Những nguy cơ tiềm ẩn dễ nhầm lẫn của đau xương khớp

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa tiếp nhận người bệnh H.Q.L. 72 t.uổi trú tại Quảng Ninh, đến khám bệnh vì sưng đau bàn chân 2 bên từng đợt.

Những nguy cơ tiềm ẩn dễ nhầm lẫn của đau xương khớp

Theo người bệnh chia sẻ, trước đó khoảng hơn 1 tháng, người bệnh có xuất hiện đau tức cẳng – bàn chân 2 bên, đau nhiều khi vận động đi lại. Tình trạng đó càng nặng nề hơn khi người bệnh đứng hoặc đi lại nhiều, kèm theo đó là 2 bàn chân lạnh và xuất hiện tím các ngón chân tăng dần lên.

Nghĩ chỉ là bệnh đau khớp thông thường nên người bệnh không đi khám bệnh hoặc điều trị. Gần đây, người bệnh đau 2 chân và tím các ngón chân nhiều hơn nên đã được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện người bệnh bị huyết khối động mạch đùi nông phải. Người bệnh đã được điều trị chuyên khoa và hiện tại tình trạng người bệnh hết đau cẳng – bàn chân 2 bên, chân đỡ tím lạnh, đi lại khá hơn.

Theo các bác sĩ, thông thường đối với các trường hợp có bệnh lý như người bệnh trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử chân, nhiễm khuẩn huyết và có thể phải cắt bỏ chân. Bởi lẽ bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý đau khớp thông thường, do vậy người bệnh dễ bỏ qua hoặc bỏ lỡ thời điểm sớm để điều trị.

Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân một số bệnh lý dễ nhầm lẫn với bệnh đau khớp: Huyết khối động – tĩnh mạch chi; Viêm tấy mô tế bào; Bệnh Crohn, Lupus, Lyme, bệnh lý tuyến giáp nội tiết…

Khi có biểu hiện đau nhức khớp nhưng kèm theo những dấu hiệu bất thường có thể gặp như: Cứng khớp, sưng nề, tấy đỏ vùng khớp đau, ban đỏ vùng da mặt cổ, tím da – lạnh vị trí đau, có vết côn trùng cắn, cơ thể mệt mỏi nhiều kèm gầy sút cân, sốt hoặc các triệu chứng rối loạn cơ thể khác như tiêu hóa, da, hô hấp… cần đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Căn bệnh có thể gây hoại tử chân thường nhầm với đau xương khớp

Khi bị đau cẳng, bàn chân hai bên kèm theo tím tái, đi lại khó, người đàn ông tưởng mắc bệnh xương khớp nên không đi khám.

Các bác sĩ tại phòng khám Thần kinh – Cơ xương khớp – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận bệnh nhân H.Q.L. (72 t.uổi, trú tại Quảng Yên), tới thăm khám vì sưng đau bàn chân 2 bên từng đợt.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện ông L. bị huyết khối động mạch đùi nông phải. Bệnh nhân được điều trị chuyên khoa và đã hết đau cẳng, bàn chân 2 bên. Hai chân cũng đỡ tím lạnh, đi lại khá hơn.

Trước đó, khoảng một tháng ông L. xuất hiện cảm giác đau tức cẳng, bàn chân 2 bên. Nhất là khi vận động, đứng, đi lại, cảm giác đau càng nhiều, kèm theo lạnh bàn chân, tím các ngón tăng dần.

Những nguy cơ tiềm ẩn dễ nhầm lẫn của đau xương khớp

Hình ảnh thực tế người bị tắc mạch chi có biểu hiện giống bệnh lý xương khớp. Ảnh: BVCC.

Ông L. nghĩ rằng tình trạng này là xuất phát từ đau khớp thông thường nên không đi khám, điều trị. Tuy nhiên, gần đây, cảm giác đau, tím tái ngón chân, 2 chân ngày càng nhiều nên người nhà đã đưa ông L. đi khám.

Theo bác sĩ, các trường hợp như trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoạt tử chân, nhiễm khuẩn huyết. Thậm chí, bệnh diễn biến nặng có thể sẽ phải cắt bỏ chân của bệnh nhân. Bệnh lý này cũng rất dễ nhầm lẫn với tình trạng đau khớp thông thường nên người dân dễ bỏ qua, lỡ thời điểm điều trị.

Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo một số bệnh lý nguy hiểm dễ nhầm lẫn với đau khớp như huyết khối động – tĩnh mạch chi, viêm tấy mô tế bào, Crohn, Lupus, Lyme, bệnh lý tuyến giáp nội tiết…

Do vậy, người dân cần lưu ý các biểu hiện đau khớp kèm theo những triệu chứng bất thường như cứng khớp, sưng nề, tấy đỏ vùng khớp đau, ban đỏ vùng da mặt cổ, tím da – lạnh vị trí đau, có vết côn trùng cắn, cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân, sốt hoặc các triệu chứng rối loạn cơ thể khác như tiêu hóa, da, hô hấp…

Nếu có các triệu chứng trên, bác sĩ khuyến cáo người dân cần đến khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *