Đây là chia sẻ của một bệnh nhân sau khi được phẫu thuật tim bằng phương pháp phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn; mang lại tính thẩm mỹ cao, phục hồi nhanh sau mổ.
Ê kíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật tim nội soi – Ảnh: N.P
Bệnh nhân là ông Nguyễn Khoa C. (60 t.uổi, ngụ tại TPHCM) được phẫu thuật tim nội soi điều trị hở van tim hai lá tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
“Tôi đi khám sức khỏe tổng quát và được chẩn đoán bị hở van tim hai lá nặng. Bác sĩ bảo cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt nên tôi tìm hiểu, trong đó có hai cách là mổ mở và mổ nội soi. Trường hợp của tôi có thể mổ nội soi nên tôi quyết định gửi niềm tin vào tay nghề của các bác sĩ của bệnh viện. Tính từ ngày mổ đến ngày xuất viện là khoảng 8 ngày. Vì mổ nội soi nên cũng không đau nhiều. Vết thương chỉ nhỏ khoảng 4-5cm và nằm ngay phần nách, người ngoài nhìn vào chắc cũng không biết tôi đã từng mổ tim đâu”, ông C. chia sẻ.
Trước đây, phẫu thuật tim sử dụng phương pháp mổ mở, bác sĩ cần rạch một đường mổ dài từ cổ dọc xuống xương ức, cắt xương ức và mở toàn bộ lồng ngực. Phương pháp mổ mở gây đau, mất m.áu nhiều, người bệnh cần nằm viện trong thời gian dài và để lại vết sẹo lớn.
Êkíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật tim nội soi cho người bệnh
Với sự tiến bộ của y học, một phương pháp mới được thay thế cho việc phẫu thuật tim mở đó là phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn. Phẫu thuật này được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho kết quả tốt, giúp người bệnh phục hồi nhanh, tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp và tính thẩm mỹ cao.
PGS.TS.BS. Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch người lớn – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, bệnh viện bắt đầu triển khai phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn từ năm 2014, là bệnh viện đầu tiên khu vực phía Nam triển khai kỹ thuật này. Đến nay, bệnh viện đã thực hiện hơn 700 trường hợp với tỉ lệ thành công rất cao, lên tới 99%.
Để triển khai tốt kỹ thuật này cần trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong ê-kíp.
“Phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn là một kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự rèn luyện rất nhiều và liên tục. Để có thể tham gia vào quá trình phẫu thuật nội soi và ít xâm lấn của tim mạch, phẫu thuật viên cần tham gia vào các ca mổ liên tục và đảm bảo tần suất tham gia mổ trong mỗi tuần từ 2 – 3 ca. Mỗi ca mổ tim thường kéo dài nhiều giờ, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉnh táo trong quá trình làm việc”. TS BS. Võ Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Tim mạch người lớn – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM được vinh danh tại Lễ trao giải Thành tựu y khoa Việt Nam 2020 với thành tựu: Phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn
Sau 6 năm triển khai thực hiện phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn, bệnh viện đã áp dụng phẫu thuật này trong điều trị nhiều bệnh lý về động mạch chủ, u tim, hở van tim và đa van tim. Đây là những bệnh lý rất khó, được cộng đồng y khoa thế giới đ.ánh giá cao và học hỏi.
Hiện nay, phương pháp này đã được Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chuyển giao kỹ thuật thành công tại các bệnh viện khu vực miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và liên kết, hợp tác với nhiều trung tâm tim mạch tại Hoa Kỳ.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, chia sẻ: “Phẫu thuật ít xâm lấn và can thiệp tối thiểu là mũi nhọn của bệnh viện, được ứng dụng điều trị thành công trên nhiều bệnh lý. Riêng với các bệnh lý tim mạch, tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đã được bệnh viện nâng lên từ 20% lên đến 50 – 70%, trong đó tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đối với bệnh tim van 2 lá, van động mạch chủ đã lên đến 90%. Đây là tỉ lệ tiệm cận với tỉ lệ của nhiều trung tâm lớn trên thế giới”.
