Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?

Dầu gấc là loại thực phẩm có chiết xuất từ quả gấc (còn gọi là mộc miết), một loại quả sạch, an toàn có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và có chiết xuất từ tự nhiên.

Vậy, dầu gấc có tác dụng gì và sử dụng như thế nào thì đúng cách và an toàn? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Những trường hợp nên sử dụng dầu gấc

Thành phần chính của dầu gấc là Beta Caroten hay còn gọi là t.iền Vitamin A. Beta Caroten thiên nhiên có tác dụng chống lão hoá, đồng thời bổ sung Vitamin A. Vì thế, dầu gấc rất có ích đối với những đối tượng như người cần bổ sung Vitamin A , người bị rụng tóc nhiều và gặp phải các vấn đề về mắt như khô mắt, mờ mắt,..

Trong dầu gấc còn chứa một lượng lớn Vitamin E rất tốt cho việc làm đẹp da. Ngoài ra, người có hệ miễn dịch yếu thường gặp các vấn đề về da như thâm, nám, mụn trứng cá cũng có thể sử dụng dầu gấc massage nhẹ nhàng lên vùng bị thâm để dầu gấc có thể thấm vào da. Hoặc có thể sử dụng dầu gấc dùng để trị mụn.

Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?

Ảnh minh họa. Đồ họa: Thúy Vi

Những đối tượng cần hạn chế sử dụng dầu gấc

Mặc dù dầu gấc có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng những đối tượng sau đây cần lưu ý khi sử dụng dầu gấc người bị thừa Vitamin A, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp gây dị ứng, người bị vàng da do thừa Beta Caroten.

Nên sử dụng dầu gấc như thế nào?

Thành phần chính của dầu gấc là Beta Caroten, được hấp thu chủ yếu ở ruột non, cơ thể có thể hấp thụ Beta Caroten tốt nhất khi có sự hỗ trợ của dầu mỡ và chất béo. Do vậy, chúng ta có thể uống dầu gấc khi cơ thể dung nạp nhiều dầu mỡ nhất.

Chúng ta cũng có thể uống dầu gấc trong khi ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Mặc dù vậy, để giảm việc chướng bụng cho người sử dụng thì nên uống dầu gấc sau khi ăn từ 30 phút đến 1 giờ. Lúc này, các dưỡng chất trong dầu gấc sẽ được hấp thu tự nhiên cùng với thức ăn.

Lưu ý trong ăn uống

Thành phần Beta Caroten trong dầu gấc sẽ chuyển hóa thành Vitamin A nên khi sử dụng dầu gấc chúng ta nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa Vitamin A khác như bí đỏ, cà rốt, đu đủ,… để tránh trường hợp ngộ độc và thừa Vitamin A.

Để tránh việc làm giảm đi lượng dinh dưỡng trong dầu gấc chúng ta không nên dùng trong việc chiên hay xào vì như vậy sẽ làm giảm đi lượng dinh dưỡng có trong dầu gấc.

Nhìn chung, dầu gấc có công dụng rất tốt cho cơ thể đặc biệt đối với những người cần bổ sung Vitamin A. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng dầu gấc với liều lượng phù hợp để có được một sức khoẻ tốt.

5 thực phẩm hàng ngày có tác dụng cực tốt trong phòng chống ung thư

Có rất nhiều thực phẩm sử dụng hàng ngày có tác dụng cực tốt trong phòng chống ung thư trong đó 5 thực phẩm dưới đây được cho có tác dụng hàng đầu.

Gấc giúp phòng chống ung thư

Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư.

Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt…

Ngô giúp chống ung thư hiệu quả

Ngô được coi như 1 loại ngũ cốc nguyên hạt rất lành mah, trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6.

Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?

Ảnh minh họa

Ngô luộc được coi như một loại ngũ cốc nguyên hạt và cũng có khi được coi như rau và rất lành mạnh vì không chứa muối hay natri. Vì thế, ít ai biết rằng ngô là thực phẩm có khả năng chống lại bệnh ung thư và bảo vệ tim cực hiệu quả.

Các loại rau cải giảm nguy cơ mắc ung thư

Các loại rau cải nhất là những loại có màu xanh đậm có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư, chống lại sự phát triển của các tế bào ác tính. Trong thành phần của các loại rau này chứa hợp chất lưu huỳnh, chất chống oxy hóa, giàu nguồn selen… Đây là những loại hợp chất bất lợi đối với các tế bào ung thư, có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế sự phát triển của bệnh.

Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?

Ảnh minh họa

Bởi vậy trong thực đơn hàng ngày nên bổ sung những loại rau xanh thuộc họ cải như cải thảo, cải bó xôi, cải bẹ xanh, cải xoăn… để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh được hiệu quả nhất.

Tỏi giúp ngăn ngừa và ức chế tế bào ung thư

Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?

Ảnh minh họa

Trong tỏi có chứa hàm lượng quercetin, các chất chống oxy hóa, allicin, flavonoid… Những loại hợp chất này có tác dụng chống khối u, chống viêm, ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư. Sử dụng tinh dầu tỏi còn giúp ngăn ngừa sự hình thành khối u, làm giảm sự nhân lên của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Trà xanh ngăn ngừa các bệnh về ung thư hiệu quả

Trong thành phần của trà xanh có chứa hợp chất polyphenol, catechin, gallocatechin và EGCG (epigallocatechin-3-gallate) đã được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Việc bổ sung trà xanh vào thực đơn hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư về tiêu hóa, đường ruột, cổ họng, ung thư phổi.

Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?

Ảnh minh họa

Đối với những trường hợp đã mắc bệnh, trà xanh còn giúp kiểm soát được hoạt động của ung thư, ức chế di căn, hỗ trợ tiêu hủy các tế bào ung thư.

Ngoài ra, sử dụng trà xanh hàng ngày còn rất có lợi cho hệ thống miễn dịch. Nó giúp loại bỏ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ chống lại một số bệnh mãn tính cũng như hạn chế sự lây lan của tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *