Người đàn ông 54 t.uổi, trú tại Yên Bình, Yên Bái đang sử dụng máy cày để cày ruộng thì bất ngờ lưỡi cày văng ra và găm thẳng vào cẳng chân.
Bệnh nhân vào viện với lưỡi cày găm vào cẳng chân (Ảnh: BVCC).
Sau tai nạn, người nhà đã đưa bệnh nhân tới Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) để cấp cứu.
Ghi nhận tại bệnh viện: Bệnh nhân tỉnh, kích thích vật vã, đau, chảy nhiểu m.áu cẳng chân phải, vị trí 1/2 giữa cẳng chân phải có lưỡi cày găm vào. Vận động cổ bàn chân hạn chế, mất mạch chày trước chân phải.
Bệnh nhân đã được trấn an tinh thần, dùng giảm đau mạnh, chống sốc băng vết thương, cố định chân và làm các cận lâm sàng cần thiết chuẩn bị mổ cấp cứu.
Thời gian qua, bệnh viện đã gặp và điều trị cho nhiều trường hợp do thiếu bảo hộ lao động mà gây ra hậu quả khôn lường.
Qua đây, các bác sĩ một lần nữa khuyến cáo: Những người lao động hãy sử dụng các các trang thiết bị bảo hộ lao động như mũ, kính, quần áo bảo hộ, giày… khi làm việc để tránh xảy ra các tai nạn lao động không mong muốn như trên.
Những trường hợp không may bị tai nạn lao động, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và được cấp cứu kịp thời.
Người đàn ông bị máy bóc gỗ lột toàn bộ da cẳng tay
Tai nạn trong quá trình làm việc, người đàn ông 46 t.uổi bị máy bóc gỗ cuốn vào khiến toàn bộ da vùng cẳng tay phải bị lột.
Trước đó, vào khoảng 7h ngày 26/10, 1 nam bệnh nhân được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu với tay phải cuốn chặt bằng khăn vải thấm đẫm m.áu. Nguyên nhân xác định do tai nạn máy bóc gỗ: lóc toàn bộ da vùng cẳng bàn tay phải, lộ gân, xương, chảy nhiều m.áu, đau nhiều.
Ngay lập tức, bệnh nhân được giảm đau, chống sốc, cầm m.áu và tiến hành thủ tục mổ cấp cứu. Đến sáng 27/10, hậu phẫu bệnh nhân ổn định và chuyển về điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình.
Hiện tại, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi chăm sóc tại bệnh viện. Bệnh nhân phải trải qua ít nhất 1 lần phẫu thuật nữa và mất thời gian dài để bàn tay phải hồi phục.
Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thường xuyên tiếp nhận và khuyến cáo về các ca tai nạn lao động liên quan tới các loại máy móc nhưng những vụ tai nạn đáng tiếc vẫn xảy ra tương tự.
Một lần nữa, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi tham gia lao động sản xuất phải có bảo hộ. Phải có quy trình vận hành máy móc, kế hoạch kiểm tra – bảo dưỡng định kỳ. Tập trung tư tưởng khi đang thao tác trực tiếp với máy móc.