Rối loạn lo âu, trầm cảm vì dịch bệnh: Dấu hiệu nào cần phải đi khám?

Theo các bác sĩ tâm lý, dịch bệnh khiến nhiều người đang phải đối mặt với những khó khăn, có thể gây căng thẳng, quá tải dẫn tới những cảm xúc mạnh cả ở người lớn và t.rẻ e.m.

Trầm cảm vì dịch bệnh

Những năm qua, chị Đào Thị Thanh Hoa (38 t.uổi, Thanh Xuân, Hà Nội) luôn vui vẻ tự tin vì khả năng k.iếm t.iền từ việc bán tour du lịch của mình. Chị Hoa bật mí mỗi năm chị có thu nhập cả tỷ đồng từ công ty du lịch.

Khách của chị Hoa đa số là khách nước ngoài đến với các điểm du lịch chủ chốt ở Tràng An và Hạ Long. Tuy nhiên, trong 1 năm vừa qua văn phòng tạm thời đóng cửa, chị Hoa phải tìm mọi cách để duy trì công ty. Chị chuyển sang làm tư vấn nội thất nhưng sau đó cũng không thể cạnh tranh với các công ty nội thất chuyên nghiệp.

Từ một người kiếm ra t.iền, chị Hoa phải chạy vạy tìm cách duy trì văn phòng nhỏ tại gia của mình. Bán tour du lịch trong nước không được còn liên tục phải giải quyết các vấn đề hủy tour do dịch bệnh bất thình lình.

Khoảng 3 tháng nay, chị Hoa rơi vào trầm cảm, không kiềm chế được cảm xúc. Nhưng bản thân chị vẫn cho rằng sức khỏe hoàn toàn bình thường. Vốn là người phụ nữ thông minh, ứng xử trước sau với đối tác rất khéo léo thì hiện tại chị trở thành người vụng về, xử lý vụ việc nào hỏng vụ đó.

Chị luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức xương khớp. Chồng chị Hoa động viên vợ đi điều trị tâm lý nhưng không ăn thua, chị vẫn quả quyết mình hoàn toàn bình thường. Ngày Tết, chị không đi đâu, chỉ ở nhà. Tuy nhiên, việc nhà chị cũng không làm. Việc thờ cúng trước kia chị Hoa rất chu đáo thì hiện tại chị mặc kệ chồng phải lo.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì dịch bệnh: Dấu hiệu nào cần phải đi khám?

Ảnh minh họa.

Chị luôn luôn sợ dịch và có các biện pháp phòng chống cực đoan. Ví dụ như không cho người lạ vào nhà, không cho chồng đi chúc Tết…Thậm chí, các em của chị đến chơi cũng không được vào nhà vì sợ mang dịch bệnh tới.

Gia tăng rối loạn lo âu

Thạc sĩ Nguyễn Minh Mẫn – trưởng Đơn vị Tâm lý Lâm sàng, Bệnh viện Đại học y Dược TP.HCM, cho biết dịch bệnh Covid-19 kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, kinh tế, sức khỏe và cả tinh thần của con người.

Theo thạc sĩ Mẫn, tại các nước trên thế giới đều có nghiên cứu về ảnh hưởng tâm lý của mọi người khi dịch bệnh đến, đặc biệt tại các khu cách ly.

Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể song nhiều báo cáo trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người dân, ngay cả khi dịch bệnh được khống chế, ảnh hưởng này vẫn còn.

Thêm vào đó, một hội chứng nguy hiểm mang tên “rối loạn lo âu” thường ít khi được nhận ra nhưng có thể đẩy con người đến trạng thái suy sụp, mất kiểm soát, thậm chí t.ử v.ong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Bác sĩ Mẫn cho biết, tại khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM, 50 % bệnh nhân tìm tới khám được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu là trung gian giữa stress và trầm cảm. Mọi người có thể nhận biết chứng rối loạn lo âu, cùng những cách có thể vực dậy tinh thần trong mùa dịch.

Dấu hiệu của rối loạn lo âu là người bệnh thường có triệu chứng u uất, nhức đầu, chóng mặt, khó ngủ. Người bệnh có thể đi khám hết chuyên khoa này tới chuyên khoa khác cũng không xác định được bệnh. Lúc ấy, tâm lý hầu như ảnh hưởng nặng hơn, người bệnh càng tăng thêm nỗi lo vì chữa mãi bệnh không khỏi, cộng thêm tác dụng phụ của quá trình điều trị.

Hậu quả đưa đến các nỗi lo cho người bệnh và đưa đến dấu hiệu nặng hơn đó là trầm cảm.

BS Mẫn cho biết rối loạn lo âu cần điều trị bằng thuốc và các biện pháp tâm lý khác để người bệnh được ổn định tâm lý ở giai đoạn khó khăn này. Người bệnh có thể lựa chọn lối sống lành mạnh cùng các biện pháp tâm lý lâm sàng khác để vượt qua cảm xúc rối loạn lo âu trong dịch bệnh.

Nỗi khổ của người mắc bệnh tâm lý ở Singapore

Du sơ hưu nên y hoc tân tiên, sưc khoe tâm thân vân la vân đê it nhân đươc sư quan tâm tai đao quôc sư tư.

Nhiều năm qua, Singapore luôn xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng sức khỏe toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc y tế ở đảo quốc sư tử không hoàn hảo khi chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh tâm lý của người dân.

Theo Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần năm 2016, cứ 7 công dân Singapore sẽ có 1 người mắc bệnh tâm lý. Đáng nói, chỉ 1/4 số người được chẩn đoán chấp nhận điều trị tại các cơ sở y tế.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì dịch bệnh: Dấu hiệu nào cần phải đi khám?

Sức khỏe tâm thần là vấn đề chưa được quan tâm sát sao tại Singapore. Ảnh: Kelvin Ching .

“Chết còn rẻ hơn chữa bệnh”

“Hồi bé, mẹ và dì tôi thường nói: ‘Ở Singapore, c.hết còn rẻ hơn chữa bệnh’. Tôi tưởng đó là chuyện đùa cho đến khi phải tự mình gồng gánh chi phí chữa chứng tự kỷ của mình. Dự tính, con số đó có thể lên tới 1.883 USD”, Mel Frisk – nghệ sĩ tự do – nói với VICE.

Các cơ sở y tế tại đảo quốc sư tử luôn có các phương pháp điều trị, trợ cấp chăm sóc sức khỏe tâm thần, song chỉ giới hạn ở một số hội chứng như trầm cảm nhẹ, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và lo âu.

Những bệnh phổ biến hơn như trầm cảm nặng, ám ảnh cưỡng chế… chỉ được chữa trị bằng thuốc, không được tham vấn nội trú. Song thực tế, phương pháp nào cũng tiêu tốn hàng nghìn USD.

“Tôi không biết làm cách nào để có đủ t.iền chữa bệnh. Cái giá cho việc điều trị quá cao so với thu nhập của tôi”, nữ nghệ sĩ có thu nhập trung bình chia sẻ với VICE.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì dịch bệnh: Dấu hiệu nào cần phải đi khám?

Chi phí điều trị tâm lý có thể lên tới hàng nghìn USD mà ít được hỗ trợ chi trả. Ảnh: Getty.

Thiếu kết nối

Khan là con lai Pakistan – Iran, sinh ra và lớn lên ở Singapore. Cô mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm vì bị phân biệt chủng tộc, phải tham gia trị liệu kể từ năm 14 t.uổi.

Những năm qua, Khan đã gặp gỡ ít nhất 5 bác sĩ từ các cơ sở y tế công lập, nhưng cảm thấy không hề khá hơn.

“Tôi thấy tất cả đều vô ích. Các bác sĩ chỉ hỏi tôi những câu có sẵn, giống như giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh vậy. Tôi chỉ là một thiếu niên, tôi cần ai đó lắng nghe mình”, Khan nói với VICE.

Theo Khan, các bác sĩ từ bệnh viện công đem lại cảm giác “máy móc, thiếu đồng cảm và kết nối”. Điều này hoàn toàn đối lập với trải nghiệm điều trị của cô tại bệnh viên tư với một chuyên gia người nước ngoài.

“Tôi cảm thấy an toàn và thoải mái. Trước hết, bác sĩ hiện tại của tôi là một nhà trị liệu tuyệt vời. Ngoài ra, cô ấy rất nhạy cảm về văn hóa và thấu hiểu nỗi đau của tôi – điều mà các bác sĩ từ bệnh viện công chưa làm được”, Khan lý giải.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì dịch bệnh: Dấu hiệu nào cần phải đi khám?

Việc tìm kiếm bác sĩ trị liệu có khả năng kết nối, đồng cảm là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nhân tâm lý. Ảnh: Getty.

Trả lời VICE , cô cho biết sự đa dạng nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Singapore còn hạn chế. Với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, bệnh nhân có thể chọn lựa bác sĩ cho mình, thay vì dựa vào sự phân công, giới thiệu ở bệnh viện công.

“Có rất nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn làm việc tại các cơ sở y tế thuộc chính phủ, nhưng người bệnh nên có nhiều lựa chọn hơn. Chúng tôi muốn gặp được người thực sự thấu hiểu, kết nối để mau khỏi bệnh chứ không có ý kén chọn”, Khan nhấn mạnh.

Định kiến xã hội

Tại đảo quốc sư tử, người mắc bệnh tâm lý thường nhận những ánh nhìn dò xét, kỳ thị từ xã hội.

Khảo sát từ Viện Sức khỏe Tâm thần năm 2018 cho thấy 5/10 cư dân không muốn chung sống, ở gần hay làm việc với người bất ổn về tâm lý. 6/10 người tin rằng tình trạng này là hậu quả của lối sống thiếu kỷ luật, không cầu tiến.

“Rất khó để vừa chống chọi bệnh tật, vừa giải thích cho mọi người. Năm 14 t.uổi, tôi phải nghiên cứu, viết ghi chú để giải thích cho bố mẹ tôi mắc bệnh, không phải ‘quá nhạy cảm, phản nghịch’ như họ nghĩ”, Khan nói.

Không chỉ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chữa trị, những người mắc bệnh tâm lý như Khan và Frisk còn bị đối xử bất công ngoài xã hội.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì dịch bệnh: Dấu hiệu nào cần phải đi khám?

Định kiến xã hội vẫn đè nặng lên những người mắc bệnh tâm lý ở Singapore. Ảnh: Getty.

“Tôi bị lưu ban một năm do vấn đề sức khỏe. Thế nhưng, phó hiệu trưởng trường tôi lại cảnh cáo rằng: ‘Trầm cảm không ảnh hưởng đến điểm số. Đây là lỗi của trò!'”, Khan hồi tưởng.

Trong khi đó, Frisk lại chật vật để bắt kịp nhịp độ công việc tại chỗ làm. “Thật khó để làm việc hiệu quả khi mắc bệnh tâm lý, dù bạn có khả năng tới đâu”.

Song, cả hai đều nhất trí rằng xã hội Singapore đang từng bước quan tâm hơn tới vấn đề sức khỏe tâm thần. Năm 2020, chính phủ nước này loại bỏ t.ự s.át khỏi danh sách loại hình tội phạm.

Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng chấm dứt việc yêu cầu ứng viên khai báo tình trạng sức khỏe tinh thần khi tuyển dụng sau nhiều ý kiến cho rằng hành vi này là phân biệt đối xử.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *