức 200 – 500 mg Natri/ngày.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý là lượng muối đáp ứng nhu cầu cơ thể như đã nói ở trên là dành cho người khỏe mạnh, bình thường. Riêng những người mắc các bệnh về tim mạch ( tăng huyết áp, suy tim…) và thận (hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, suy thận…) thì lượng muối được điều chỉnh giảm theo chỉ định của bác sĩ.

Muối: Con dao hai lưỡi

Ăn nhiều muối làm huyết áp tăng.

Các bệnh lý liên quan

Các bằng chứng khẳng định việc sử dụng thiếu hoặc thừa muối đều gây ra bất lợi cho cơ thể.

Việc thiếu muối hay nói chính xác hơn là thiếu nguồn Natri cung cấp cho cơ thể là do không có muối để sử dụng trong một thời gian dài hoặc ở những người có bệnh lý gây mất muối. Nghĩa là làm mất Natri từ cơ thể như mắc các bệnh tiêu chảy, nôn nhiều, sốt cao làm ra nhiều mồ hôi và một số bệnh lý ở thận.

Sau đây là một số bệnh lý do thiếu muối gây ra:

– Giảm chức năng hoạt động các cơ: Gây ra biểu hiện kiến bò, chuột rút, mỏi cơ, yếu cơ và thậm chí là liệt cơ.

– Tụt huyết áp: Thiếu Natri gây ra giảm áp lực thẩm thấu trong lòng động mạch sẽ làm giảm huyết áp và tụt huyết áp. Huyết áp giám hoặc tụt thường xuyên gây ảnh hưởng đến tuần hoàn m.áu, làm giảm nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan và nội tạng của cơ thể hoạt động, nhất là các bộ phận quan trọng như não, gan, thận. Điều đó sẽ làm cho cơ thể con người luôn mệt mỏi và suy kiệt.

– Phù não: Hiện tượng phù não xảy ra do lượng Natri giảm nhiều và đột ngột vì tiêu chảy, vì nôn mửa… Mức độ phù não nhẹ thì chóng mặt, nhức đầu, mất tập trung. Mức độ nặng thì rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, t.ử v.ong nếu như không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Ngược lại, bệnh lý do thừa muối xảy ra nhiều hơn các bệnh lý do thiếu muối. Sau đây là các bệnh lý thường gặp liên quan đến việc ăn… “quá mặn”:

– Bệnh lý hệ tuần hoàn: Ăn thừa muối làm tăng cao lượng Natri trong lòng mạch gây tăng áp lực thẩm thấu, tăng dung lượng m.áu và nhất là tăng áp lực lên thành động mach. Đây là nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, suy tim và đột quỵ do vỡ mạch m.áu não.

– Bệnh lý hệ tiết niệu: Thừa muối, ngoài việc gia tăng hoạt động của hệ thống tim mạch còn làm tăng cường độ hoạt động của hệ thống niệu qua việc thận vất vả, âm thầm suốt ngày đêm để đào thải bớt lượng muối thừa trong cơ thể. Hoạt động này liên tục, kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng của hệ thống tiết niệu.

– Gia tăng mức độ bệnh và nguy cơ: Những người đã mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim hoặc bệnh lý ở gan, thận thì việc ăn quá mặn có nguy cơ gia tăng mức độ bệnh thành nghiêm trọng hơn do gia tăng mức độ phù ở người bị suy tim, suy thận, suy gan…

Ăn mặn còn là nguy cơ của các bệnh viêm loét dạ dày tá tráng, ung thư dạ dày do phá hủy lớp niêm mạc bảo vệ và tăng sự phát triển vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Ăn mặn làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu nên gây ra nguy cơ loãng xương và sỏi thận. Ngoài ra, đó còn là nguyên nhân của béo phì do gây ra cảm giác khát nên gia tăng nhu cầu uống các loại nước ngọt.

Cách sử dụng hợp lý và an toàn

Một điều cần lưu ý khi nói đến chế độ ăn giảm muối, giảm mặn chính là nói đến chế độ ăn giảm lượng Natri đưa vào cơ thể. Lượng Natri này phải tính tổng cộng từ các nguồn chứ không riêng gì muối ăn. Hàng đầu là các loại bột nêm, nước chấm, bột ngọt (vị tinh, mì chính) và các loại thức ăn nhanh có vị mặn.