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã được vinh danh tại Lễ trao giải Thành tựu y khoa Việt Nam 2020 cho thành tựu phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn. Đây là g.iải t.hưởng do Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM và Sở Y tế TPHCM phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp vì sức khỏe cộng đồng của đội ngũ y bác sĩ trên cả nước. Có tổng cộng 16 Thành tựu y khoa ấn tượng năm 2020 đã được vinh danh.
Niềm vui lớn là điều trị, chăm sóc thành công cho trẻ sinh non
Niềm vui đối với BSCKII Giang Trần Phương Linh, Trưởng khoa Sơ sinh – Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, là điều trị, chăm sóc thành công cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Đó cũng chính là động lực để chị tiếp tục gắn bó với nghề Y cao quý và cũng lắm gian nan, vất vả.
BSCKII Giang Trần Phương Linh chăm sóc trẻ ơ sinh
Ca sinh non đặc biệt
Cứ mỗi tháng 1 lần, Tiểu Lan lại được mẹ đưa từ Tây Ninh đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM để bác sĩ Giang Trần Phương Linh tái khám. Nhìn bé con khỏe mạnh, tăng cân đều đặn mỗi tháng khiến ai cũng mừng. “Tiểu Lan chào đời lúc mới 28 tuần t.uổi. Thấy bé mạnh khỏe, tôi rất vui, đó cũng là động lực để tôi tiếp tục nỗ lực trong công việc”, bác sĩ Linh chia sẻ.
Ngày 2/11/2020, cô bé Tiểu Lan chào đời chỉ nặng 800gr. Khi lọt lòng mẹ, bé tự thở yếu, được thở CPAP (thông khí áp lực dương liên tục) để giúp phổi nở tốt ngay tại phòng sanh. Tại đơn nguyên sơ sinh, bé được thở máy không xâm lấn, được truyền dịch nuôi ăn qua thông tĩnh mạch rốn, kháng sinh điều trị n.hiễm t.rùng.
Với sự chăm sóc, điều trị tận tình của các bác sĩ, điều dưỡng, sức khỏe bé tiến triển từng ngày. 3 tuần sau sinh, Tiểu Lan được gặp mẹ, tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ, tập bú. 50 ngày t.uổi, bé bú tốt, nặng 1,7kg và được xuất viện.
Bé Tiểu Lan chào đời lúc 28 tuần t.uổi, nặng 800gr được điều trị, chăm sóc thành công
Bác sĩ Phương Linh chia sẻ, đối với các bệnh viện nhi hiện nay, việc điều trị và chăm sóc thành công những bé sinh non 28 tuần t.uổi không còn là việc quá khó khăn. Bản thân chị cũng đã quen với việc chăm sóc bé sinh non, nhẹ ký. Tuy nhiên, đối với khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thì đây là ca sinh non nhỏ tuần t.uổi nhất mà đội ngũ y bác sĩ của khoa thực hiện thành công.
“Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được chính thức thành lập từ tháng 11/2020. Việc chăm sóc ca sinh non 28 tuần t.uổi được xem là thành công bước đầu trong bối cảnh cơ cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng còn rất non trẻ. Trong giai đoạn đầu thì đây vẫn là thử thách mà mọi người phải vượt qua”, bác sĩ Linh nói.
Kiên quyết theo ngành y
Sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu, ngay từ những năm tháng đầu học phổ thông, Phương Linh đã mong muốn sau này được làm bác sĩ bởi sự cao quý của nghề Y. Từ ước mơ cháy bỏng đó, cô đã không ngừng nỗ lực và thực hiện được mơ ước của mình. “Lúc đó mình cũng gan lắm. Chỉ nhất quyết thi vào ngành Y. Mình nghĩ nếu lỡ như không đậu thì sẽ tiếp tục ôn luyện để năm sau thi tiếp, dù khi đó có nhiều sự lựa chọn khác. May mắn là mình thi đậu vào Đại học Y Dược TPHCM ngay”, bác sĩ Linh nhớ lại.
Tốt nghiệp đại học, Phương Linh học nội trú nhi rồi sau đó về làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, chị đã dành những năm tháng thanh xuân của mình để học hỏi và phát triển nghề nghiệp.
BSCKII Giang Trần Phương Linh, Trưởng khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Đến năm 2019, chị chuyển sang làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM với mong muốn tìm kiếm cho mình những thử thách mới. Chừng ấy năm gắn bó với nghề đã cho chị nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, điều trị trẻ sơ sinh, trong đó có những trẻ sinh non.
