Bình tĩnh và biết cách hạ huyết áp ngay lập tức là chìa khóa trong việc phòng ngứa biến chứng xấu do tình trạng cao huyết áp gây nên.
Những người mắc chứng cao huyết áp cần nắm bắt được cách hạ huyết áp ngay lập tức để đề phòng rủi ro. Bởi Cao huyết áp là tình trạng m.áu của người bệnh đang bơm quá nhiều lực vào thành động mạch, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ hoặc một số biến chứng khác.
Tiến sĩ John Osborne, MD, giám đốc Trung tâm LowT / HerKare và là một tình nguyện viên của Hiệp hội tim mạch Mỹ, cho biết huyết áp cao là tình trạng rất phổ biến ở Mỹ. Ở đất nước này, có hơn 103 triệu người bị cao huyết áp, thậm chí nhiều người không hề biết mình mắc bệnh này vì nó có thể không có triệu chứng cụ thể.
Bình tĩnh và biết cách hạ huyết áp ngay lập tức là chìa khóa trong việc phòng ngứa biến chứng cao huyết áp – Ảnh: Healthline
1. Cách giảm huyết áp ngay lập tức
Đầu tiên và quan trọng nhất, nếu bạn nghĩ rằng mình đang gặp biến chứng của bệnh cao huyết áp như đột quỵ, đau tim hoặc bệnh gì khác, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đừng cố gắng giải quyết những vấn đề như thế một mình, lúc này bạn cần được chăm sóc toàn diện.
Nếu bạn vẫn chưa biết Những sai lầm khi hạ huyết áp thì cần tìm hiểu ngay.
Hoặc khi bạn cảm thấy huyết áp của bản thân có thể quá cao và bạn muốn tìm cách hạ huyết áp ngay lập tức, Tiến sĩ Osborne khuyên bạn nên bình tĩnh. Hãy dừng việc bạn đang làm và ngồi xuống, hít thở sâu. Nếu bạn thấy điều đó không hữu ích, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.
Nếu việc cao huyết áp của bạn là vấn đề mãn tính, hãy thường xuyên luyện tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống; có thể sẽ mất một hoặc vài tuần để thấy tác động của nó. Vì vậy bạn nên kiên trì để có được kết quả tốt nhất.
Trong một số trường hợp, thuốc hạ huyết áp có thể cần thiết nếu chế độ ăn uống và luyện tập không làm cải thiện tình trạng. Thuốc cũng hạ huyết áp ngay lập tức hiệu quả nhanh chóng nhất, thường chỉ mất vài phút để huyết áp của bạn hạ xuống. Do đó, bạn cần được chỉ định thuốc để sử dụng khi có những cơn cao huyết áp bất ngờ.
Thuốc là cách hạ huyết áp ngay lập tức hiệu quả nhất – Ảnh: health.harvard
Tiến sĩ DePalma, trợ lý bác sĩ tại Viện Tim mạch PinnacleHealth với UPMC Pinnacle ở Harrisburg, Pennsylvania nói: “Uống thuốc và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các biến chứng khác của tăng huyết áp. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc và liều lượng dùng khi cần hạ huyết áp nhanh chóng”.
2. Một số cách hạ huyết áp tự nhiên trong 10 phút
Nếu việc cao huyết áp không ở trong tình thế quá nguy cấp, ngoài việc dùng thuốc đã được chỉ định, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cách hạ huyết áp dưới đây:
2.1. Ngâm chân với nước nóng
Bạn có thể ngâm chân trong chậu nước nóng (nước càng nóng càng có tác dụng tốt, tuy nhiên không nên quá nóng để tránh tình trạng bỏng). Việc ngâm chân trong nước nóng sẽ giúp đầu và cổ mát hơn so với nhiệt độ ở phần chân; đồng thời giúp ngăn tình trạng m.áu đi lên não.
Khi ngâm chân khoảng 10 phút trong nước nóng, m.áu từ não sẽ chảy về phía bàn chân của bạn và huyết áp lúc này sẽ trở về bình thường.
Khi ngâm chân khoảng 10 phút trong nước nóng, m.áu từ não sẽ chảy về phía bàn chân của bạn – Ảnh: medicalnewstoday
2.2. Uống 1-2 ly nước lọc
Có một số trường hợp, huyết áp tăng cao có thể do bị mất nước. Tình trạng mất nước khiến thể tích m.áu trong cơ thể giảm đi và sức cản ngoại biên tăng lên. Do đó, khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện của cao huyết áp, hãy lập tức uống 1-2 ly nước lọc. Điều này có thể giúp cơ thể phục hồi lượng m.áu và giúp hạ huyết áp.
2.3. Day bấm huyệt GB 20 (huyệt phong trì)
Huyệt GB 20 (hay còn gọi là huyệt phong trì) là một trong những huyệt đạo giúp hạ huyết áp một cách vô cùng hiệu quả. Vị trí huyệt phong trì ở phía sau tai, nằm giữa cổ và đáy sọ. Việc của bạn là dùng tay massage nhẹ nhàng rồi ấn cả hai tay vào hai huyệt hai bên. Giữ nguyên tay ấn huyệt trong vòng 2 phút, cơn đau đầu sẽ thuyên giảm sau đó.
Động tác kiễng chân rất đơn giản, chỉ cần kiên trì kiễng chân 3 phút mỗi ngày, cơ thể nhận 4 lợi ích này
Theo các chuyên gia Đông y, động tác kiễng chân rất đơn giản này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả nam và nữ đều nên tập thường xuyên.
Tất cả các bệnh bắt đầu từ lạnh, và lạnh phát triển từ bàn chân. Từ xa xưa, bàn chân là bộ phận quan trọng để chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh tật, bàn chân là nơi xa tim nhất, khí huyết lưu thông không thông suốt. Thêm vào đó, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, và bàn chân thường lạnh và cứng. Kiên trì thực hiện động tác kiễng chân mỗi ngày sẽ giúp chân và cơ thể khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Động tác kiễng gót chân không lạ với bất kỳ ai, nhưng khi tập luyện đều đặn lại trở thành một phương pháp dưỡng sinh vô cùng tốt. Mỗi ngày chỉ cần vài phút đồng hồ, giúp bạn có thể dưỡng thận, dưỡng khí huyết.
Theo Đông y, vùng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, mỗi huyệt vị lại liên quan đến các hoạt động khác nhau trong cơ thể. Thông qua việc kích thích các huyệt vị này có thể khiến khí huyết lưu thông, vừa phòng bệnh, vừa trị bệnh.
Tác dụng của việc kiễng chân mỗi ngày
1. Dưỡng thận khí: Trung y cho rằng mặt trong của bàn chân là nơi giao nhau của kinh mạch thận, kinh mạch gan và kinh mạch lá lách, bằng cách thường xuyên kiễng chân có thể bảo vệ các kinh mạch. Sau t.uổi 30, thận sẽ ngày càng yếu đi và sẽ không đủ dương khí, dẫn đến các hiện tượng như phù nề vùng thân dưới, cơ thể sẽ cảm giác bị lạnh và hay bị sợ lạnh. Lúc này, việc đứng nhón chân thường xuyên có thể bổ sung dương khí cho thận.
2. Giảm đau thắt lưng: Do kiễng chân run lên có thể kích thích khai thông kinh mạch bàng quang, thúc đẩy kinh mạch thông suốt, có thể giảm đau và ngăn ngừa chứng đau thắt lưng, khí huyết kém lưu thông.
Ảnh minh họa
3. Bảo vệ tim: Ở trạng thái kiễng chân sẽ thúc đẩy sự co và bóp của cơ bắp chân, sau đó thúc đẩy quá trình đưa m.áu trở lại tim, tim được bảo vệ hiệu quả, có thể thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh hơn.
4. Cơ bắp khỏe mạnh: Các cơ của cơ thể con người cần được vận động thường xuyên để tránh bị teo, nếu cơ chân phát triển thì có thể cải thiện và đảm bảo chức năng thăng bằng của cơ thể khi đứng, đồng thời có thể nâng cao khả năng chịu đựng khi đi, đứng, chạy và nhảy. Bài tập kiễng chân sẽ giúp tăng cường cơ bắp của chân.
Phương pháp tập luyện kiễng gót chân cụ thể:
1. Đứng kiễng gót chân
Giữ cơ thể đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai và hít thở sâu : Từ từ kiễng gót chân hết cơ giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây, sau đó hạ từ từ gót chân chạm đất, lặp lại động tác từ 5 – 10 lần mỗi nhịp. Ngày tập từ 2 – 3 lần có thể là sáng sớm, cuối chiều hoặc trước khi đi ngủ.
2. Đi kiễng chân
Mỗi lần đi từ 30 đến 50 bước, nghỉ ngơi một lúc, sau đó lặp lại vài lần nữa tùy theo thể trạng của bạn, với tốc độ vừa phải, thoải mái.
3. Ngồi kiễng chân
Ngồi trên một chiếc ghễ, giữ cho đầu gối và đùi ngang với nhau, có thể đặt hai chai nước suối hoặc một vật nặng trên đùi để tập tạ, mỗi lần kiễng chân 30-50 lần, có thể tự điều chỉnh tốc độ.
Lời khuyên về sức khỏe: Thường xuyên ngâm chân
Ảnh minh họa
Tuy kiễng chân tốt nhưng kết hợp với ngâm chân cũng là cách tốt để bảo vệ đôi chân của bạn. Vừa đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu, giảm mệt mỏi vừa có thể nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Ngâm chân có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Khi ngâm chân, bạn có thể cho một ít đá cuội vào, cũng có thể chà xát lòng bàn chân. Ngoài ra, đối với một số chị em sợ lạnh, mùa đông tuần hoàn m.áu chân không được thông suốt thì việc ngâm chân có thể cải thiện tình trạng tay chân lạnh hiệu quả.
Hơn nữa, lòng bàn chân tập trung rất nhiều huyệt đạo, kinh mạch và khu phản chiếu, nếu thường xuyên ngâm chân có thể giải tỏa căng thẳng, giúp toàn thân khỏe mạnh. Kiến nghị ngâm chân trong nước nóng khoảng 40 độ C trong 20 phút có thể giảm đau đầu hiệu quả, do mạch m.áu ở bàn chân giãn nở dưới sức nóng, m.áu c.hảy về chi dưới, xung huyết não thuyên giảm, giảm triệu chứng đau đầu.