Nhiều trường đại học (ĐH) tại TP.HCM tiếp tục duy trì học trực tuyến thêm 1 đến 2 tuần của tháng 3-2021.
Ảnh: Trường ĐH SPKT TP.HCM
Chiều 24-2, UBND TP.HCM ban hành quyết định cho phép các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP cho sinh viên, học sinh đi học trở lại từ ngày 1-3.
Ngay sau đó, nhiều trường ĐH-CĐ tại TP.HCM cũng đã ra thông báo về kế hoạch tập trung trở lại cho sinh viên từ ngày 1-3 như Trường ĐH Y dược TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Tài chính – Marketing, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng….
Bên cạnh đó, không ít trường tiếp tục dừng học tập trung thêm 1-2 tuần và duy trì học trực tuyến cho giảng viên, sinh viên.
Cụ thể, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) thông báo đến toàn bộ viên chức, người lao động, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh toàn trường về việc tiếp tục duy trì hình thức giảng dạy trực tuyến theo lịch đã đăng kí từ ngày 1-3 đến ngày 7-3.
Từ ngày 8-3, toàn bộ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh quay trở lại học tập trung tại trường.
Nhà trường yêu cầu toàn thể viên chức, người lao động và người học trong toàn trường phải khai báo y tế, đeo khẩu trang theo quy định. Chấp hành nghiêm khuyến cáo cũng như tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế trong phòng chống dịch.
Tương tự, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục quyết định tạm dừng học tập trung tại trường thêm một tuần, tức từ ngày 1-3 đến ngày 7-3. Từ ngày 8-3, sẽ học tập trung trở lại.
Trong thời gian này, nhà trường tiếp tục học tập trên nền tảng công nghệ số. Người học phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu mà giảng viên hướng dẫn, tích cực ôn tập để thực hiện các yêu cầu kiểm tra, đ.ánh giá của từng môn học theo thông báo của giảng viên.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thông báo cho sinh viên của trường đến ngày 8-3 mới học tập trung trở lại.
Trường ĐH Văn Lang cho sinh viên học trực tuyến từ ngày 22-2 đến hết ngày 7-3.
Trường ĐH Quốc Tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết định cho phép người học bao gồm sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh được học tập trực tuyến từ 22-2 đến ngày 7-3.
Trường ĐH Luật TP.HCM cho sinh viên, giảng viên dạy và học trực tuyến đến hết ngày 14-3 thông qua Cổng đào tạo trực tuyến của trường. Sau ngày 14-3, việc quyết định cho sinh viên tiếp tục học trực tuyến hay trở lại tại trường sẽ được nhà trường thông báo trước ít nhất 5 ngày.
Gần 75% giới trẻ Mỹ bị ảnh hưởng tâm thần từ đại dịch Covid-19
Chuyên gia kêu gọi giới trẻ nên nghĩ tích cực về tương lai ngay cả khi ‘thiếu một số mảnh ghép’ do đại dịch Covid-19.
Giới trẻ Mỹ chịu nhiều áp lực về sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19 – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH PHILADELPHIA INQUIRER
Tờ Philadelphia Inquirer ngày 20.8 đăng khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy gần 75% giới trẻ trong độ t.uổi 18-24 từng trải qua ít nhất một triệu chứng về sức khỏe tâm thần hoặc hành vi do đại dịch Covid-19.
Khảo sát có sự tham gia của 5.400 người ở nhiều nhóm t.uổi cho thấy gần 41% ghi nhận ít nhất một triệu chứng về sức khỏe tâm thần hoặc hành vi, bao gồm lo lắng, trầm cảm, sang chấn và việc tăng sử dụng các chất kích thích.
Các triệu chứng lo lắng từ ngày 24-30.6 cao hơn gấp 3 lần so với quý 2 năm 2019, trong khi trầm cảm cao hơn gấp 4 lần, trong đó người trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Khoảng 1/4 người trẻ được hỏi cho biết họ từng nghĩ đến việc t.ự t.ử vào tháng 6, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm t.uổi là 11%, cao gấp đôi so với thời chưa có đại dịch Covid-19. Những người da màu, gốc La tin, nhân viên chăm sóc sức khỏe là những người dễ có ý nghĩ này nhất.
Theo ông Tony Salvatore tại Đội phòng chống t.ự t.ử hạt Montgomery (bang Pennsylvania), các chuyên gia tư vấn nhận được rất nhiều cuộc gọi trong đại dịch Covid-19, với nội dung nói về việc bị bớt giờ làm, mất việc và không thể tìm việc do nhiều cơ sở đóng cửa.
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ bày tỏ lo lắng không thể tốt nghiệp kịp thời gian dự kiến, trường đại học không thông báo sinh viên cần làm gì để duy trì học bổng hay khi nào trở lại lớp.
“Người trẻ bị choáng ngợp hoàn toàn bởi mọi thứ. Nỗi lo về khả năng mắc Covid-19 không nhiều như nỗi lo về các tác động đến đời sống”, ông Salvatore nhận định.
Bà Lily Brown, giám đốc trung tâm điều trị và nghiên cứu về lo lắng tại Đại học Pennsylvania, khuyên các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý khi người trẻ có dấu hiệu gặp khó khăn, khuyến khích họ cân nhắc điều trị từ xa. Việc thay đổi hành vi có thể là dấu hiệu một người cần sự hỗ trợ chuyên môn.
“Chúng tôi muốn thấy giới trẻ nghĩ về tương lai, dù cả khi đang thiếu một số mảnh ghép. Khi người trẻ bắt đầu mất hy vọng vào tương lai cũng là khi nguy cơ gia tăng”, bà phân tích.