Do đó, những người biết cách chăm sóc sức khỏe thường lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng Natri thấp. Đặc biệt là giảm dần lượng muối sử dụng khi chế biến thực phẩm mà không gây ra cảm giác thay đổi khẩu vị của người thân trong gia đình. Lưu ý, việc ăn mặn, ăn quá mặn hay ăn nhạt (ăn lạt) hình thành từ thói quen trong quá trình sống của con người. Sau đây là một số kinh nghiệm hạn chế ăn mặn:

– Quá trình chế biến thức ăn chỉ nêm vừa đủ mặn, thực hiện chế độ ăn nhạt có thể.

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại dưa món, dưa cà muối, thực phẩm đóng hộp đóng gói, pizza, khoai tây chiên… Khi mua các sản phẩm làm sẵn cần xem tem nhãn để chọn loại có hàm lượng muối thấp nhất.

– Không luôn để nước mắm, muối tiêu, muối ớt, nước tương, xì dầu trên bàn ăn hoặc vị trí quá gần, thuận tiện cho việc đưa tay ra lấy.

– Không tập cho trẻ nhỏ ăn mặn như người lớn. Nên cho chúng ăn các thức ăn tự nhiên. Kiểm soát chặt chẽ việc thêm các loại gia vị mặn.

Tóm lại, trong tình trạng bình thường cơ thể không bao giờ thiếu Natri, vì nó được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, cả Chlore cũng vậy. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các nguy cơ do thừa muối gây ra, chúng ta luôn có ý thức “ăn nhạt nhất có thể”.

Tổng hợp các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gây nhiều nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chính vì thế, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần phải thực hiện tốt các biện pháp như lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách, nấu chín thức ăn trước khi sử dụng,…

Muối: Con dao hai lưỡi

Ngộ độc thực phẩm gây nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh, nhiều hậu quả nghiêm trọng hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, điều may mắn là ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Chính vì thế, để hạn chế các nguy hiểm do ngộ độc thực phẩm gây nên thì quan trọng hàng đầu vẫn là thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Những điều cần làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

1. Lựa chọn thực phẩm an toàn khi mua

Nguồn thực phẩm không sạch, không an toàn là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn là một trong các biện pháp tránh ngộ độc thực phẩm vô cùng quan trọng.

Nguyên tắc lựa chọn, mua thực phẩm an toàn:

– Chỉ mua các sản phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì còn nguyên vẹn và không có các dấu hiệu của thực phẩm bị hỏng (vỏ hộp bị phồng, lõm, nứt, thủng,…). Khi mua cần phải chú ý đến hạn sử dụng và ngày sản xuất của sản phẩm.

– Nên chọn các loại thực phẩm đông lạnh được bao bọc kỹ càng, không có các dấu hiệu đóng tuyết bên ngoài.

– Đối với các loại thực phẩm tươi sống thì cần phải chọn mua các sản phẩm có độ tươi cao, tại các quầy bán đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu,…

– Khi mua trứng, tốt nhất nên chọn mua các loại trứng được bảo quản lạnh để đảm bảo chất lượng của trứng cũng như an toàn.

– Các loại thực phẩm chế biến sẵn nên được mua ở các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng về nguồn nguyên liệu cũng như quy trình chế biến.

Muối: Con dao hai lưỡi

Lựa chọn thực phẩm an toàn giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

2. Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Một giai đoạn mà chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm đó chính là thực phẩm phải được bảo quản đúng cách. Các nguồn bệnh, nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên hiện hữu xung quanh chúng ta, nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách thì các yếu tố gây hại này có thể xâm nhập và gây nên ngộ độc thực phẩm.

– Để riêng các loại thực phẩm với nhau, tránh sự lây truyền chéo yếu tố gây hại từ các loại thực phẩm cho nhau. Đặc biệt các loại thực phẩm như thịt hoặc cá cần phải được bảo quản tách biệt với rau củ, các thực phẩm tươi sống cần phải được bảo quản riêng với đồ ăn chín, sử dụng ngay,…

– Đối với các loại thực phẩm dễ ôi thiu, nhiều dinh dưỡng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,… cần phải được bảo quản lạnh ngay khi vừa mới mua về, tránh để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường bên ngoài mà chưa chế biến ngay.

– Nếu trong quá trình bảo quản thực phẩm mà phát hiện thực phẩm có các dấu hiệu của hư hỏng như nấm mốc hoặc phồng vỏ hộp đựng (thực phẩm đóng hộp), chảy nước,… thì nên vứt bỏ hoặc đem trả hàng nếu còn hạn sử dụng chứ không nên sử dụng chúng bởi rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó phải thường xuyên kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn xem chúng có còn an toàn để sử dụng hay không.

– Bảo quản lạnh chỉ có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có các tác dụng t.iêu d.iệt được vi khuẩn (kể cả ở nhiệt độ -18 độ C). Chính vì thế các loại thực phẩm sau khi bảo quản lạnh vẫn cần phải được chế biến đúng cách trước khi sử dụng. Còn đối với các thức ăn đã được nấu chín trước khi bảo quản lạnh thì cần hâm nóng lại trước khi dùng.

Muối: Con dao hai lưỡi

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhờ bảo quản thực phẩm đúng cách (Ảnh: Internet)

3. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm

Quá trình chế biến thực phẩm cũng là một quá trình rất dễ khiến cho các nguyên nhân gây ngộ độc có thể xâm nhập vào thực phẩm nếu không được diễn ra đúng cách. Vì vậy, nguyên tắc cần nhớ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm chính là phải luôn đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm.

– Trước khi chế biến thực phẩm, bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập vào thực phẩm trong khi chế biến. Người chế biến cũng nên sử dụng mũ trùm đầu khi chế biến thực phẩm nếu tóc quá dài.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng!

– Đối với các dụng cụ sử dụng để chế biến thực phẩm như dao, kéo, thớt cũng cần phải được giữ vệ sinh tốt để đảm bảo an toàn khi chế biến thực phẩm, tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra. Các dụng cụ chế biến thực phẩm nên được làm sạch sau mỗi lần thực hiện chế biến một loại thực phẩm, đặc biệt là đối với những thực phẩm mà bạn chỉ sơ chế và sau đó cần bảo quản lạnh chứ chưa nấu ăn ngay. Dao, thớt dùng để thái thức ăn chín nên dùng riêng với dao thớt thái thực phẩm sống.

– Nguồn nước sử dụng để chế biến thực phẩm phải là nguồn nước sạch, đặc biệt là nguồn nước sử dụng để rửa các thực phẩm sử dụng ăn sống ngay lập tức (hóa quả, rau củ,…). Nếu nguồn nước để chế biến thực phẩm không đảm bảo hãy đun sôi nước trước khi sử dụng, điều này có thể giúp t.iêu d.iệt các tác nhân vi sinh vật gây ngộ độc trong nước.

– Trong quá trình chế biến thực phẩm, phải đảm bảo làm sạch thực phẩm ở mức độ tối đa. Không chế biến chung các thức ăn chín sử dụng ngay với các loại thức ăn sống, không để vấy bẩn hoặc chó, mèo tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến.

– Khu vực chế biến thực phẩm, bồn rửa,… cần phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần chế biến thực phẩm. Các chất bẩn còn đọng lại sau khi chế biến thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật gây hại phát triển, chúng có thể bị lây nhiễm vào thực phẩm trong các lần chế biến sau đó.

Muối: Con dao hai lưỡi

Các loại thực phẩm cần được chế biến đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)

4. Nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng

Các loại thực phẩm cần phải được nấu chín trước khi sử dụng. Nhiệt độ cao có khả năng t.iêu d.iệt được hầu hết các loại vi khuẩn và giúp phân giải một số chất độc có trong thực phẩm từ đó giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Tốt nhất nếu có thể thì bạn nên sử dụng các loại nhiệt kế thực phẩm để xác định xem liệu thực phẩm đã được nấu ở mức nhiệt độ thích hợp hay không.

Tuy nhiên, nếu bạn không có một chiếc nhiệt kế thực phẩm ở nhà thì bạn cũng có thể thông qua một số đặc điểm để phán đoán xem thực phẩm liệu đã được nấu chín hay chưa. Chẳng hạn như bạn cần nấu cá đến khi thịt bị mủn ra nếu bạn dùng đũa chọc vào, thịt không còn chảy ra nước màu hồng, tôm cần nấu cho đến khi vỏ chuyển sang màu hồng,…

Thức ăn sau khi nấu chín nên được ăn ngay, nếu chưa ăn ngay sau khi nấu thì phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi dùng.

Qua đây có thể khẳng định rằng, ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách biện pháp rất dễ dàng thực hiện. Chính vì thế, ta cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *