COVAX Facility là gì được nhiều người tìm hiểu trong thời gian qua? Nhất là khi cách đây 2 ngày, lô vắc xin Covid-19 của AstraZeneca vừa về tới Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Khoa lạnh lưu trữ vắc xin của AstraZeneca Việt Nam – ĐẬU TIẾN ĐẠT
Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại hơn 50 quốc gia, bên cạnh đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin này nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận vắc xin cho hơn 145 quốc gia thông qua COVAX Facility. Vậy COVAX Facility là gì?
Chị Nguyễn Thị Ánh, giảng viên Khoa Y tế công cộng, Trường ĐH Y dược Thái Nguyên (ĐH Thái Nguyên) cho biết COVAX Facility là cơ chế “Tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa Covid-19″. Cơ chế này được thiết lập nhằm đảm bảo cho các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19.
Tâm sự tình nguyện viên tiêm thử vắc xin Nano Covax ngừa Covid-19 của Việt Nam
Trong cơ chế “COVAX Facility”, WHO, GAVI (Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng), UNICEF, CEPI (Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh), các nhà sản xuất vắc xin và các đối tác đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vắc xin một cách công bằng và hiệu quả.
COVAX Facility sẽ đảm bảo cho các quốc gia tham gia cơ chế được tiếp cận vắc xin với mức độ bao phủ khoảng 20% dân số trong năm 2021.
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về đến sân bay Tân Sơn Nhất hôm 24.2 – ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, Việt Nam là một trong 190 quốc gia tham gia vào cơ chế COVAX và là một trong các quốc gia nằm trong danh sách được tài trợ vắc xin giai đoạn đầu tiên.
Theo chị Nguyễn Thị Ánh, trong cơ chế COVAX Facility, thì các tổ chức WHO, GAVI, UNICEF, CEPI… cùng đối tác và chính phủ các nước lên kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng thiết bị tiêm an toàn và các yêu cầu về chuỗi cung ứng lạnh cho vắc xin; xây dựng các khóa đào tạo nhằm hỗ trợ các chính sách về tiêm chủng cũng như hoạt động xử lý, lưu trữ và phân phối vắc xin phù hợp; cùng nhà sản xuất xây dựng giải pháp vận chuyển và hậu cần nhằm đưa vắc xin tới các quốc gia nhanh chóng và an toàn nhất có thể ngay sau khi có kế hoạch phân bổ…
Việc lô vắc xin Covid-19 của AstraZeneca vừa về tới TP.HCM, Việt Nam hôm 24.2 vừa qua khiến nhiều người vui mừng.
Phát biểu về tin vui này, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward, chia sẻ: “Tôi rất vui vì vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đã có mặt tại Việt Nam để triển khai chương trình tiêm chủng trong nước. Khoa học và sự hợp tác sẽ giúp chúng ta đ.ánh bại được đại dịch”.
Những trí thức trẻ của Việt Nam cũng mong mỏi vắc xin phòng ngừa Covid-19 sớm được tiêm rộng rãi tới tất cả người dân. Anh Đoàn Minh Chí, 32 t.uổi, quản trị viên của Diễn đàn phi lợi nhuận NPO, cho biết việc Vương quốc Anh cam kết chia sẻ vắc xin cho Việt Nam là điều khiến mọi người thêm tin tưởng và cho đây là hy vọng mới trong cuộc chống đại dịch Covid-19.
Lô vắc xin Covid-19 vừa về Việt Nam trị giá bao nhiêu t.iền?
Những ngày qua, nhiều đơn vị trường học, doanh nghiệp trong nước cũng đã đăng ký mua vắc xin Covid-19 – ẢNH BẢO VY
Nhiều trường học đăng ký mua vắc xin Covid-19
Những ngày qua, nhiều đơn vị trường học (Trường ĐH FPT, Trường Quốc tế Canada), doanh nghiệp trong nước cũng đã đăng ký mua vắc xin Covid-19 để có thể tiêm chủng cho tất cả cán bộ công nhân viên, giáo viên, học sinh….
Hôm 24.2, trong ngày kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ quỹ cùng đóng góp kinh phí mua vắc xin, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn PNJ, cho rằng dịch Covid-19 chỉ chấm dứt khi chúng ta tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho toàn dân.
Trong tình hình này, doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu kép đó là vừa phát triển kinh tế, đồng thời vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng cũng như cho nhân viên của mình. “Chúng tôi rất mừng khi Việt Nam đã nhập được vắc xin Covid-19 tiêm chủng cho người dân. Để nhanh chóng hạn chế rủi ro cho người lao động, công ty mong muốn tìm kiếm đối tác, cở sở y tế cung cấp cho chúng tôi đủ lượng vắc xin để tiêm chủng cho hơn toàn bộ 7.000 nhân viên công ty”, bà Dung nói.
Chị Nguyễn Thị Ánh, chia sẻ hy vọng có thêm nhiều cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, ủng hộ đóng góp vào quỹ chống dịch Covid-19 của Việt Nam cũng như quỹ chung tay mua vắc xin phòng ngừa Covid-19 cho cộng đồng.
ĐH Thái Nguyên: Đổi mới bộ máy bệnh viện thực hành ở trường ĐH Y – Dược
Sáng 13/12, Trường ĐH Y – Dược (ĐH Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ công bố quyết định công tác tổ chức bộ máy và Hội nghị tổng kết năm học 2019 – 2020.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng nhà trường trao Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các tập thể xuất sắc.
Tại chương trình, Ban tổ chức đã công bố quyết định về công tác tổ chức bộ máy. Theo đó, “Bệnh viện trường Đại học Y khoa” được đổi tên thành “Bệnh viện trường Đại học Y – Dược”, chuyển từ trực thuộc ĐH Thái Nguyên thành trực thuộc Trường ĐH Y – Dược.
Đây là một bước đổi mới quan trọng trong tổ chức bộ máy, từ đó đặt ra hướng đi mới trong quản trị, vận hành và phát triển bệnh viện thực hành của nhà trường.
Năm học 2019 – 2020, nhà trường có gần 6.000 sinh viên, học viên, trong đó hệ chính quy là 4.546 người; hệ liên thông chính quy là 488 em; liên thông vừa học vừa làm là 275 học viên, hệ sau đại học là 612 học viên.
Bên cạnh 71 mã ngành đào tạo liên tục, nhà trường còn có các lớp đào tạo ngắn hạn, tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế.
Đáng chú ý, đây là năm học mà nhà trường đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình đào tạo đổi mới ngành Y khoa theo hướng lồng ghép dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp, qua đó hướng tới mục tiêu đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của nhà trường về chất lượng đội ngũ, quản trị hệ thống, cơ sở vật chất thiết bị; đổi mới, phát triển chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế; xây dựng kế hoạch và triển khai đ.ánh giá các chương trình đào tạo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đ.ánh giá 2 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của AUN” – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.