Bạc tóc là hiện tượng thường thấy từ độ t.uổi trưởng thành, điều này gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy và là nỗi phiền muộn của nhiều người.
Tuy nhiên, việc nhổ tóc bạc còn nguy hại hơn khi làm da đầu lẫn nang tóc bị tổn thương, khiến tóc mọc chậm và ngày càng mỏng.
Tình trạng bạc tóc ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ và người trung niên. Tóc bạc sớm có rất nhiều nguyên nhân, trong đó, ngoài nguyên nhân xuất phát từ thói quen lối sống ( hút thuốc, thức khuya, stress,…), chế độ ăn, việc tóc bạc sớm còn có liên quan tới yếu tố gen, di truyền. Khi đó, bố mẹ bị bạc tóc sớm, thế hệ sau cũng sẽ tương tự.
Bạc tóc sớm cũng có liên quan tới vấn đề bệnh lý, ví dụ các bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch như nhiễm HIV, bệnh tuyến giáp, tổn thương do thuốc điều trị…
Phát triển của sợi tóc diễn ra hai quá trình song song là tế bào gốc của nang tóc phát triển thành sợi tóc và tế bào gốc của sắc tố được kích hoạt. Vì một lý do nào đó, cơ thể chỉ kích hoạt tế bào gốc nang tóc để phát triển sợi tóc mà không kích hoạt các tế bào gốc sắc tố. Điều đó sẽ hình thành sợi tóc bạc. Khi hai quá trình hoạt động bình thường, tóc sẽ tự đen lại mà không cần phải nhổ đi.
Việc nhổ tóc bạc sẽ làm tổn thương vùng nang tóc, gây nên tình trạng khó mọc tóc, tóc mới mọc ra dễ gãy rụng. Đồ họa: Minh Quang
Tuy nhiên, vì tóc bạc làm ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống nên nhiều người lựa chọn việc nhổ bỏ trước khi tóc kịp đen trở lại. Điều này gây ra những tác hại mà rất nhiều người không hề biết đến.
Khi nhổ tóc bạc sẽ vô tình làm mất đi lớp màng mỏng bao quanh tóc có tác dụng “chỉ hướng” mọc cho sợi tóc. Lúc này, tóc dễ dàng mọc ngược vào trong, gây ngứa ngáy khó chịu hoặc nổi mụn trên da đầu.
Hành động này cũng ảnh hưởng xấu tới các nang tóc bởi khi nhổ nhiều lần đồng nghĩa với việc nang tóc bị can thiệp liên tục. Hậu quả làm cho nang tóc bị thoái triển, hỏng nang, tóc mới mọc lên sẽ rất kém, dễ gãy. Điều này khiến người bạc tóc không thể thoải mái tạo kiểu với mái tóc của mình, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tình trạng hói đầu.
Trên thực tế, nhổ tóc bạc chỉ là biện pháp tạm thời bởi sợi tóc mọc lại sẽ vẫn màu xám. Một khi các tế bào sắc tố trong nang tóc đã c.hết, tóc không thể đen trở lại. Cho nên, có nhổ tóc bạc nhiều đến mấy đi nữa thì chúng vẫn sẽ quay lại.
Vì vậy để khắc phục tình trạng tóc bạc sớm, mọi người nên chọn cho mình nhưng phương pháp hữu hiệu và phù hợp như xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ như bồ kết, đậu đen, hà thủ ô,… Đặc biệt, bạn cần có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh để đảm bảo mái tóc luôn chắc khỏe, tránh tình trạng bạc tóc
Những lý do khiến bạn phải liên tục uống nước
Có những ngày bạn luôn cảm thấy khát nước dù đã uống rất nhiều, do đó cần nắm bắt những điều này để xác định nguyên nhân.
Uống không đủ nước là nguyên nhân đầu tiên gây khát nước. Rất khó để biết chính xác một người cần uống bao nhiêu nước là phù hợp vì nhiều tác nhân đem đến, như khí hậu, hoạt động thể chất.
Tuy nhiên, khi uống nước không đủ bạn cần phải uống nhiều hơn. Và một trong giải pháp để biết mình uống đủ nước, không phải sự thỏa mãn cơn khát, mà chính là quan sát nước tiểu màu càng nhạt càng tốt.
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến việc bạn cảm thấy khát nước ra sao trong một ngày. Chẳng hạn, bạn áp dụng chế độ ăn Keto, là chế độ ăn ít carbohydrate (carb) nhưng tăng ăn nhiều chất béo tốt. Điều này có nghĩa là bạn ăn nhiều mayonnaise, pho mát và tránh cơm, mì ống và khoai tây. Chế độ ăn này tạo ra tác dụng phụ là gây cảm giác khát quá mức.
Các vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra khát nước quá mức, nhưng cũng đừng quá hoảng sợ về điều này khi cho rằng mình đang có bệnh tuyến giáp. Vì mỗi người sẽ có các hoạt động tuyến giáp khác nhau.
Nhưng nếu có các triệu chứng kèm theo gồm sụt cân, run tay, mệt mỏi, lo âu và cảm thấy lâng lâng, kết hợp với khát nước quá mức, thì bạn nên đi gặp bác sĩ.
Một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường cả tuýp 1 và 2 là luôn cảm thấy khát nước và phải đi tiểu nhiều. Điều này được giải thích do thận không hoạt động tốt vì chúng không thể giữ lại tất cả lượng glucose và lượng đường trong m.áu quá cao.
Glucose hấp thụ độ ẩm và đó là lý do tại sao thận của bạn mất nhiều độ ẩm hơn bình thường. Điều này dẫn đến khát nhiều hơn. Uống thuốc cũng có thể gây ra khát nước và đây là tác dụng phụ của thuốc. Chẳng hạn, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống cao huyết áp khiến bạn phải uống nước thường xuyên để giải khát.