“Việc điều trị cho trẻ non tháng không thể một mình có thể làm được mà cần sự phối hợp của cả êkíp”, Phương Linh tâm sự. Tại môi trường làm việc mới, chị vừa điều trị, vừa hướng dẫn các đồng nghiệp chăm sóc trẻ một cách tỉ mỉ, mang lại hiệu quả cao nhất. Chị cùng đồng nghiệp chăm sóc những trẻ 34 tuần t.uổi, sau đó là 32 tuần, rồi 30 tuần t.uổi để mọi người thích nghi dần với trẻ sinh non tháng.
Công việc tại khoa Sơ sinh cũng rất đặc thù, bởi những đ.ứa t.rẻ mới lọt lòng mẹ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Những bác sĩ, điều dưỡng không chỉ chăm sóc, quan sát bằng kinh nghiệm y khoa mà còn phải bằng cả sự nhạy cảm, yêu thương của người phụ nữ, người mẹ. Những lúc bé cần ôm ấp, vỗ về, chỉ cần một cái chạm nhẹ vào cơ thể cũng đủ tiếp thêm sức mạnh để bé vượt qua nỗi đau khi xung quanh là chằng chịt các loại dây, máy móc.
Chinh phục những nấc thang mới
Theo bác sĩ Linh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một môi trường làm việc tốt, hội tụ nhiều điều kiện mà có thể một số bệnh viện khác chưa có được. Bên cạnh sự đi đầu của Trung tâm tim mạch của bệnh viện, việc phát triển của khoa Phụ sản tạo nhiều cơ hội để can thiệp sớm trẻ bị dị tật tim bẩm sinh nguy kịch là hết sức thuận tiện, dễ dàng.
Trưởng khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chăm sóc cho trẻ sơ sinh
Điển hình như vào năm 2019, bệnh viện đã điều trị thành công cho một trường hợp sơ sinh bị tim bẩm sinh nặng. Đây là ca bệnh đầu tiên có sự phối hợp êkíp khoa Sản, Sơ sinh và Tim mạch. Bé ra đời với tật tim bẩm sinh chuyển vị đại động mạch, khi chào đời có cơ tím nặng ngay sau sinh.
Trước đây, những ca bệnh tương tự sẽ được chuyển sang bệnh viện nhi để can thiệp. Việc chuyển bệnh sẽ mất thời gian, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhi. Tuy nhiên, trường hợp này đã được giữ lại bệnh viện để điều trị. Khi bé vừa chào đời đã được can thiệp tim mạch ngay sau sinh, sau đó được mổ tim. Đến nay, bé được 15 tháng t.uổi và phát triển khoẻ mạnh.
2 năm gắn bó với Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là khoảng thời gian không dài nhưng đủ để bác sĩ Linh khẳng định và tìm hướng đi cho mình. Chị mong muốn góp phần phát triển khoa Sơ sinh theo một mô hình điều trị và chăm sóc toàn diện, từ giai đoạn chu sinh, sơ sinh đến theo dõi về sau cho trẻ. Trong đó, tập trung phát triển những mũi nhọn trong giai đoạn chu sinh với hồi sức trẻ sơ sinh tại phòng sanh; phối hợp liên chuyên khoa trong can thiệp tim bẩm sinh nặng.
Theo bác sĩ Linh, hiện nay, việc điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng đã có nhiều bước tiến. Không ít các cơ sở y tế đang “chạy đua” để điều trị trẻ sinh non tháng, nhẹ cân nhất. Nhưng điều chị muốn hướng đến, không chỉ trẻ sinh non được nuôi sống mà còn muốn đi đường dài cùng trẻ: theo dõi, đ.ánh giá sự phát triển trẻ, ít nhất cho đến khi trẻ 18-24 tháng t.uổi.
“Sự phát triển của y khoa khiến mình phải luôn luôn học hỏi. Học qua sách vở, internet, đồng nghiệp và thực tiễn công việc hằng ngày. Với vai trò là người quản lý của một khoa còn trẻ trong bệnh viện lớn, sẽ có nhiều áp lực. Nhưng tôi nghĩ đó cũng là những thử thách cho bản thân mình”, Trưởng Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ.